Tôm sú VN đang cạnh tranh tốt trên thị trường Mỹ
Thị trường đang quá tập trung vào FED
Cái "bắt tay" giữa Vingroup và Tân Hoàng Minh
Bớt đầu cơ, tiêu thụ thép giảm hẳn
Trung Quốc: Giá quặng sắt, thép rơi tự do
![](http://kinhte.jcapt.com/img1/store/locvang-3010242.jpg)
Nóng cuộc đua giành thị phần bán lẻ
Phát hiện lượng lớn thực phẩm chức năng nghi hàng Trung Quốc giả hàng Mỹ
Vì sao đội tàu du lịch tiền tỷ Hà Nội đắp chiếu?
Đội tàu du lịch duy nhất trên sông Hồng của Hà Nội bị đình chỉ chưa biết đến khi nào vì không có nơi đón khách (ảnh chụp năm 2013, thời điểm đội tàu đang hoạt động).
Đắp chiếu hoặc chạy chui
Cách đây không lâu, lực lượng liên ngành cảng vụ, thanh tra, cảnh sát đường thủy Hà Nội đã lập biên bản vi phạm và đình chỉ hoạt động đối với 3 tàu du lịch chuyên chạy tuyến sông Hồng, Đuống của Xí nghiệp Đầu tư và phát triển du lịch sông Hồng. Lý do duy nhất là các phương tiện này neo đậu, đón trả khách trên sông Hồng tại vùng nước trước chùa Bồ Đề (phường Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội) vốn không phải là cảng, bến khách.
Có mặt tại buổi làm việc, PV rất ngạc nhiên bởi đại diện của đơn vị trên “xung phong” nộp phạt vi phạm hành chính vì… không tránh được vi phạm. Tuy nhiên, họ cũng lại mong lực lượng thi hành công vụ xem xét điều kiện thực tế để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho phương tiện được hoạt động để đảm bảo việc làm cho người lao động. Bởi, doanh nghiệp không còn cách lựa chọn nào khác ngoài việc đắp chiếu phương tiện vô thời hạn hoặc liều chạy chui.
Ông Nguyễn Chí Thành, Giám đốc Xí nghiệp Đầu tư và phát triển du lịch sông Hồng nêu lý do: “Chúng tôi đã kinh doanh vận chuyển du lịch bằng phương tiện thủy trên sông Hồng, Đuống được 14 năm. Trước kia, xí nghiệp thuê bến phà Chương Dương cũ làm nơi phương tiện neo đậu, đón trả khách, nhưng từ năm 2014 đến nay do khu vực này bị bồi lấp cạn nên không được cấp phép nữa. Chúng tôi cũng đã tìm nơi neo đậu khác, nhưng dọc sông Hồng, Đuống qua Hà Nội chưa có bến, cảng thủy hành khách nào.
Trong khi để nạo vét bến Chương Dương ước tính cần đến vài trăm tỷ đồng, chúng tôi không đủ lực làm”, ông Thành nói và cho biết thêm, ba tàu du lịch trên chở được từ 40 - 150 khách, có giá trị 1-3 tỷ đồng, đáp ứng điều kiện về đăng kiểm, đăng ký, người lái và chỉ thiếu nơi đậu đỗ được cấp phép. Trung bình mỗi năm đội tàu này đón 8.000 - 10.000 lượt khách du lịch, trong đó khoảng 10% là du khách nước ngoài.
Về vấn đề trên, Trưởng đại diện Cảng vụ ĐTNĐ khu vực II tại Hà Nội Phạm Thắng cho biết, doanh nghiệp trên đã vài lần bị xử phạt hành chính vì neo đậu, đón trả khách không đúng nơi quy định. “Dù đây là đội tàu du lịch sông Hồng duy nhất của Hà Nội và doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi tàu bị đình chỉ hoạt động, nhưng vì sự an toàn của du khách nên cảng vụ không thể “lờ” đi. cảng vụ cũng chỉ có thể hướng dẫn doanh nghiệp kiến nghị chính quyền thành phố có cơ chế hỗ trợ đầu tư”, ông Thắng nói.
Tàu nơi khác cũng “đỏ mắt” tìm bến đỗ
Theo tìm hiểu của PV, không chỉ tàu du lịch của Hà Nội không có bến khách để neo đậu mà ngay cả các tàu du lịch từ nơi khác đưa đến sông Hồng cũng “đỏ mắt” tìm nơi đậu đỗ, đưa khách lên bờ, dù chỉ là nơi đậu đỗ tạm. Từ khoảng tháng 7/2015, tàu SG-6320 của Công ty CP Du lịch và thương mại trải nghiệm châu Á được phép chở khách (chủ yếu người nước ngoài) từ Quảng Ninh về sông Hồng, Hà Nội, nhưng không tìm được bến neo đậu nên hủy một số chuyến.
