Tết xong, thị trường bán lẻ VN sẽ về tay người Thái?
Hãy tưởng tượng, một Việt Nam không có hội nhập!
EU vạch kế hoạch thoát khỏi nguồn cung khí đốt của Nga
Chứng khoán HongKong rớt thảm sau kỳ nghỉ lễ
Sự khác biệt giữa tỷ phú và người thường
Tin kinh tế đọc nhanh tối 11-08-2016
- Cập nhật : 11/08/2016
Xuất khẩu gia cầm của châu Âu vào Việt Nam sẽ tăng mạnh
Dự báo mức tiêu thụ sản phẩm gia cầm tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng ở mức cao tới năm 2021 có thể tăng tới 37%. Trong cùng thời gian đó thì lượng gia cầm sản xuất nội địa cũng tăng 27% và mức nhập khẩu sẽ lên tới 49%”, thông tin này được đưa ra tại Hội thảo về thịt gia cầm chất lượng cao thuộc hệ chất lượng QAFP xuất xứ từ liên minh Châu Âu được tổ chức chiều ngày 9-8 tại TP HCM.
Số liệu từ Ủy ban châu Âu cho thấy, trong những năm gần đây tổng sản lượng và giá trị xuất khẩu thịt từ Liên Minh Châu Âu sang Việt Nam tăng liên tục. Năm 2013 giá trị xuất khẩu là 7,369 triệu euro, năm 2014 giá trị đó đã lên tới 15,7 triệu euro tăng 113,15 % và năm 2015 thì giá trị đã lên tới 23,3 triệu euro, tăng 48,22%.
.
Chia sẻ tại hội thảo ông Mariusz Boguszewski-Tùy viên kinh tế thuộc Đại sứ quán Cộng hòa Ba Lan tại Hà Nội cho biết, hiện nay xuất khẩu của các sản phẩm có nguồn gốc động vật từ Ba Lan sang Việt Nam bằng 12% toàn bộ xuất khẩu thực phẩm của EU. Ngoài ra, theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê Ba Lan doanh thương mại song phương trong 4 tháng đầu năm 2016 (dữ liệu mới nhất) đạt 621 triệu USD, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2015. Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Ba Lan trong ASEAN. Ông Lukasz Dominiak- Tổng giám đốc KRD-IG cho biết , các sản phẩm gia cầm của Ba Lan cạnh tranh về giá nhưng vẫn đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn cao của Châu Âu đang tìm cơ hội vào Việt Nam nhiều hơn nữa. Các doanh nghiệp ở thị trường châu Âu cũng đang có 1 dự án để thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại xuất khẩu gia cầm của châu Âu (trong đó có Ba Lan) vào thị trường Việt Nam.
Theo các chuyên gia tại Hội thảo không chỉ Ba Lan mà các nước ở Châu Âu cũng đang nỗ lực tìm kiếm cơ hội xuất khẩu thịt gia cầm vào Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam với dân số hơn 90 triệu người được đánh giá là thị trường tiềm năng cho các sản phẩm thịt gia cầm đến từ Liên minh châu Âu. Hơn nữa, nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm của người Việt Nam cũng đang gia tăng mạnh mẽ. Theo thống kê từ năm 2002 đến 2012 tiêu thụ thịt gia cầm bình quân theo đầu người ở Việt Nam đã tăng 79%, từ 4,26 kg tăng lên 7,6 kg/người/năm. Ước tính một tuần có khoảng 1.000 tấn gia cầm được nhập khẩu vào Việt Nam và tiêu thụ gia cầm của cả nước trong năm 2016 sẽ tăng tới 845 ngàn tấn.
Với sự có mặt của các sản phẩm thịt gia cầm xuất khẩu theo quy trình đảm bảo chất lượng thực phẩm (QAFP) của Liên minh châu Âu, người tiêu dùng Việt Nam sẽ có cơ hội được sử dụng các sản phẩm chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn theo tiêu chuẩn châu Âu. Được biết, QAFP là một chương trình quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm được giới thiệu vào năm 2009 tại Liên minh châu Âu. QAFP quy định có sự giám sát chặt chẽ và nghiêm ngặt đối với mọi quá trình sản xuất thịt gia cầm từ sản xuất giống, lấy gia cầm non, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, vận chuyển tới nơi giết mổ, đóng gói….
Theo các chuyên gia tại hội thảo, những thị trường mục tiêu của chương trình Gia cầm Châu Âu - chất lượng là sức mạnh” do Hội Đồng Gia Cầm Quốc Gia - Phòng Kinh Tế thực hiện, mà trọng tâm là gia cầm chất lượng cao, sản xuất theo hệ chất lượng QAFP gồm các thị trường Việt Nam; Các nước Ả-Rập Thống Nhất; Trung Quốc và Hồng-Kong. Trong đó, Việt Nam được đánh giá là thị trường nhập khẩu tương lai của Liên Minh Châu Âu với tiềm năng tiêu thụ cao.(BĐT)
Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt gần 200 tỷ USD trong 7 tháng
Theo Hải quan Việt Nam, trong tháng 7/2016, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 29,3 tỷ USD, giảm 0,6% so với tháng 6/2016.
