tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 09-05-2016

  • Cập nhật : 09/05/2016

Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc “nợ như chúa chổm”, hơn cả Hy Lạp

Báo cáo tài chính của Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CRC) cho biết, tập đoàn này đang nợ hơn 600 tỷ USD, gần gấp đôi số nợ của Hy Lạp.
mang luoi duong sat phat trien manh tai trung quoc.

Mạng lưới đường sắt phát triển mạnh tại Trung Quốc.

CRC vận hành hệ thống tàu hỏa của nước này, trong đó có 19.000 km đường sắt cao tốc và khoảng 11.000 km trong kế hoạch.

Nhưng theo báo cáo tài chính được công bố gần đây, đến cuối tháng 4 vừa qua, nợ của tập đoàn này đã lên tới 4,14 nghìn tỷ NDT (614 tỷ USD).

Như vậy, số nợ của riêng tập đoàn này đã cao gần gấp đôi Hy Lạp, quốc gia lâm vào cuộc khủng hoảng nợ với số tiền ước tính 311 tỷ euro vào cuối năm ngoái. Khoản nợ này của Hy Lạp đã làm cả khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu lao đao.

Các khoản vay của Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc tăng đều hơn 8% mỗi năm, để đáp ứng cơn sốt mở rộng hệ thống tàu hỏa cao tốc, một trong những niềm tự hào của Trung Quốc.

Nhưng theo Thời báo Hoàn cầu, nhu cầu vận tải bằng đường sắt, một nguồn thu chính của CRC, đã giảm liên tục.

Zhao Jian thuộc trường Đại học Giao thông Bắc Kinh cho hay, số nợ đang tiếp tục tăng, cho thấy mô hình kinh doanh của tập đoàn này không bền vững.

Thua lỗ của tập đoàn tăng 35% so với năm trước, riêng quý I năm nay đã lỗ 8,73 tỷ NDT.

Trung Quốc đang cố gắng chuyển nền kinh tế sang hướng giảm phụ thuộc tăng trưởng vào các dự án xây dựng lớn và xuất khẩu.

Nhưng Bắc Kinh khó mà kiềm chế được cơn nghiện tăng trưởng GDP của mình, với thuốc chích là các dự án hạ tầng lớn.

Điển hình là ngành đường sắt, được Bắc Kinh cấp nhiều vốn để phát triển hệ thống đường sắt hiện đại nhằm kết nối với các vùng dân cư thưa thớt phía Tây.(ANTĐ)


Thị phần bán lẻ chưa mất vào tay ai cả, Việt Nam vẫn nắm 97%?

Con số của Cục thống kê cho biết, chỉ hơn 3% thị phần bán lẻ của Việt Nam nằm trong tay các doanh nghiệp FDI, trong đó BigC chiếm miếng bánh lớn nhất.
thi phan ban le: nuoc ngoai 3%, viet nam 97%. anh: internet.

Thị phần bán lẻ: nước ngoài 3%, Việt Nam 97%. Ảnh: Internet.

Đây là khẳng định của Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước Võ Văn Quyền trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương . Vị này khẳng định, gần 97% thị phần bán lẻ của Việt Nam vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp nội.

Con số mà các đại gia nước ngoài đang nắm giữ, bao gồm cả Aeon, Lotte, BJC, Auchan, Central Group (chủ mới của BigC)… đến nay chỉ chiếm 3,4%. Trong số này, thương hiệu BigC nắm thị phần lớn nhất.

Dẫn thêm số liệu từ Niesel, ông Quyền cho biết, nếu tính riêng trên các kênh phân phối hiện đại, các nhà bán lẻ nước ngoài chiếm được miếng bánh lớn hơn, khoảng 13,7%. Nhưng thị trường nhìn chung vẫn nằm trong tay doanh nghiệp Việt.

Tuy vậy, chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội Vũ Vĩnh Phú lại khẳng định Việt Nam đã mất 50% thị phần bán lẻ vào tay người Thái. “Chúng ta đã thua 70% trên sân nhà còn 30% le lói”.

