tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-05-2016

  • Cập nhật : 10/05/2016

Nhiều doanh nghiệp kiện chính phủ Hàn Quốc vụ đóng KCN Kaesong

Nhóm doanh nhân đại diện cho hơn 100 công ty cho rằng quyết định của Chính phủ Hàn Quốc là vi phạm quyền sở hữu tài sản của các doanh nghiệp hoạt động tại khu công nghiệp Kaesong.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Ngày 9/5, giới doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động tại khu công nghiệp chung Kaesong hiện đóng cửa đã kiện ra tòa án về quyết định do chính phủ nước này đưa ra hồi tháng 2 vừa qua về việc rút toàn bộ các doanh nghiệp Hàn Quốc khỏi khu công nghiệp này. 

Trong một tuyên bố, nhóm doanh nhân đại diện cho hơn 100 công ty cho rằng quyết định bất ngờ nói trên của Chính phủ Hàn Quốc là vi phạm quyền sở hữu tài sản của các doanh nghiệp hoạt động tại khu công nghiệp Kaesong vì "không có căn cứ pháp lý."

Trong đơn kiện gửi tòa án, các doanh nghiệp trên cho rằng Chính phủ Hàn Quốc đã vượt quá quyền hạn khi rút toàn bộ doanh nghiệp của nước này khỏi khu công nghiệp Kaesong.

Ngày 10/2 vừa qua, Hàn Quốc thông báo ngừng toàn bộ hoạt động tại khu công nghiệp Kaesong nhằm phản đối vụ Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ tư và phóng tên lửa tầm xa mang vệ tinh. Đáp lại, Triều Tiên đã quyết định đóng cửa khu công nghiệp, trục xuất toàn bộ nhân viên Hàn Quốc và đóng băng toàn bộ tài sản của các doanh nghiệp Hàn Quốc ở đây, đồng thời đặt khu này dưới sự quản lý của quân đội. Bình Nhưỡng sau đó tuyên bố sẽ thanh lý toàn bộ số tài sản còn lại, với tổng giá trị mà theo các chủ doanh nghiệp là hơn 820 tỷ won (tương đương 663 triệu USD). Các doanh nghiệp Hàn Quốc đã yêu cầu chính phủ nước mình bồi thường những thiệt hại này. 

Từ khi Kaesong thành lập vào năm 2004, các công ty của Hàn Quốc đã thuê hơn 53.000 công nhân Triều Tiên làm việc cho các cơ sở sản xuất hàng dệt may, giày dép và linh kiện điện tử đơn giản. 

Seoul cáo buộc Bình Nhưỡng đã sử dụng phần lớn tiền lương lẽ ra phải trả cho công nhân ở đây vào việc phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa.

Kaesong được thành lập theo chính sách "Ánh dương" cuối những năm 90 của thế kỷ trước và là biểu tượng của hòa giải hai miền. Nơi đây vốn không bị ảnh hưởng bởi những thăng trầm trong quan hệ liên Triều. Chỉ có một ngoại lệ vào năm 2013, căng thẳng biên giới tăng cao khiến Bình Nhưỡng đóng cửa khu công nghiệp này trong 5 tháng.

Tàu chở hàng ngàn tấn đâm nhau trên biển Hoa Đông

Thủy thủ đã phải sơ tán khỏi tàu chở hàng Đan Mạch khi tàu này và một tàu chở hàng khác của Đức đâm nhau trên biển Hoa Đông.

Hãng Reuters ngày 9-5 đưa tin hai tàu container do các nước ở châu Âu sở hữu đã đâm nhau ở biển Hoa Đông hôm 8-5. Trong đó, một tàu bị hư hỏng nghiêm trọng đã bị thủy thủ đoàn bỏ lại sau khi một đám cháy xảy ra trên tàu này.

Công ty vận tải Maersk Line tại Đan Mạch cho biết con tàu Safmarine Meru của Đan Mạch lúc đó đã va chạm với tàu Northern Jasper của Đức ngoài khơi cảng Ninh Ba, bờ biển phía đông Trung Quốc khi tàu Safmarine Meru đang đi từ Thanh Đảo về phía bắc.

maersk line la cong ty van tai container lon nhat the gioi voi hon 600 tau cho hang. (anh: wsj)

Maersk Line là công ty vận tải container lớn nhất thế giới với hơn 600 tàu chở hàng. (Ảnh: WSJ)

Vào thời điểm đó, tàu Safmarine Meru chở ít hơn 400 container. Vụ tai nạn xảy ra vào sáng 8-5 tại vị trí cách bờ biển phía đông Trung Quốc khoảng 120 hải lý.

Tất cả 22 thủy thủ đã nhanh chóng rời bỏ con tàu Safmarine Meru. Con tàu hiện vẫn không chìm và được đóng neo gần hiện trường vụ tai nạn. Trong khi đó, vẫn chưa rõ tình trạng của tàu Northern Jasper do Đức sở hữu.

“Hiện còn quá sớm để bình luận về tình hình xoay quanh vụ va chạm và đám cháy” - Maersk Line cho biết trong một tuyên bố.

Maersk Line, một đơn vị trong tập đoàn A.P. Moller-Maersk, là công ty vận tải container lớn nhất thế giới với hơn 600 tàu chở hàng, vận chuyển tất cả mọi thứ từ TV màn hình phẳng tới quần áo thể thao.


50% trẻ vị thành niên Mỹ ghiền điện thoại di động

Truyền thông xã hội có sức quyến rũ đặc biệt, các thông báo từ các app (chương trình ứng dụng) như Facebook, Twitter mang lại cảm giác thoải mái, hài lòng tương tự tác dụng của thuốc gây nghiện và game.

Tỉ lệ trẻ ghiền điện thoại di động ở Mỹ đang là 50%, tạp chí Fortune (Mỹ) dẫn một khảo sát mới công bố của tổ chức phi lợi nhuận Common Sense Media (Mỹ). Khảo sát được thực hiện trên hơn 1.200 cha mẹ và trẻ vị thành niên.

Dù kết luận này chỉ dựa vào đánh giá tự thân của trẻ vị thành niên tham gia khảo sát nhưng ghiền điện thoại di động là một vấn đề có thật. Truyền thông xã hội có sức quyến rũ đặc biệt, các thông báo từ các app (chương trình ứng dụng) như Facebook, Twitter mang lại cảm giác thoải mái, hài lòng tương tự tác dụng của thuốc gây nghiện và game.

50% tre thanh nien o my nghien dien thoai di dong. (anh: getty images)

50% trẻ thành niên ở Mỹ nghiện điện thoại di động. (Ảnh: GETTY IMAGES)

Khảo sát cho thấy việc trẻ thành niên ghiền điện thoại gây ra không ít xung đột trong gia đình. 70% cha mẹ và trẻ thành niên cho biết họ có tranh cãi với nhau về việc sử dụng điện thoại. 77% cha mẹ cho biết con họ thỉnh thoảng bị điện thoại làm cho xao lãng khi tham gia sinh hoạt chung với gia đình.

Theo khảo sát, dù gây ra bất đồng nhưng việc trẻ thành niên nghiện điện thoại có thể không gây tác hại lâu dài đến quan hệ gia đình. 80% cha mẹ và trẻ thành niên thừa nhận công nghệ điện thoại di động không làm khác đi quan hệ gia đình, thậm chí còn cải thiện nó khi giúp cha mẹ kiểm soát con dễ hơn.

Điểm đáng lo nhất trong khảo sát là 56% cha mẹ thừa nhận có dùng điện thoại khi đang lái xe. Tệ hơn, 51% trẻ thành niên cho biết thấy cha mẹ dùng điện thoại trong khi đang lái xe chở chúng. Điều này rất nguy hiểm vì có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành thói quen của trẻ. Sử dụng điện thoại di động trong khi lái xe nguy hiểm không khác gì lái xe khi đang say xỉn.


Sau hơn 2.000 năm, Trung Quốc sắp bỏ độc quyền ngành muối

Chính phủ Trung Quốc sắp chấm dứt tình trạng độc quyền muối trong hơn hai thiên niên kỷ để người dân có thể tự do bán và phân phối mặt hàng thiết yếu này.
hoat dong san xuat va phan phoi muoi tinh o trung quoc chiu su kiem soat cua chinh phu. anh: vgc

Hoạt động sản xuất và phân phối muối tinh ở Trung Quốc chịu sự kiểm soát của chính phủ. Ảnh: VGC

China Daily dẫn một thông báo của chính phủ Trung Quốc cho biết, từ năm 2017, những tổ chức, cá nhân sản xuất muối sẽ có quyền quyết định quy mô sản xuất và có thể bán trực tiếp sản phẩm thay vì chỉ bán cho các nhà phân phối của chính phủ. Cũng theo thông báo này, hệ thống kiểm soát giá muối sẽ hết hiệu lực từ đầu năm sau.

Theo các tài liệu lịch sử, tình trạng nhà nước kiểm soát hoạt động sản xuất và kinh doanh muối tại Trung Quốc đã diễn ra từ khoảng thế kỷ 7 trước Công nguyên.

Với chính sách hiện hành, các công ty Trung Quốc phải sản xuất và phân phối muối tinh chế theo hạn ngạch mà chính phủ phân bổ.

Hôm 5/5, chính phủ Trung Quốc tuyên bố họ sẽ không cấp giấy phép sản xuất và bán buôn muối tinh chế cho bất kỳ cá nhân hay công ty nào nữa, nhưng khuyến khích những nhà sản xuất muối hiện tại sát nhập vào nhau để tạo ra những doanh nghiệp lớn.

Bắc Kinh khẳng định rằng, trong những trường hợp khẩn cấp, chính phủ sẽ can thiệp để chặn biến động về giá. Ngoài ra chính phủ cũng sẵn sàng đưa muối tinh chế từ kho dự trữ của quốc gia và doanh nghiệp để duy trì sự ổn định của nguồn cung.

Muối tinh chế là loại muối phổ biến nhất trong mọi gia đình. Về bản chất, nó chính là natri clorua (NaCl). Để tạo ra muối tinh chế trắng tinh, người ta phải thực hiện quá trình sàng lọc khiến muối mất nhiều khoáng chất. Chỉ khoảng 7% muối tinh phục vụ nhu cầu sinh hoạt, còn phần lớn muối tinh tham gia hoạt động sản xuất công nghiệp, như sản xuất bột giấy, xà phòng, chất tẩy rửa.


Trung Quốc và cuộc chiến quặng sắt

Sắt là một trong những nguyên tố phổ biến nhất thế giới, chiếm khoảng 5% lớp vỏ Trái Đất. Nhưng có một nơi mà thứ kim loại này gần như không bao giờ đủ đó là Trung Quốc.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Bắt đầu từ khoảng năm 1.200 trước công nguyên, sắt bắt đầu dần thay thế cho đồng, trở thành một kim loại được lựa chọn để đóng các đồ dùng và sản xuất vũ khí ở châu Âu và Trung Đông, khởi đầu cho "thời kỳ đồ sắt".

Đến khoảng giữa thế kỉ 19, nhiều mỏ khoáng sản lớn đã được phát hiện tại Mỹ và Úc, tiếp tục mở ra một kỷ nguyên mới, kỉ nguyên khai thác thương mại thúc đẩy công nghiệp phát triển. Người Úc từng lo ngại rằng nguồn dự trữ của đất nước họ chỉ có giới hạn. Tuy nhiên, qua quá trình tìm kiếm và phát hiện từ những năm 1950, nước Úc biết rằng họ đã nắm giữ khoảng 1/4 lượng quặng sắt trên thế giới, tiếp sau đó là Brazil với 17%.

Cho đến trước năm 2010, giá kim loại này vẫn được thiết lập chủ yếu thông qua các hợp đồng hằng năm tại những cuộc đàm phán riêng giữa các nhà cung cấp và khách hàng lớn của họ và chủ yếu là ở Nhật Bản. Cách thức này bị phá vỡ khi mức giá phân phối trực tiếp tăng lên quá cao so với mức trung bình hằng năm. Hiện tại các hợp đồng ngắn hạn sử dụng giá tham chiếu được thiết lập hằng ngày. Thị trường tiêu thụ cho quặng sắt đạt 225 tỷ USD/ năm được xem là cao hơn bất kì một loại hàng hóa nào, ngoại trừ dầu và khí đốt.

Thừa hay thiếu đều do Trung Quốc

Thế nên khi quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ tại đây, Trung Quốc đã bắt đầu nhập khẩu một lượng quặng sắt khổng lồ để sản xuất thép, thứ vật liệu cần thiết cho việc xây dựng các nhà máy, các tuyến đường cao tốc và các nhà cao tầng.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của nước này, một cuộc chạy đua săn lùng mang tính "lịch sử" từ khắp mọi nơi trên thế giới đã bắt đầu, đẩy mức giá của thứ kim loại này lên cao ngất trời. Hiện tại khi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chững lại thì sự bùng nổ này xem ra đã bị giảm nhiệt, kéo theo đó là quặng sắt đã bị sụt giá.

Cuối năm ngoái, giá quặng sắt đã rớt xuống hơn 1/4 so với mức đỉnh lập năm 2011. Đến đầu năm 2016, giá bắt đầu phục hồi phần nào sau khi các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc phát tín hiệu rằng họ sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên nhiều nhà phân tích lại dự đoán tình hình này sẽ chỉ cầm cự được trong một thời gian ngắn ngủi.

thoi ky bung no va thoai trao cua gia quang sat trung khop voi nhung giai doan bung no va suy giam cua kinh te trung quoc

Thời kỳ bùng nổ và thoái trào của giá quặng sắt trùng khớp với những giai đoạn bùng nổ và suy giảm của kinh tế Trung Quốc

 

 

Ngoài ra, Trung Quốc vẫn tiếp tục tiêu thụ hơn 2/3 sản lượng quặng sắt xuất khẩu trên thế giới nhưng lại sản xuất ra một nửa số thép toàn cầu. Cho rằng nhu cầu về thép trong nước của Trung Quốc đã lên đến đỉnh điểm, nhiều nhà phân tích đổ lỗi cho Trung Quốc đã làm cho thị trường bị dư cung vì lượng thép mà nước này xuất khẩu ra ngoài trong năm 2015 đã tăng trưởng tới 20%. Nhiều nước kêu ca rằng các nhà máy thép quốc doanh của Trung Quốc đang bán phá giá thép một cách bất hợp pháp trên thị trường thế giới.

ty trong san xuat thep cua cac nuoc tren the gioi. san luong cua trung quoc da tang dot bien trong giai doan 2000 - 2010

Tỷ trọng sản xuất thép của các nước trên thế giới. Sản lượng của Trung Quốc đã tăng đột biến trong giai đoạn 2000 - 2010

 

Những nhà sản xuất kim loại lớn ở Brazil và Australia đang gây áp lực cho các đối thủ có giá cao hơn đến từ Thụy Điển, Nam Phi hay Iran. Ngược lại, các đối thủ bé hơn đã đổ lỗi cho công ty khai khoáng Vale của Brazil và 2 "gã khổng lồ" trong ngành đến từ Úc là Rio Tinto và BHP Billiton vì đang góp phần làm thị trường cung ứng toàn cầu rơi vào tình trạng "thừa cung".

Ở Australia, sự sụt giá quặng nhanh chóng đã gây nên một cuộc tranh luận về việc liệu có phải quốc gia này đang tiêu sài phung phí tài nguyên quặng sắt của họ.

Với mức giá đứng im ở dưới 40 USD/1 tấn vào cuối năm 2015, chỉ có một số ít các nhà sản xuất có chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả cao mới hi vọng tồn tại. Một số dự án được hình thành trong suốt những năm mới đây đã bị tạm dừng hoặc trì hoãn.

Guinea- một trong những đất nước nghèo nhất thế giới đã từng hi vọng rằng dự án đầu tư 20 tỷ USD vào việc xây dựng các hầm mỏ, tuyến đường sắt và bến cảng sẽ làm thay đổi số phận của họ nhưng bây giờ phải nghi ngờ rằng những thứ ấy sẽ chỉ là viển vông.

Chỉ là chu kỳ

Tuy nhiên, ngược lại, một số nhà quan sát tranh luận rằng: giá quặng sắt chỉ đơn thuần đang trở về thứ hạng lịch sử của nó. Đồng thời, giá thép giảm có lợi cho những người sử dụng như các công ty xây dựng và sản xuất ô tô.

Những nhà khai thác khoáng sản nhỏ hơn và các hiệp hội lao động thì cho rằng những nhà khai thác khoáng sản hiệu quả với qui mô lớn lại không nên là những đối tượng tồn tại được trong cuộc chiến giành thị phần bởi bộ phận này mới là kẻ khiến nguồn cung dư thừa và còn thâu tóm và đặt ra mức giá quá cao.

Colin Barnett- ông trùm quặng sắt ở Tây Úc nói rằng các nhà khai khoáng đang theo đuổi một "chiến lược sai lầm" khi họ cứ tiếp tục tăng sản lượng trong một thị trường dư cung như vậy, tốt hơn là chỉ nên sản xuất để đáp ứng đủ nhu cầu. Tuy nhiên, cũng giống như trên thị trường dầu mỏ, các bên đều lo sợ cắt giảm sản lượng sẽ đồng nghĩa với để thị phần rơi vào tay đối thủ cạnh tranh.(Bizlive)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-05-2016

    Người Việt uống hơn một tỷ lít bia trong 4 tháng
    Người Việt mua hơn 4.500 xe Toyota trong tháng 4
    Ngành thuế điều tra cá nhân, tổ chức trong Hồ sơ Panama
    Đằng sau hàng tỷ USD ngân hàng gửi ra nước ngoài
    VAFI muốn Chính phủ bán hết cổ phần tại 2 hãng bia lớn

  • Tin kinh tế đọc nhanh  trưa 11-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 11-05-2016

    Tôm sú VN đang cạnh tranh tốt trên thị trường Mỹ
    Thị trường đang quá tập trung vào FED
    Cái "bắt tay" giữa Vingroup và Tân Hoàng Minh
    Bớt đầu cơ, tiêu thụ thép giảm hẳn
    Trung Quốc: Giá quặng sắt, thép rơi tự do

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 11-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 11-05-2016

    Những thị trường ngách triệu đô của ngành thực phẩm
    Sẽ kiểm tra hoạt động chuyển giá tại Big C Việt Nam
    Cửa ải kinh tế Đông Nam Á
    Central Group bán hết cổ phần Big C Thái Lan để dồn sức vào Việt Nam
    Bank of America đối mặt nhiều sức ép

  • Tin kinh tế đọc nhanh 11-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 11-05-2016

    Bà Nguyễn Thị Phương Thảo: Có tên trong hồ sơ Panama là bình thường
    Công ty quản lý sân bay Thổ Nhĩ Kỳ để mắt tới Việt Nam
    Ông Nguyễn Duy Hưng giải thích việc có tên trong danh sách Panama
    Phó TGĐ Samsung: 'Việt Nam đã thành bản doanh sản xuất smartphone số 1 thế giới'
    Nên làm rõ vụ 189 cá nhân người Việt liên quan “Tài liệu Panama”

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 10-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 10-05-2016

    Xuất khẩu dệt may, da giày đã thu về 10,5 tỷ USD
    Tôm Việt được mua với giá cao tại Mỹ
    NT2 nghiên cứu sản xuất CO2 lỏng từ khí thải nhà máy Nhơn Trạch 2
    Lọc dầu Dung Quất xin tự tính giá xăng dầu
    Xu thế dỡ bỏ các đập trên sông khắp thế giới

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 10-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 10-05-2016

    Tài sản ngân hàng quốc doanh tiếp tục 'bốc hơi'
    Apple dính đòn hiểm của công ty Trung Quốc: Đòn ngầm
    Xuất nhập khẩu Trung Quốc nảy sinh thêm dấu hiệu đáng ngại
    Thêm hai mặt hàng Việt bị kiện bán phá giá
    'Face book' thành tên đồ ăn tại Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 10-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 10-05-2016

    Nóng cuộc đua giành thị phần bán lẻ
    Phát hiện lượng lớn thực phẩm chức năng nghi hàng Trung Quốc giả hàng Mỹ
    Vì sao đội tàu du lịch tiền tỷ Hà Nội đắp chiếu?
    Tổng tài sản toàn hệ thống ngân hàng tăng trở lại
    Ông chủ mới của Big C đang có những gì tại Việt Nam?

  • Tin kinh tế đọc nhanh 10-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 10-05-2016

    Ngành than được xuất khẩu trên 2 triệu tấn
    Chuyển nhượng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: Chờ cụ thể hóa khoản hỗ trợ hàng trăm triệu USD
    HSBC hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam, lạc quan với Sri Lanka
    Lời hứa giảm lãi suất cho vay bị thách thức
    Nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày có đơn hàng đến hết quý II

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 09-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 09-05-2016

    Việt Nam: mới chỉ có 17% wbesite chấp nhận thanh toán trực tuyến
    Cảnh giác lạm phát nhảy số
    SDN đầu tư 1.260 tỷ đồng vào bất động sản xanh
    BIDV cam kết dành nguồn vốn 20.000 tỷ đồng tài trợ các dự án tại Lào Cai
    Đột phá vào tư duy dịch vụ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 09-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 09-05-2016

    Trung Quốc thu giữ hơn 10 tấn sứa giả làm từ chất đông đặc
    Bán tháo cây thuốc quý cho Trung Quốc
    Vì sao ngân hàng kém mặn mà với dự án nông nghiệp?
    Siêu dự án trên sông Hồng: Làm lợi cho Trung Quốc?
    Đại gia Thái đổ bộ: Món hời mang tên giấy phép