Trong đó, tổng giá trị xuất khẩu ước đạt 14,7 tỷ USD, giảm 0,2% và tổng giá trị nhập khẩu ước đạt 14,6 tỷ USD, giảm 1%. Với kết quả ước tính trên, trong 7 tháng/2016, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam dự kiến đạt 191,87 tỷ USD, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2015. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính thặng dư 100 triệu USD.
Tổng cục Hải quan cho biết, số thu ngân sách từ ngày 01-26/7/2016 đạt 17.950 tỷ đồng. Lũy kế từ 1/1/2016- 26/7/2016 đạt 146.820 tỷ đồng, bằng 54,4% dự toán năm 2016, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2015. Ước thu 7 tháng/2016 đạt 149.870 tỷ đồng, bằng 55,5% dự toán, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2015.
Nguyên nhân làm số thu dự kiến tăng khoảng 1,2% so với cùng kỳ năm trước theo Tổng cục Hải quan do tháng 7/2016 kim ngạch nhập khẩu của một phần lớn mặt hàng có số thu lớn có xu hướng giảm cả về lượng và giá trị so với tháng trước (ô tô nguyên chiếc các loại giảm 22,3% về trị giá; xăng dầu các loại giảm 9,2% về lượng, giảm 14% về trị giá; sắt thép các loại giảm 18,5% về lượng, giảm 11,3% về trị giá…).
Trong khi một số ít mặt hàng nhập khẩu khác có xu hướng tăng (xe máy và linh kiện, phụ tùng tăng 17,6% về trị giá; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 14,3% về trị giá…).
Số thu hồi và xử lý nợ thuế của các tờ khai phát sinh trước ngày 31/12/2015 đạt hơn 258 tỷ đồng, tương đương 58,2% số nợ có khả năng thu tính đến thời điểm 31/12/2015.
Qua công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, tính từ 16/6/2015 đến 15/7/2015, toàn ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ tổng số 1.313 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 13,411 tỷ đồng; số thu ngân sách đạt 14,888 tỷ đồng.(DNVN)
6 tháng đầu năm 2016: Xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ tăng trưởng chậm
6 tháng đầu năm 2016, tổng giá trị XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ (NTHMV) của cả nước đạt 40,86 triệu USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2015. EU, Mỹ, Nhật Bản là 3 thị trường NK chính MTHMV chiếm 85% tổng giá trị XK.
Mỹ, Nhật Bản là 3 thị trường NK chính MTHMV chiếm 85% tổng giá trị XK.
EU là thị trường NK NTHMV lớn nhất của Việt Nam, chiếm 64% tỷ trọng. 6 tháng đầu năm 2016, tổng giá trị XK NTHMT sang EU đạt 26,06 triệu USD, giảm 4,2% so với cùng kỳ năm 2015. Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Italy vẫn duy trì là 3 nước NK NTHMV lớn nhất trong khối EU.
Thị trường NTHMV Châu Âu gồm rất nhiều mặt hàng như vẹm, hàu, sò điệp và nghêu. Châu Âu hầu như cung cấp NTHMV cho các nước ngoài Châu Âu. Pháp, Bỉ và Hà Lan là những thị trường NK lớn nhất về sò điệp cũng như cung cấp nhiều mặt hàng NTHMV mới.
NK nghêu chế biến năm 2015 của EU giảm giá trị nhưng lại tăng khối lượng. Giá trung bình NK nghêu chế biến của EU năm 2015 đạt 3,34 USD/kg, giảm so với mức 4,81 USD/kg của năm 2014.
EU có xu hướng gia tăng NK nghêu chế biến từ các DN Việt Nam. Năm 2015, Việt Nam cũng là nước đứng đầu XK nghêu chế biến sang EU. Tiêu thụ NTHMV tại Châu Âu đạt cao nhất ở Nam Âu như Tây Ban Nha, Pháp, Bồ Đào Nha, Ý và Hy Lạp.
6 tháng đầu năm 2016, XK NTHMV sang Nhật Bản đạt 4,22 triệu USD, giảm 12,4% so với cùng kỳ năm 2015. Nhật Bản hiện là thị trường NK lớn thứ 3 của Việt Nam, chiếm 10,3% tỷ trọng, giảm so với mức 12% tỷ trọng của cùng kỳ năm 2015. Hiện nay, DN Trung Quốc vẫn đang chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản và chiếm tỷ trọng từ 43-65% tổng giá trị NK của Nhật Bản, Ngoài ra, DN Việt Nam còn phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ khác như: Chile, Thái Lan, New Zealand.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, XK NTHMV sang Mỹ đạt 4,67 triệu USD, tăng 78,3% so với cùng kỳ năm trước. Với mức tăng trưởng mạnh trong nhiều tháng, Mỹ hiện đã soán vị trí thứ 2 về NK NTHMV của Nhật Bản.
Mỹ có xu hướng gia tăng NK mặt hàng nghêu từ Việt Nam trong khi lại giảm NK ở các nhà cung cấp lớn như Trung Quốc, Chile... Từ đầu năm đến nay, Mỹ NK nghêu từ 18 nước trên thế giới.
XK NTHMV sang thị trường Asean cũng giảm mạnh.Trong nửa đầu năm nay, XK NTHMV sang Asean đạt giá trị 1,79 triệu USD, giảm 22,7% so với cùng kỳ năm 2015. Singapore là nước NK NTHMV nhiều nhất trong khối này. XK NTHMV sang thị trường Asean giảm trong 3 tháng trở lại đây và có thể sẽ tiếp tục giảm trong các tháng tới. Theo một số DN, nguyên nhân sụt giảm XK tại các nước trong khối Asean có thể là do nguồn cung nguyên liệu trong nước không nhiều nên các DN chú trọng đưa hàng XK sang các thị trường có giá XK tốt hơn.(Vasep)
Quỹ từ thiện 40 tỷ USD của Bill Gates đầu tư lớn vào Việt Nam
Đến nay Bill Gates đã rót 88 triệu USD vào một quỹ chuyên đầu tư doanh nghiệp tại Việt Nam.
Bill & Melinda Gates Foundation Trust được sáng lập bởi tỷ phú Bill Gates vừa cho biết đã rót thêm 12 triệu USD vào Vietnam Enterprise Investment Ltd (VEIL), nâng tỷ lệ sở hữu 11,34% chứng chỉ quỹ này (tương đương 88 triệu USD).
Những năm gần đây quỹ của tỷ phú tiên tục rót vốn, tăng sở hữu tại VEIL - quỹ đầu tư thuộc quản lý của Dragon Capital. Điều này cho thấy sự hấp dẫn của chứng khoán và triển vọng của doanh nghiệp Việt.
Thành lập năm 1995, VEIL là quỹ đầu tư có lịch sử lâu đời và lớn nhất Việt Nam hiện nay với tổng tài sản 900 triệu USD. Tháng 7/2016, VEIL được niêm yết trên sàn chứng khoán London (Anh). Sau khi niêm yết, VEIL đã trở thành kênh hút vốn ngoại lớn cho giới doanh nghiệp Việt.
Hiện VEIL đang đầu tư và nắm cổ phần tại các doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam như: Vinamilk (19,9%), MBBank (5,98%), Tập đoàn FPT (5,65%), và 4,97% tại Tổng công ty Khí Việt Nam, 4,51% Vietcombank, 3,38% Thế giới Di động… Giá trị thị trường khoản đầu tư của VEIL tại Việt Nam lên tới vài tỷ USD.
Bill & Melinda Gates Foundation là một quỹ từ thiện lớn nhất thế giới được thành lập năm 2000 do vợ chồng Bill Gates quản lý. Ban đầu, quỹ được lập ra nhằm nâng cao chăm sóc y tế, giảm đói nghèo trên toàn cầu, hỗ trợ tiếp cận công nghệ thông tin tiên tiến tại Mỹ.
Nguồn tài chính của quỹ chủ yếu đến từ quỹ tín thác Bill & Melinda Gates Foundation Trust - là tài sản của vợ chồng tỷ phú Bill Gates. Ngoài ra, quỹ còn ghi nhận đóng góp lớn của Warrent Buffett. Tính đến cuối năm 2015, giá trị cổ phiếu đóng góp của ông lên tới 17 tỷ USD. Tổng tài sản của quỹ hiện là 39,5 tỷ USD.
Danh mục đầu tư của quỹ chủ yếu là cổ phiếu Berkshire Hathaway của Warren Buffett và trái phiếu Chính phủ Mỹ. Hiện Bill & Melinda Gates Foundation Trust đã rót 4,7 tỷ USD để thực hiện các hoạt động từ thiện. Ngoài ra, quỹ còn đầu tư khá lớn vào ngành hàng tiêu dùng và công nghiệp.
Theo Forbes, tính đến 9/8, Bill Gates vẫn là người giàu nhất thế giới với tổng tài sản hơn 78 tỷ USD. Chủ tịch và người sáng lập ra tập đoàn Microsoft trong những năm qua luôn thực hiện chiến lược đầu tư "bỏ trứng vào nhiều rổ". Hiện ông nắm 18% cổ phần của Microsoft, có công ty quản lý quỹ Cascade Investment và quỹ tín thác Bill & Melinda Gates Foundation Trust đầu tư vào rất nhiều cổ phiếu, quỹ trên toàn cầu.