Sự khác biệt giữa con số của Chủ tịch hiệp hội siêu thị Hà Nội và đại diện Bộ Công Thương là một bên nắm đầu mối về số lượng doanh nghiệp, doanh thu, một bên nắm đầu mối về số lượng sản phẩm xuất xứ. 


BigC bắt đầu “tận thu” doanh nghiệp Việt

Ngay trong quá trình chuẩn bị đổi sang chủ mới, BigC Việt Nam đã đòi tăng chiết khấu với nhiều doanh nghiệp thủy sản lên mức cao nhất là 25%.
dn viet dang khon don vi muc chiet khau cao cua cac sieu thi ngoai.

DN Việt đang khốn đốn vì mức chiết khấu cao của các siêu thị ngoại.

Theo thông tin từ Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP), đơn vị này vừa gửi văn bản tới Big C Việt Nam yêu cầu hệ thống siêu thị này không tăng thêm chiết khấu trong các hợp đồng mới của năm 2016. Đồng thời, VASEP cũng đề nghị giảm tổng mức chiết khấu xuống dưới 15% cho các doanh nghiệp (DN) cung cấp thủy sản.
Không chỉ riêng BigC, trong những tháng gần đây, nhiều siêu thị, đặc biệt là các hệ thống của DN ngoại đã đưa ra nhiều mức chiết khấu mới với chiều hướng tăng tới các DN thuộc Hiệp hội. Trong đó BigC là tăng cao nhất với mức từ 17% - 25%, cao hơn khoảng 4% - 5% so với trước đó.
VASEP cho rằng, với mức chiết khấu hơn 10% như hiện tại đang gần như vượt quá sức chịu đựng của DN trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực thủy sản. Nếu phải chịu mức chiết khấu cao nhất lên tới 25% như yêu cầu của Big C thì chắc chắn DN sẽ thua lỗ.
Không chỉ riêng khoản chiết khấu trên doanh thu sản phẩm, hiện tại, để được cung cấp hàng trong siêu thị, các DN còn phải chịu hàng loạt các khoản phí khác như mở điểm bán mới, vận chuyển, khuyến mại ... Đặc biệt, nhiều DN phải trả thêm chiết khấu 1% cho các mặt hàng có khả năng bị hỏng, tuy nhiên, dù hàng có hỏng hay không, bên cung cấp vẫn phải mất số tiền này.
Được biết, nhằm phản ứng trước tình trạng "tận thu" của của Big C, một số DN thuộc VASEP đã rút hàng khỏi hệ thống này. Với việc chuyển chủ từ Tập đoàn Casino (Pháp) sang Tập đoàn TCC (Thái Lan), nhiều khả năng mức chiết khấu của Big C trong tương lai sẽ khó có thể giảm so với hiện tại.
Không chỉ riêng với thủy sản, nhiều DN Việt cung cấp các mặt hàng khác cũng phản ánh tình trạng bị "tận thu" tương tự. Ngay từ đầu năm 2016, các siêu thị ngoại đã bắt đầu đòi tăng thêm mức chiết khấu lên thêm 4% - 5,5%. Tình trung bình, hàng Việt muốn vào siêu thị ngoại đang phải chịu khoảng 10 khoản phí khác nhau.
Trước tình trạng này, nhiều DN trong nước đã buộc phải rút hàng của mình ra khỏi các hệ thống siêu thị ngoại.

Thị trường TP HCM “nóng” với hàng điện lạnh

Thời tiết nắng nóng gay gắt nên sức tiêu thụ các mặt hàng điện lạnh tại TP HCM tiếp tục tăng mạnh.
suc mua cac loai may dieu hoa nhiet do dang gia tang.

Sức mua các loại máy điều hòa nhiệt độ đang gia tăng.

Những ngày qua, ở TP. Hồ Chí Minh có những cơn mưa hiếm hoi. Tuy nhiên, thời tiết ở đây vẫn nắng nóng gay gắt nên sức tiêu thụ các mặt hàng điện lạnh tiếp tục tăng mạnh.

Những ngày này, tại Trung tâm điện máy, nội thất Thiên Hòa, siêu thị điện máy Nguyễn Kim... mức tiêu thụ các mặt hàng điện lạnh tăng khoảng 45% so với cùng kỳ năm trước, lúc cao điểm tăng đến 200%.

Năm nay, nắng nóng kéo dài, các nhà phân phối dự đoán sức mua tăng cao nên chuẩn bị tốt nguồn hàng với giá cả khá ổn định. Một số nhà phân phối có các chương trình khuyến mãi cho khách hàng giảm giá từ 10 đến 20%.

Các thương hiệu lớn như: Toshiba, Daikin, Samsung, LG… giới thiệu nhiều mẫu mã mới có công nghệ tiết kiệm điện và thân thiện với môi trường. Giá các sản phẩm tiết kiệm năng lượng thường cao hơn sản phẩm thông thường khoảng 2,5 triệu đồng, nhưng vẫn được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

Những người có thu nhập trung bình hoặc thấp lựa mua các sản phẩm thương hiệu Việt. Ông Nguyễn Tấn Hoàng Hậu, Giám đốc Marketing hệ thống Điện máy, nội thất Thiên Hòa cho biết: “So với các năm trước thì nhu cầu người tiêu dùng mua các sản phẩm tiết kiệm được tăng cao. Người tiêu dùng cũng tính toán kĩ với mức tiết kiệm điện thì sẽ đem lại lợi ích lớn. Do đó, người tiêu dùng đã quen với các sản phẩm tiết kiệm điện, năm ngoái, tỷ trọng các sản phẩm tiết kiệm điện chiếm 30%, năm nay tăng lên 60%”.


Apple bị Samsung vượt mặt trên sân nhà

Mỹ luôn là thị trường smartphone trọng điểm của nhiều hãng công nghệ và Apple thường đứng đầu với lợi thế "sân nhà". Tuy nhiên, theo các báo cáo gần đây thì Samsung đã vượt qua được Apple.
bo doi galaxy s7 da giup samsung vuot qua apple tai thi truong myanh: afp.

Bộ đôi Galaxy S7 đã giúp Samsung vượt qua Apple tại thị trường MỹẢnh: AFP.

Theo GSMArena, dựa vào số liệu của hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint Research, kết thúc tháng 3 vừa qua Samsung đã vươn lên thành nhà sản xuất di động lớn nhất tại Mỹ, khi chiếm 28,8% thị phần. Trong khi đó, Apple tụt xuống vị trí thứ hai với 23% thị phần. Vị trí thứ ba là LG với 17,1%.
Các chuyên gia phân tích cho biết, chính bộ đôi Galaxy S7 và Galaxy S7 edge đã đem lại thành công cho Samsung, khi nhận được sự quan tâm lớn từ phía người dùng.
Ngoài ra, việc tụt hạng của Apple còn do mẫu sản phẩm iPhone 6S không thực sự gây được ấn tượng mạnh đến người dùng, cũng như mẫu smartphone iPhone SE vừa ra mắt không đem lại yếu tố bất ngờ.
Theo hãng nghiên cứu thị trường IDC, trong 3 tháng đầu năm 2016, Samsung xuất xưởng được 81,9 triệu chiếc điện thoại di động khác nhau trên phạm vi toàn cầu. Hiện tại, Samsung đang là hãng nắm thị phần di động cao nhất với 24,5% thị phần. Vị trí thứ hai thuộc về Apple với 15,3% khi xuất xưởng được 51,2 triệu chiếc iPhone.
Được biết, Galaxy S7 dùng màn hình 5,1 inch, trong khi Galaxy S7 edge có màn hình 5,5 inch. Cả hai sử dụng nền Super AMOLED độ phân giải Quad HD (2K). Những tính năng mới có trong bộ đôi Galaxy S7 và S7 edge chính là hỗ trợ thêm khe cắm thẻ nhớ mở rộng, công nghệ chụp ảnh Dual Pixel, lần đầu tiên trang bị khả năng chống nước hoàn hảo.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 10-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 10-05-2016

    Nóng cuộc đua giành thị phần bán lẻ
    Phát hiện lượng lớn thực phẩm chức năng nghi hàng Trung Quốc giả hàng Mỹ
    Vì sao đội tàu du lịch tiền tỷ Hà Nội đắp chiếu?
    Tổng tài sản toàn hệ thống ngân hàng tăng trở lại
    Ông chủ mới của Big C đang có những gì tại Việt Nam?

  • Tin kinh tế đọc nhanh 10-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 10-05-2016

    Ngành than được xuất khẩu trên 2 triệu tấn
    Chuyển nhượng cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: Chờ cụ thể hóa khoản hỗ trợ hàng trăm triệu USD
    HSBC hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam, lạc quan với Sri Lanka
    Lời hứa giảm lãi suất cho vay bị thách thức
    Nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày có đơn hàng đến hết quý II

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 09-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 09-05-2016

    Việt Nam: mới chỉ có 17% wbesite chấp nhận thanh toán trực tuyến
    Cảnh giác lạm phát nhảy số
    SDN đầu tư 1.260 tỷ đồng vào bất động sản xanh
    BIDV cam kết dành nguồn vốn 20.000 tỷ đồng tài trợ các dự án tại Lào Cai
    Đột phá vào tư duy dịch vụ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 09-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 09-05-2016

    Trung Quốc thu giữ hơn 10 tấn sứa giả làm từ chất đông đặc
    Bán tháo cây thuốc quý cho Trung Quốc
    Vì sao ngân hàng kém mặn mà với dự án nông nghiệp?
    Siêu dự án trên sông Hồng: Làm lợi cho Trung Quốc?
    Đại gia Thái đổ bộ: Món hời mang tên giấy phép

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 09-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 09-05-2016

    Xuất khẩu dệt may đạt gần 7 tỷ USD sau 4 tháng
    Các ngân hàng khao khát nới room để thu hút vốn từ cổ đông ngoại
    Doanh nghiệp kiến nghị thay đổi cách quản lý xuất khẩu gạo
    Trung Quốc sẽ khiến chứng khoán thế giới bị bán tháo
    Nhà máy xăng sinh học chết yểu!

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 09-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 09-05-2016

    Dấu hiệu suy yếu của kinh tế Trung Quốc
    Trung Quốc toan tính “mua cả nước Úc”
    Vẫn siết cấp phép mở chi nhánh ngân hàng
    Vingroup với tham vọng thống trị thị trường bán lẻ Việt Nam
    VNPT-Net đạt doanh thu gần 21.000 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng tôi 08-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng tôi 08-05-2016

    Trung Quốc điều tra các công ty dược phẩm nước ngoài
    Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi mất ghế
    Người Thái "nhắm" đến Việt Nam
    Tìm cách hóa giải thách thức trong nhập khẩu gỗ nguyên liệu
    6 trường hợp được nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin cũ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 08-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 08-05-2016

    Ấn Độ "đau đầu" tìm cách xử lý hơn 120 tỷ USD nợ xấu ngân hàng
    Đây là lý do tại sao Trung Quốc thất thoát 500 tỷ USD ngoại hối chỉ trong 1 năm duy nhất
    Iran tuyên bố sẵn sàng tham gia đóng băn sản lượng dầu mỏ
    Thị trường thép đã phục hồi tích cực
    Thái Lan muốn bán ồ ạt trên 11 triệu tấn gạo

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-05-2016

    “Cuộc chiến” giành giật thị phần bán lẻ: Ông lớn đua tranh vị trí đầu bảng
    FPT Trading sẽ nối gót FShop bán trong năm nay
    Thuốc lá lậu vẫn còn chiếm 20% thị phần
    Có vội vàng khi đưa lãi suất tiền gửi USD về 0%?
    Rạng Đông sẽ đầu tư 193 tỷ cho thiết bị công nghệ

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 08-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 08-05-2016

    “Sức khỏe” các doanh nghiệp bất động sản vẫn còn rất yếu!
    Lo đơn hàng dệt may “chảy” sang Lào, Myanmar
    Doanh nghiệp ô tô "kêu" khó khi tính thuế mới
    Sửa đổi chính sách thuế đối với hàng NK gửi qua dịch vụ CPN
    Liên minh EU áp dụng Luật Hải quan mới