Mãi đến tháng 2 vừa qua, tàu mới đi chuyến đầu tiên đến Hà Nội và chọn phương án ban đầu đỗ tại một bến khách ngang sông trên sông Hồng thuộc địa bàn huyện Thường Tín. Nhưng vì xa nội thành nên sau đó đỗ tạm gần một bến ngang sông thuộc huyện Thanh Trì và dùng phương tiện khác chuyển tải khách vào bờ. Điều này khiến tiềm năng du lịch, vận tải khách bằng đường thủy của Hà Nội thua xa các địa phương khác nhất là TP.HCM, Đà Nẵng…
Khó khăn của doanh nghiệp chắc sẽ khó có lời giải, bởi theo bà Nguyễn Thị Minh Tú, Trưởng phòng Quản lý Giao thông đô thị (Sở GTVT Hà Nội), bất cập của Hà Nội hiện nay là chưa có cảng, bến khách trên sông Hồng đủ điều kiện để phục vụ phương tiện du lịch. Trong khi trước đây, Hà Nội từng có bến phà Chương Dương cũ nhưng nay không còn sử dụng được và cũng vướng mặt bằng, hay một bến khác được xây dựng tại Bát Tràng song lại làm theo kiểu bến nghiêng (thay vì phẳng) nên cũng không sử dụng được.
“Cơ quan quản lý cũng muốn năm 2016 này có văn bản đề xuất thành phố đầu tư bến khách trên sông Hồng để thay thế các bến trước kia. Thế nhưng cũng khó khăn về vốn, vì chỉ tính phương án sửa lại bến ở Bát Tràng cũng mất tới 30 tỷ đồng”, bà Tú nói.(GTVT)
Tổng tài sản toàn hệ thống ngân hàng tăng trở lại
Ông chủ mới của Big C đang có những gì tại Việt Nam?
Việc mua lại Big C Việt Nam sẽ giúp Central Group hoàn thiện hơn hệ thống phân phối tại thị trường này. Ảnh: Bloomberg.
Ngành hàng thời trang
Lĩnh vực thời trang của Central Group Việt Nam hiện sở hữu gần 60 trung tâm mua sắm và cửa hàng. 4 trung tâm mua sắm lớn của Tập đoàn là Robin và Mark & Spencer tại Hà Nội, TP HCM hướng tới người tiêu dùng là giới trẻ với nhu cầu sống đa dạng. Những mặt hàng chính tại đây bao gồm thời trang cho mọi đối tượng cùng đồ gia dụng, mỹ phẩm, nước hoa, túi xách... Các trung tâm này tập trung nhiều nhãn hiệu cao cấp đến từ các nước trên thế giới, trong đó hàng Thái Lan chiếm số lượng lớn.
Bên cạnh đó, Tập đoàn còn có 27 cửa hàng thể thao (SuperSports, Crocs, New Balance, Speedo) và 30 cửa hàng thời trang với nhiều thương hiệu châu Á, châu Âu.
Ngành điện máy, thương mại điện tử
Đầu năm 2015, Central Group công bố việc mua lại 49% cổ phần của Công ty Đầu tư phát triển công nghệ và giải pháp mới NKT (NKT) - đơn vị sở hữu Công ty Thương mại Nguyễn Kim. Tuy giá trị giao dịch không được tiết lộ nhưng sau thương vụ này, Central chính thức tham gia vào lĩnh vực điện máy và thương mại điện tử là 2 hoạt động chính của công ty này.
Nguyễn Kim được thành lập năm 2001, hiện có 22 siêu thị điện máy và là một trong những nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Trong năm tài chính kết thúc 31/3/2014, công ty đạt doanh số bán hàng hơn 8.400 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 352 tỷ đồng.
Sau khi Central Group mua số cổ phần nói trên, Nguyễn Kim đặt mục tiêu có hơn 50 cửa hàng trên toàn quốc vào năm 2019. Nhiều chuyên gia nhận định, sự kết hợp giữa 2 nhà bán lẻ nói trên sẽ là đối thủ đáng gờm với các nhà bán lẻ ngành điện máy trong nước.
Siêu thị bán lẻ ở vùng nông thôn
Bên cạnh những dự án và thương vụ đã công bố, gần đây Central Group cho biết từ cuối năm ngoái mới chào đón thêm đối tác chiến lược mới là Công ty Lan Chi. Đây là đơn vị bán lẻ tập trung vào một thị trường chưa được khai thác, nhằm mục đích phục vụ người dân khu vực nông thôn miền Bắc Việt Nam.
Công ty Lan Chi được thành lập năm 1995, khởi đầu là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, thực hiện phân phối hàng tiêu dùng tại địa bàn phía Tây Hà Nội. Sau gần 20 năm, hiện đơn vị này trở thành nhà phân phối có hệ thống mạng lưới phân phối khá quy mô, chuyên nghiệp ở miền Bắc. Lan Chi hiện có một kênh phân phối hàng tiêu dùng nhanh và 13 siêu thị ở các vùng ngoại thành.
Ngoài hệ thống rộng lớn trong lĩnh vực bán lẻ, hiện Central Group Việt Nam còn có Tập đoàn quản lý khách sạn nghỉ dưỡng Centara với Khu nghỉ dưỡng cao cấp Centara Sandy Beach Resort Đà Nẵng có 118 phòng.
Có thể nói, với thương vụ mua lại Big C Việt Nam, hệ thống phân phối của Central Group đã phát triển rộng khắp từ thành thị tới nông thôn, từ ngành thời trang, tiêu dùng cho tới điện máy...
Với thương vụ này, nhiều chuyên gia cũng lo ngại việc hàng Thái tràn ngập các siêu thị trong hệ thống, cùng với đó, hàng Việt cũng mất dần cơ hội và có thể thua ngay trên sân nhà. Tuy nhiên, trao đổi với PV, đại diện Central Group cam kết sẽ hợp tác cùng các đối tác trong nước và kết hợp với tất cả các bên liên quan tại địa phương.
"Thương vụ Big C tiếp tục được xây dựng trên cam kết của chúng tôi trong việc duy trì mối quan hệ mật thiết với các nhà cung ứng, nông dân Việt Nam, khách hàng, nhân viên.... Chúng tôi đặc biệt chú trọng việc sử dụng nguồn cung ứng sản phẩm có nguồn gốc nội địa tại hệ thống siêu thị", đại diện Central Group cho hay.
Tôm sú VN đang cạnh tranh tốt trên thị trường Mỹ
Thị trường đang quá tập trung vào FED
Cái "bắt tay" giữa Vingroup và Tân Hoàng Minh
Bớt đầu cơ, tiêu thụ thép giảm hẳn
Trung Quốc: Giá quặng sắt, thép rơi tự do
Những thị trường ngách triệu đô của ngành thực phẩm
Sẽ kiểm tra hoạt động chuyển giá tại Big C Việt Nam
Cửa ải kinh tế Đông Nam Á
Central Group bán hết cổ phần Big C Thái Lan để dồn sức vào Việt Nam
Bank of America đối mặt nhiều sức ép
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo: Có tên trong hồ sơ Panama là bình thường
Công ty quản lý sân bay Thổ Nhĩ Kỳ để mắt tới Việt Nam
Ông Nguyễn Duy Hưng giải thích việc có tên trong danh sách Panama
Phó TGĐ Samsung: 'Việt Nam đã thành bản doanh sản xuất smartphone số 1 thế giới'
Nên làm rõ vụ 189 cá nhân người Việt liên quan “Tài liệu Panama”
Xuất khẩu dệt may, da giày đã thu về 10,5 tỷ USD
Tôm Việt được mua với giá cao tại Mỹ
NT2 nghiên cứu sản xuất CO2 lỏng từ khí thải nhà máy Nhơn Trạch 2
Lọc dầu Dung Quất xin tự tính giá xăng dầu
Xu thế dỡ bỏ các đập trên sông khắp thế giới
Tài sản ngân hàng quốc doanh tiếp tục 'bốc hơi'
Apple dính đòn hiểm của công ty Trung Quốc: Đòn ngầm
Xuất nhập khẩu Trung Quốc nảy sinh thêm dấu hiệu đáng ngại
Thêm hai mặt hàng Việt bị kiện bán phá giá
'Face book' thành tên đồ ăn tại Trung Quốc
Nhiều doanh nghiệp kiện chính phủ Hàn Quốc vụ đóng KCN Kaesong
Tàu chở hàng ngàn tấn đâm nhau trên biển Hoa Đông
50% trẻ vị thành niên Mỹ ghiền điện thoại di động
Sau hơn 2.000 năm, Trung Quốc sắp bỏ độc quyền ngành muối
Trung Quốc và cuộc chiến quặng sắt
Ngành than được xuất khẩu trên 2 triệu tấn
Chuyển nhượng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: Chờ cụ thể hóa khoản hỗ trợ hàng trăm triệu USD
HSBC hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam, lạc quan với Sri Lanka
Lời hứa giảm lãi suất cho vay bị thách thức
Nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày có đơn hàng đến hết quý II
Việt Nam: mới chỉ có 17% wbesite chấp nhận thanh toán trực tuyến
Cảnh giác lạm phát nhảy số
SDN đầu tư 1.260 tỷ đồng vào bất động sản xanh
BIDV cam kết dành nguồn vốn 20.000 tỷ đồng tài trợ các dự án tại Lào Cai
Đột phá vào tư duy dịch vụ
Trung Quốc thu giữ hơn 10 tấn sứa giả làm từ chất đông đặc
Bán tháo cây thuốc quý cho Trung Quốc
Vì sao ngân hàng kém mặn mà với dự án nông nghiệp?
Siêu dự án trên sông Hồng: Làm lợi cho Trung Quốc?
Đại gia Thái đổ bộ: Món hời mang tên giấy phép
Xuất khẩu dệt may đạt gần 7 tỷ USD sau 4 tháng
Các ngân hàng khao khát nới room để thu hút vốn từ cổ đông ngoại
Doanh nghiệp kiến nghị thay đổi cách quản lý xuất khẩu gạo
Trung Quốc sẽ khiến chứng khoán thế giới bị bán tháo
Nhà máy xăng sinh học chết yểu!
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự