tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 09-05-2016

  • Cập nhật : 09/05/2016

Dấu hiệu suy yếu của kinh tế Trung Quốc

Cơ quan thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa công bố số liệu cho thấy hoạt động xuất khẩu của nước này trong tháng 4/2016 đã giảm gần 2% so với cùng kỳ năm 2015.

nguoi dan trung quoc mua hang hoa tai cho o thu do bac kinh. anh: afp/ttxvn

Người dân Trung Quốc mua hàng hóa tại chợ ở thủ đô Bắc Kinh. Ảnh: AFP/TTXVN

Cơ quan thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) vừa công bố số liệu cho thấy hoạt động xuất khẩu của nước này trong tháng 4/2016 đã giảm gần 2% so với cùng kỳ năm 2015. 

Cùng với đó, hoạt động nhập khẩu cũng kém nhộn nhịp hơn với mức giảm gần 11%. Đây được coi là chỉ dấu mới nhất về những yếu kém của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Với lần giảm này, lĩnh vực xuất khẩu của Trung Quốc (tính theo giá trị đồng USD) đã giảm chín trong 10 tháng qua, giữa bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước “rơi” xuống mức thấp nhất của 25 năm. 

Cụ thể, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã xuất khẩu khoảng 173 tỷ USD hàng hóa trong tháng Tư, trong khi nhập khẩu dừng lại ở mức 127 tỷ USD. Kết quả này đã giúp nâng thặng dư thương mại của Trung Quốc lên khoảng 46 tỷ USD.

Tuy nhiên, nếu tính theo đồng NDT thì xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới lại tăng tương đối trong tháng Tư, khoảng 4,1% trong khi nhập khẩu giảm 5,7%. Sự mất giá của đồng NDT so với đồng USD trong năm qua được cho là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này.

Những số liệu trên được công bố sau khi một cuộc khảo sát của Caixin cho thấy Chỉ số nhà quản lý mua hàng của Trung Quốc trong tháng Tư vừa qua giảm 14 tháng liên tiếp. 

Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vào khoảng 6,5-7% trong năm nay. Tuy nhiên, NBS cho rằng đây thật sự là một thử thách lớn đối với Bắc Kinh.


Trung Quốc toan tính “mua cả nước Úc”

Giới kinh doanh Trung quốc không ngừng nỗ lực đầu tư vào Úc và họ đang nỗ lực để mua được nhiều tài sản có giá trị và uy tín của nước Úc.
anh minh hoa flickr/leguik

Ảnh minh họa Flickr/leGuik

Một công ty liên doanh Trung Quốc — Úc YMCI tỉnh Vân Nam vừa công bố ý định đầu tư 660 triệu USD để phát triển Công viên Olympic ở ngoại ô Sydney.
Tờ The Australian đăng tin về sự kiện này ngày 05 tháng 5.
Đề nghị này được công bố chỉ vài ngày sau khi Chính phủ Australia lần thứ hai ngăn chặn việc bán công ty S. Kidman & Co, một trong những công ty sản xuất thịt bò lớn trên thế giới.
Lô đất lớn để xây dựng ở ngoại ô Sydney đang được bán cho công ty Goodman Group. Đó là bất động sản Úc có giá trị lớn nhất bán cho người nước ngoài. Nhưng phía Trung Quốc cũng trả số tiền rất lớn!
Goodman Group cũng đã làm việc với hai nhà thầu khác của Trung Quốc. Thế nhưng số tiền đầu tư vào bất động sản này vẫn thua mức sẵn sàng đầu tư của công ty Trung Quốc- Úc YMCI.
Chuyên gia Viện nghiên cứu kinh tế thế gới thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga Alexander Salitsky nhận thấy nhiều cố gắng nỗ lực của các doanh nghiệp Trung Quốc để mua được nhiều tài sản có giá trị uy tín của Úc:
"Tôi không thể dự đoán chính xác số phận của dự án đặc biệt này. Cũng có thể giải pháp cuối cùng sẽ xảy ra theo kiểu khác. Trung Quốc làm được với Úc tốt hơn so với các nước khác. Người Trung Quốc tin rằng các khoản đầu tư của họ vào đất nước này là khá an toàn. "
Tuy nhiên, hai nỗ lực của các doanh nghiệp Trung Quốc để mua thương hiệu quốc gia Úc, Công ty S.Kidman và Co đã phải chịu thất bại.
Theo luật pháp Úc, việc bán bất động sản cho người nước ngoài phải được Quỹ quốc gia Bộ Tài chính và Hội đồng Đầu tư nước ngoài phê duyệt. Và cả hai lần, Quỹ nhà nước Úc,cụ thể là Bộ trưởng Tài chính Scott Morrison đã nói"không " với các nhà đầu tư Trung Quốc và gọi thỏa thuận này không phù hợp với "lợi ích quốc gia."
Không nghi ngờ gì nữa, lý do từ chối là có trọng lượng. Công ty S.Kidman & Co được thành lập vào năm 1899. Tập đoàn này nuôi môt bầy gia súc lên tới 185.000 con, cung cấp  cho thị trường thịt bò Nhật Bản, Mỹ và Đông Nam Á.
Tuy nhiên, Quỹ nhà nước Úc thừa nhận rằng công ty S.Kidman & Co có thể được bán quyền sở hữu cho nước ngoài trong trường hợp có sự thay đổi của chính phủ sau cuộc bầu cử vào tháng Bảy. Về phần mình, Giám đốc điều hành Greg Campbell cho biết ông hy vọng sau cuộc bầu cử sẽ có các đề xuất mới từ tập đoàn công ty Shanghai Pengxin Group.
Do đó, khả năng "giao dịch quanh thịt bò," và sau đó là sự đầu tư Trung Quốc ở ngoại ô Sydney sẽ tiếp tục…

Vẫn siết cấp phép mở chi nhánh ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục thực hiện cơ chế cấp phép mở rộng mạng lưới hoạt động một cách thận trọng, chặt chẽ...

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục thực hiện cơ chế cấp phép mở rộng mạng lưới hoạt động một cách thận trọng, chặt chẽ và coi đây là một công cụ hỗ trợ hiệu quả công cuộc tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng. 

Đó là khẳng định của NHNN liên quan đến cấp phép mở rộng chi nhánh các ngân hàng đăng trên website của cơ quan này.

Theo đó, NHNN chỉ cấp phép mở rộng mạng lưới đối với các ngân hàng đảm bảo đủ hồ sơ và điều kiện theo quy định, được NHNN đánh giá là tại thời điểm xem xét đã triển khai tích cực và đạt yêu cầu phương án cơ cấu lại hoặc phương án sáp nhập, hợp nhất theo chỉ đạo của NHNN. Ngoài ra, muốn được cấp phép, NH cũng phải hoàn thành việc xử lý nợ xấu và kế hoạch bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng VN (VAMC).

Theo NHNN, có thể thấy là việc cấp phép thành lập mới chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng thương mại tập trung chủ yếu từ cuối năm 2014 đến đầu năm 2016 - là thời điểm NHNN có kết quả đánh giá phương án tái cơ cấu và việc xử lý nợ xấu.

“Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch được cấp phép trong hai năm 2014 và 2015 có sự gia tăng so với năm 2013 phản ánh biểu hiện tích cực là nhiều ngân hàng đã đáp ứng các quy định chặt chẽ của NHNN và các tiêu chí, điều kiện bổ sung về tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, công tác bán nợ cho VAMC”, NHNN cho biết.

Ngoài ra, cũng theo NHNN, chi nhánh, phòng giao dịch được cấp phép chủ yếu tại các tỉnh ngoài TP Hà Nội và TP.HCM nhằm định hướng cho các ngân hàng thương mại không tập trung mạng lưới quá nhiều vào hai địa bàn này dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn...


Vingroup với tham vọng thống trị thị trường bán lẻ Việt Nam

Vingroup, một trong những tập đoàn lớn mạnh hàng đầu Việt Nam nổi tiếng với tư cách nhà phát triển bất động sản vừa có báo cáo tăng trưởng mạnh mẽ tại phân khúc bán lẻ trong quý 1 năm 2016, với doanh thu 2 nghìn tỷ đồng (89,7 triệu USD), cao hơn gần gấp 4 lần so với năm trước.
vingroup hien dang dieu hanh chuoi cua hang tien loi lon nhat tai viet nam, vinmart+. nguon: asia.nikkei.com

Vingroup hiện đang điều hành chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất tại Việt Nam, VinMart+. Nguồn: asia.nikkei.com

Theo nikkei.com, với dân số 93 triệu người, thị trường bán lẻ tại Việt Nam có trị giá 110 tỷ USD mỗi năm, trong đó chỉ khoảng 1/4 người tiêu dùng được phục vụ thông qua các kênh bán lẻ hiện đại. Dự kiến đến năm 2020, thị trường bán lẻ tại Việt Nam sẽ đạt giá trị 150 tỷ USD.

Mặc dù đã đầu tư vào bất động sản bán lẻ như các trung tâm mua sắm Vincom suốt hơn 10 năm qua, nhưng Vingroup chỉ vừa mới thông báo ý định trở thành nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam hồi năm 2014.

Kể từ đó, Vingroup đã liên tiếp mua lại các chuỗi bán lẻ như Ocean Mart, MaxiMark, Vinatexmart, và Alphanam để phát triển thương hiệu siêu thị và cửa hàng tiện lợi của mình.

Hoạt động mua lại này càng tăng tốc khi Warburg Pincus và Credit Suisse bơm 100 triệu USD vào chuỗi bán lẻ của Vincom, nâng tổng số vốn đầu tư cho kinh doanh bán lẻ của Vingroup lên 300 triệu USD.

Vingroup hiện đang điều hành chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất tại Việt Nam, VinMart+, với số lượng khoảng 650 cửa hàng. Ra mắt vào năm 2014, Vingroup dự kiến sẽ nâng số cửa hàng VinMart+ lên con số 1.000 vào cuối năm nay. VinMart cũng có 100 siêu thị và 50 trung tâm mua sắm trên khắp đất nước.

Các hoạt động kinh doanh bán lẻ khác thuộc Vingroup bao gồm các cửa hàng VinFashion và cửa hàng đồ điện tử Vinpro. Adayroi, nền tảng thương mại điện tử của Vingroup cũng nằm trong số 10 địa chỉ mua sắm trực tuyến hàng đầu Việt Nam.

Mỗi ngày có 2 cửa hàng VinMart+ được khai trương, và các nhà phân tích bán lẻ cho biết Vingroup đang gặp các vấn đề về quản lý tuyển dụng để theo kịp tốc độ mở cửa hàng này.

Hiện tại, những đối thủ sắp tham gia thị trường bán lẻ Việt Nam bao gồm chuỗi cửa hàng 7-Eleven của Nhật Bản và Walmart của Mỹ. Những đối thủ cạnh tranh hiện tại của Vingroup cũng là những cái tên ngoại quốc: Aeon của Nhật Bản; Metro và Big C của Thái Lan; Lotte của Hàn Quốc, và Circle K của Mỹ.

Phó chủ tịch Lê Khắc Hiệp kỳ vọng Vingroup có thể đẩy mạnh mở rộng kinh doanh nhờ thu thập kiến thức tốt hơn, cụ thể là về những ưu tiên của người tiêu dùng. Tiềm lực tài chính của tập đoàn cũng rất mạnh, với tất cả các phân khúc kinh doanh cho kết quả tích cực.

Với rất nhiều hoạt động phát triển đang dần được tiến hành, doanh số 10 nghìn tỷ đồng từ bất động sản trong quý I cho thấy mức tăng tới 146% so với cùng kỳ năm ngoái, và chiếm 67% doanh thu của tập đoàn.

Trong quý 1 vừa rồi, Vingroup đã báo cáo doanh thu 15,1 nghìn tỷ đồng (672 triệu USD) với lợi nhuận ròng 1 nghìn tỷ đồng (44,8 triệu USD).


VNPT-Net đạt doanh thu gần 21.000 tỷ đồng

Hôm 8/5/2016, Tổng công ty Hạ tầng mạng (VNPT-Net) tròn một năm thành lập với nhiều dấu ấn như: lắp đặt 11.000 trạm BTS trong thời gian ngắn, thử nghiệm 4G thành công, làm chủ công nghệ mới tiết kiệm cho VNPT hàng chục triệu USD.

Một năm trước, ngày 8/5/2015, Tập đoàn VNPT ban hành Quyết định số 86/QĐ-VNPT-HĐTV-TCCB về việc thành lập Tổng công ty VNPT-Net và chính thức đi vào hoạt động từ 1/7/2015.

VNPT-Net được hình thành từ quá trình sắp xếp lại bộ phận kỹ thuật, quản lý khai thác mạng lưới của các công ty Viễn thông liên tỉnh(VTN), Điện toán truyền số liệu (VDC), Dịch vụ viễn thông (VinaPhone), Viễn thông Quốc tế (VNPT-I).

Là đơn vị hạch toán phụ thuộc VNPT, VNPT-Net được Tập đoàn VNPT giao nhiệm vụ chăm lo cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển, quản lý, khai thác toàn bộ mạng lưới viễn thông, công nghệ thông tin của Tập đoàn. Đây là nhiệm vụ khá nặng nề trong điều kiện  thị trường đang cạnh tranh dữ dội, nhu cầu của thị trường diễn biến liên tục, trong khi vòng đời của sản phẩm, công nghệ ngày càng rút ngắn...

vnpt-net da hoan thien bo may lanh dao, nhan su sau 1 nam thanh lap. 

VNPT-Net đã hoàn thiện bộ máy lãnh đạo, nhân sự sau 1 năm thành lập. 

Trong khoảng 6 tháng cuối năm 2105, kể từ khi bắt đầu hoạt động, VNPT-Net đã nhanh chóng kiện toàn ổn định tổ chức, hoàn thiện bộ máy các đơn vị trực thuộc, sắp xếp nguồn lực, bố trí lao động, phân giao công việc đến từng tập thể và cá nhân người lao động. VNPT-Net đã luôn đảm bảo duy trì quản lý và vận hành khai thác hoạt động của toàn bộ hạ tầng kỹ thuật mạng lưới VT-CNTT ổn định, tăng cường năng lực và tiếp tục phát triển, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Tập đoàn VNPT cũng như đáp ứng nhu cầu của thị trường, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong năm 2015, VNPT-Net đã cơ bản xây dựng xong Quy hoạch các hệ thống mạng VT-CNTT sau khi tiếp nhận toàn bộ hạ tầng kỹ thuật từ các đơn vị của VNPT. Đồng thời,hoàn thành quy hoạch IPv6 cho toàn mạng của VNPT và xây dựng kế hoạch phát triển mạng cho 2 năm tới. Đơn vị đã triển khai các dự án mở rộng năng lực, nâng cấp các hệ thống truyền dẫn trong nước, quốc tế và mạng băng rộng cố định, tăng cường dung lượng lên từ 1,2 đến 1,5 lần.

Mở rộng và nâng cao chất lượng vùng phủ sóng mạng Vinaphone thông qua việc thực hiện lắp đặt mới gần 700 trạm BTS 2G; Nâng cao chất lượng vùng phủ sóng 3G toàn mạng tương đương khoảng 33.000 trạm 3G 2.100Mhz, tăng gần 2,5 lần so với cuối năm 2014…

VNPT -Net là  triển khai thử nghiệm công nghệ LTE-A/4G đến nay đã thực hiện thành công với tốc độ 600Mbps tại Phú Quốc - Kiên Giang, tại TP HCM và hiện đang tiếp tục triển khai thử nghiệm 4G tại Hà Nội, và tại Sapa - Lào Cai. Đồng thời, VNPT-Net đã xúc tiến thực hiện công tác chuẩn bị Đề án chuyển mạng giữ số cho các thuê bao di động để triển khai đúng kế hoạch.

Về quản lý, khai thác mạng lưới, thực hiện ứng cứu, xử lý các sự cố trên mạng 24/24, VNPT-Net đã đảm bảo tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công luôn đạt trên 98,5%  đối với mạng 2G và 99% đối với 3G, cao hơn chỉ tiêu của Bộ Thông tin và Truyền thông giao là 92%. Tỷ lệ cuộc gọi bị "rớt" chỉ chiếm 1%, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu 5% của Bộ Thông tin và Truyền thông. 

 Sáu tháng cuối năm 2015, VNPT-Net đạt tổng doanh thu 13.896 tỷ đồng, hoàn thành quyết toán trên 4.000 tỷ đồng. Quý I/2016, VNPT-Net đạt doanh thu gần 6.900 tỷ đồng, hoàn thành quyết toán gần 490 tỷ đồng, giá trị tăng tài sản trên 525 tỷ đồng. Tính chung, từ khi thành lập đến nay, VNPT-Net đạt doanh thu gần 21.000 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Nam Long, Tổng Giám đốc VNPT-Net cho biết, VNPT-Net lấy năm 2016 là “Năm chất lượng mạng lưới và dịch vụ”, tập trung mọi nguồn lực, bằng mọi giải pháp hướng tới khách hàng, hướng tới mục tiêu trở thành doanh nghiệpsố 1 trên thị trường VT-CNTT về chất lượng mạng lưới và dịch vụ. VNPT-Net tiếp tục sát các định hướng, chủ trương của Tập đoàn trong công tác đầu tư xây dựng, tổ chức thực hiện tối ưu các nguồn lực đầu tư nâng cao chất lượng mạng thông tin di động về cơ sở hạ tầng, mở rộng vùng phủ sóng, đảm bảo chất lượng dịch vụ thoại và băng thông truy nhập cao cho dịch vụ Data. VNPT-Net cũng tập trung đầu tư các dự án trọng điểm về phát triển dịch giá trị gia tăng trên nền di động, băng rộng cố định và các dịch vụ số liệu, dịch vụ ứng dụng CNTT, dịch vụ IPTV, Multimedia, các dịch vụ tích hợp VT-CNTT có tiềm năng và hiệu quả kinh doanh cao.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-05-2016

    Nhiều doanh nghiệp kiện chính phủ Hàn Quốc vụ đóng KCN Kaesong
    Tàu chở hàng ngàn tấn đâm nhau trên biển Hoa Đông
    50% trẻ vị thành niên Mỹ ghiền điện thoại di động
    Sau hơn 2.000 năm, Trung Quốc sắp bỏ độc quyền ngành muối
    Trung Quốc và cuộc chiến quặng sắt

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 10-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 10-05-2016

    Nóng cuộc đua giành thị phần bán lẻ
    Phát hiện lượng lớn thực phẩm chức năng nghi hàng Trung Quốc giả hàng Mỹ
    Vì sao đội tàu du lịch tiền tỷ Hà Nội đắp chiếu?
    Tổng tài sản toàn hệ thống ngân hàng tăng trở lại
    Ông chủ mới của Big C đang có những gì tại Việt Nam?

  • Tin kinh tế đọc nhanh 10-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 10-05-2016

    Ngành than được xuất khẩu trên 2 triệu tấn
    Chuyển nhượng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: Chờ cụ thể hóa khoản hỗ trợ hàng trăm triệu USD
    HSBC hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam, lạc quan với Sri Lanka
    Lời hứa giảm lãi suất cho vay bị thách thức
    Nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày có đơn hàng đến hết quý II

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 09-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 09-05-2016

    Việt Nam: mới chỉ có 17% wbesite chấp nhận thanh toán trực tuyến
    Cảnh giác lạm phát nhảy số
    SDN đầu tư 1.260 tỷ đồng vào bất động sản xanh
    BIDV cam kết dành nguồn vốn 20.000 tỷ đồng tài trợ các dự án tại Lào Cai
    Đột phá vào tư duy dịch vụ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 09-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 09-05-2016

    Trung Quốc thu giữ hơn 10 tấn sứa giả làm từ chất đông đặc
    Bán tháo cây thuốc quý cho Trung Quốc
    Vì sao ngân hàng kém mặn mà với dự án nông nghiệp?
    Siêu dự án trên sông Hồng: Làm lợi cho Trung Quốc?
    Đại gia Thái đổ bộ: Món hời mang tên giấy phép

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 09-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 09-05-2016

    Xuất khẩu dệt may đạt gần 7 tỷ USD sau 4 tháng
    Các ngân hàng khao khát nới room để thu hút vốn từ cổ đông ngoại
    Doanh nghiệp kiến nghị thay đổi cách quản lý xuất khẩu gạo
    Trung Quốc sẽ khiến chứng khoán thế giới bị bán tháo
    Nhà máy xăng sinh học chết yểu!

  • Tin kinh tế đọc nhanh 09-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 09-05-2016

    Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc “nợ như chúa chổm”, hơn cả Hy Lạp
    Thị phần bán lẻ chưa mất vào tay ai cả, Việt Nam vẫn nắm 97%?
    BigC bắt đầu “tận thu” doanh nghiệp Việt
    Thị trường TP HCM “nóng” với hàng điện lạnh
    Apple bị Samsung vượt mặt trên sân nhà

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng tôi 08-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng tôi 08-05-2016

    Trung Quốc điều tra các công ty dược phẩm nước ngoài
    Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi mất ghế
    Người Thái "nhắm" đến Việt Nam
    Tìm cách hóa giải thách thức trong nhập khẩu gỗ nguyên liệu
    6 trường hợp được nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin cũ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 08-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 08-05-2016

    Ấn Độ "đau đầu" tìm cách xử lý hơn 120 tỷ USD nợ xấu ngân hàng
    Đây là lý do tại sao Trung Quốc thất thoát 500 tỷ USD ngoại hối chỉ trong 1 năm duy nhất
    Iran tuyên bố sẵn sàng tham gia đóng băn sản lượng dầu mỏ
    Thị trường thép đã phục hồi tích cực
    Thái Lan muốn bán ồ ạt trên 11 triệu tấn gạo

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-05-2016

    “Cuộc chiến” giành giật thị phần bán lẻ: Ông lớn đua tranh vị trí đầu bảng
    FPT Trading sẽ nối gót FShop bán trong năm nay
    Thuốc lá lậu vẫn còn chiếm 20% thị phần
    Có vội vàng khi đưa lãi suất tiền gửi USD về 0%?
    Rạng Đông sẽ đầu tư 193 tỷ cho thiết bị công nghệ