tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-08-2016

  • Cập nhật : 13/08/2016

Úc dừng bán lưới điện cho Trung Quốc vì lo an ninh

Chính quyền Úc tuyên bố không bán mạng lưới điện lớn nhất trị giá 7,7 tỉ USD cho hai nhà thầu Trung Quốc và Hong Kong vì những lo ngại an ninh.

ausgrid hien la mang luoi dien lon nhat tai uc - anh: reuters

Ausgrid hiện là mạng lưới điện lớn nhất tại Úc - Ảnh: Reuters

Theo Reuters, ngày 11-8, Bộ trưởng Bộ Tài chính Úc Scott Morrison cho biết đã từ chối bán lưới điện Ausgrid lớn nhất của Úc cho các nhà thầu châu Á gồm Tập đoàn State Grid của Trung Quốc và Tập đoàn Cheung Kong Infrastructure (CKI) của Hong Kong vì những nguy cơ tiềm ẩn đối với an ninh và lợi ích quốc gia.

Tập đoàn phân phối điện State Grid của Trung Quốc chưa có bình luận gì sau thông tin này. Trong khi đó, doanh nghiệp CKI của tỉ phú Hong Kong Li Ka-Shing cho biết quyết định này của chính quyền Úc không liên quan gì tới CKI.

Quyết định của chính quyền liên bang Úc cho thấy sự thay đổi trong không khí chính trị tại Úc kể từ khi một nhóm các thượng nghị sĩ mang tư tưởng bảo hộ ngành công nghiệp trong nước đắc cử ở cuộc bầu cử tháng trước.

Quyết định này cũng đặt ra những thông số mới cho mối quan hệ giữa Úc và đối tác xuất khẩu lớn nhất của họ sau khi thỏa thuận tự do thương mại trị giá 100 tỉ đôla Úc (77 tỉ USD) giữa Úc và Trung Quốc có hiệu lực được tám tháng.

Giáo sư Hans Hendrischke, chuyên về thương mại Trung Quốc tại khoa kinh doanh của Đại học Sydney, nhận định: "Nếu anh đặt đối tác thương mại lớn nhất của mình vào diện "nguy cơ an ninh", điều đó có thể bắt đầu gây ảnh hưởng lên không khí bao trùm và sẽ tác động tới sự tham gia của Trung Quốc trong các lĩnh vực khác".

Gần đây nhất Anh cũng đã trì hoãn vào phút chót việc ký duyệt dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Hinkley Point trị giá 24 tỉ USD. Động thái ngay lập tức khiến nhà cầm quyền Trung Quốc bực bội và có phản ứng mang tính "đe dọa" với Anh nếu chính phủ nước này cố tình dừng hẳn luôn dự án rất lớn đó.(TT)


Sau tất cả, London vẫn sẽ giữ được vị thế là trung tâm tài chính thế giới

 

"Nước Anh sẽ tốt hơn khi ở bên ngoài EU, nhưng đó sẽ là một câu chuyện dài. Brexit có thể là một chuyến du hành thú vị đối với cả hai bên – Anh và EU”. 

1,50 USD đổi 1 bảng có lẽ sẽ chỉ là những hồi ức xa xôi đối với đồng tiền lâu đời nhất thế giới này. Cũng không thể phủ nhận bảng Anh đã hồi phục đáng kể từ sau sự kiện Brexit, nhưng để trở lại thời hoàng kim như xưa vẫn còn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Đồng bảng yếu sẽ hỗ trợ tăng trưởng đồng thời khôi phục lại trạng thái cân bằng nền kinh tế. Trong khi đó, nước Anh vừa có thể tiến hành đàm phán một thỏa thuận ra đi với liên minh châu Âu giúp Anh duy trì những lợi thế cạnh tranh của mình. Stephen Jen – giám đốc điều hành công ty đầu tư Eurizon SLJ Capital nhận định. Đồng bảng có thể phải mất vài năm để lấy lại mức tỷ giá tiền Brexit.

“Chúng tôi vẫn sẽ không thể rời mắt khỏi sự kiện này”. Jen cho biết. Ông là chiến binh kỳ cựu trên thị trường ngoại hối 20 năm nay. “Nước Anh sẽ tốt hơn khi ở bên ngoài EU, nhưng đó sẽ là một câu chuyện dài. Brexit có thể là một chuyến du hành thú vị đối với cả hai bên – Anh và EU”.

Jen giữ trạng thái trường bảng anh – hiện đang được giao dịch với giá gần 1,31 USD/bảng, đồng thời đặt niềm tin vào khả năng London sẽ duy trì được vai trò là trung tâm tài chính của khu vực và thế giới. Hầu hết các nhà kinh tế được Bloomberg khảo sát đều rất lạc quan cho rằng bảng Anh sẽ tăng lên 1,33 USD/bảng vào cuối năm 2017 và 1,42 USD vào năm 2018.

Trong khi đó, không một ai cho rằng bảng Anh sẽ ở dưới mốc 1,50 USD/bảng vào cuối năm sau. Cả 4 định chế tài chính lớn là Barclays Plc, ING Financial Markets, Prestige Economics LLC và BNP Paribas SA đều cho rằng bảng Anh sẽ đạt mốc 1,59 USD đổi 1 bảng vào năm 2018.

Thủ tướng Anh Theresa May sẽ phải đối mặt với một loạt các yêu cầu từ Liên minh châu Âu trong vòng đàm phán về mối quan hệ trong tương lai của Anh với khối kinh tế này.

Ông Jen cũng cho biết, mặc dù sự ra đi của nước Anh khiến London không còn chính thức nắm vai trò trung tâm tài chính của khu vực, tuy nhiên chính bởi luật pháp, sự minh bạch, ngôn ngữ cũng như tính linh hoạt của thị trường lao động đã giúp London duy trì vị thế của mình.

“Làm sao để Paris có thể trở thành một trung tâm tài chính của khu vực khi mà ngay cả đến việc sa thải bất kỳ ai ở đây cũng không thể làm được? “Jen nói.

Jen năm nay 50 tuổi, trước đây ông làm việc cho IMF một thời gian và từng biết đến với thuyết “Dollar cười” đã dự đoán đồng USD tăng ngay cả khi nền kinh tế Mỹ đang giảm sâu hay tăng trưởng mạnh.

Trong tháng vừa qua, đồng bảng vừa chứng kiến chuỗi giảm lâu nhất kể từ tháng 5, sau khi Ngân hàng Anh cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2009 – vượt trên mong đợi của thị trường về một biện pháp nới lỏng định lượng trong gói kích thích hậu Brexit.( Trí thức trẻ/Bloomberg)


Bà Hillary Clinton cứng rắn với Trung Quốc, phản đối TPP

 ung cu vien tong thong my cua dang dan chu hillary clinton. (nguon: epa/ttxvn) 

 Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ Hillary Clinton. (Nguồn: EPA/TTXVN) 

Ngày 11/8, ứng cử viên Tổng thống Mỹ của Đảng Dân chủ Hillary Clinton tuyên bố sẽ bảo vệ lợi ích của nước Mỹ trước Trung Quốc, đồng thời bày tỏ không ủng hộ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Phát biểu tại thành phố Warren ở bang Michigan, bà Clinton cho biết việc bảo vệ lợi ích của Mỹ không đòi hỏi người Mỹ phải "tự tách mình với thế giới," nhưng nhấn mạnh rằng bà sẽ phản đối các thỏa thuận thương mại làm suy yếu vị thế của nước Mỹ.

Bà chỉ rõ: "Thông điệp của tôi gửi đến mọi công nhân ở Michigan và khắp nước Mỹ là: Tôi sẽ chấm dứt bất kỳ thỏa thuận thương mại nào làm mất công ăn việc làm hay cắt giảm lương, trong đó có TPP. Hiện tôi phản đối thỏa thuận này và sẽ phản đối sau cuộc bầu cử và sẽ phản đối trên cương vị tổng thống."

Ngoài ra, bà Clinton cũng dành những lời lẽ cứng rắn khi đề cập đến Trung Quốc khi cho rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã "đánh lừa cả hệ thống" trong thời gian quá dài.

Bà nói: "Tôi sẽ đấu tranh với Trung Quốc và bất kỳ nước nào tìm cách giành lợi thế trước người lao động và các công ty của Mỹ."

Bà khẳng định khi các nước phá vỡ quy tắc, thì Mỹ sẽ "không ngần ngại áp đặt các hàng rào thuế quan".(Vietnam+)


Samsung phủ nhận cáo buộc che giấu tác hại của hóa chất

Tập đoàn điện tử Hàn Quốc Samsung đã bác bỏ cáo buộc cho rằng họ che giấu thông tin về việc hóa chất trong nhà máy gây ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân.

samsung kien quyet phan doi cao buoc che giau thong tin ve hoa chat doc hai trong nha may - anh: afp

Samsung kiên quyết phản đối cáo buộc che giấu thông tin về hóa chất độc hại trong nhà máy - Ảnh: AFP

Theo BBC, gia đình các công nhân cho biết có khoảng 200 trường hợp người lao động bị mắc các bệnh nặng, trong đó có ung thư vì làm việc trong các nhà máy của Samsung. Thông tin do điều tra của hãng tin AP công bố.

Hãng AP cho rằng Samsung đã che giấu thông tin về việc công nhân bị nhiễm bệnh do tiếp xúc với các hóa chất trong nhà máy với lý do đó là các bí mật thương mại.

Tuy nhiên phía tập đoàn điện tử Hàn Quốc khẳng định sự an toàn của người lao động luôn là "ưu tiên số một" của họ.

Một nhóm gia đình các công nhân cho biết đã có 76 người chết vì tiếp xúc với các hóa chất. Những người này cần có thông tin để được giải quyết yêu cầu bồi thường.

Họ cáo buộc tập đoàn Samsung đã vin vào lý do bảo vệ bí mật thương mại để che đậy thông tin về các hóa chất này với chính quyền Hàn Quốc. Tuy nhiên trong thông cáo của mình, Samsung phản đối gay gắt cáo buộc.

Theo luật Hàn Quốc, các công ty không bị bắt buộc tiết lộ những thông tin được cho là bí mật thương mại. Tuy nhiên các nhà máy buộc phải công khai việc các sản phẩm của họ có chứa chất độc hại hay không.

Các khoản bồi thường cho những tổn thất trong lĩnh vực công nghiệp, trong đó có bệnh ung thư, cũng đã được chi trả ở một số vụ việc.

Tuy nhiên nhóm các gia đình công nhân Hàn Quốc cho biết những yêu cầu bồi thường khác khó được thực hiện vì chính quyền Hàn Quốc yêu cầu phải có những thông tin cụ thể về các loại hóa chất đã gây ra bệnh tật hay tử vong ở người lao động.

Nếu không có những thông tin này, thường thì chính quyền sẽ bác bỏ các yêu cầu đòi bồi thường đó.

Vấn đề đặt ra trong sự việc này là không rõ Samsung có đang che giấu những thông tin mà những người lao động bị ốm, bệnh trong quá trình làm việc cho họ đang cần để làm chứng cứ đòi đền bù hay không.

Trong một vụ việc liên quan tới Samsung, từ 5 năm trước, trong phán quyết của tòa án Seoul, mặc dù cho rằng, nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh tật của hai công nhân làm việc cho Samsung "vẫn chưa rõ ràng", tuy nhiên "có thể hiểu rằng, ít nhất việc họ tiếp xúc với các hóa chất độc hại và phóng xạ trong quá trình làm việc là một điều kiện xúc tác gây ra bệnh".(Tuổi Trẻ)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục