Việt Nam: mới chỉ có 17% wbesite chấp nhận thanh toán trực tuyến
Cảnh giác lạm phát nhảy số
SDN đầu tư 1.260 tỷ đồng vào bất động sản xanh
BIDV cam kết dành nguồn vốn 20.000 tỷ đồng tài trợ các dự án tại Lào Cai
Đột phá vào tư duy dịch vụ
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 08-05-2016
- Cập nhật : 08/05/2016
Ấn Độ "đau đầu" tìm cách xử lý hơn 120 tỷ USD nợ xấu ngân hàng
Theo một quan chức chính phủ, Thủ tướng Narendra Modi đã coi việcxử lý nợ xấu trong các ngân hàng là ưu tiên gần như hàng đầu.
Trong khi đó, một quan chức cấp cao khác cho biết các ngân hàng rất không sẵn lòng trong việc chấp nhận chịu lỗ liên quan đến vấn đề nợ xấu.
Quan chức này nói đề xuất về việc thành lập một ủy ban độc lập đã vấp phải những trở ngại khi có những nghi vấn đặt ra là liệu nó có phù hợp với pháp luật hiện hành.
Số nợ xấu trong các ngân hàng ở Ấn Độ là 121 tỷ USD, với trên 100 tỷ USD được ghi trong sổ sách của các ngân hàng quốc doanh.
Các ngân hàng bị chỉ trích là đã quá dễ dàng với các doanh nghiệp và có ý kiến phản đối việc dùng tiền ngân sách để "chống lưng" cho hệ thống ngân hàng.
Nợ xấu đã bó hẹp khả năng cho vay của các ngân hàng, đe dọa làm thui chột đà phục hồi kinh tế mới manh nha của Ấn Độ.
Nợ xấu gia tăng khi nhu cầu tiêu dùng thấp đã ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp, khiến các doanh nghiệp lớn gặp khó khăn hơn trong việcthanh toán nợ.
Thống đốc RBI Raghuram Rajan đã đặt ra hạn chót là tháng 3/2017 để các ngân hàng xử lý xong nợ xấu, và chính phủ nước này thông báo sẽ bơm 11 tỷ USD vào các ngân hàng nhà nước cho đến tháng 3/2019 để hỗ trợ họ cân đối bản quyết toán.
Theo India Ratings and Research, chi nhánh của Fitch tại Ấn Độ, chính phủ nước này sẽ phải chi tới 45 tỷ USD nếu các ngân hàng không huy động được tiền vốn từ các thị trường để giải quyết vấn đề thiếu tiền dự chi trong tương lai.
Tất cả các ngân hàng nhà nước, trong đó có State Bank of India (SBI), ngân hàng lớn nhất, đang chứng kiến giá trị tài sản giảm mạnh.
Các ngân hàng mạnh có thể huy động tiền từ thị trường, giảm gánh nặng lên ngân sách.
Hồi tháng Ba, SBI đã yêu cầu Jindal Steel and Power hoàn tất thỏa thuận bán nhà máy điện cho JSW Energy, để giảm nợ và thỏa thuận đã được thông báo ngày 4/5.
Đây là lý do tại sao Trung Quốc thất thoát 500 tỷ USD ngoại hối chỉ trong 1 năm duy nhất
Bài nghiên cứu sau đây của Macquarie sẽ trả lời cho câu hỏi tại sao một khoản tiền khổng lồ như vậy lại có thể chạy ra khỏi Trung Quốc chỉ trong vỏn vẹn 365 ngày.
Trả nợ nước ngoài: Đây là nhân tố chính và chiếm đến 1/3 dòng vốn ra. Các doanh nghiệp trung Quốc muốn nhanh chóng thoát khỏi gánh nặng nợ do đồng USD ngày càng mạnh lên. (Đồng USD tăng giá làm các khoản nợ bằng USD trở nên đắt đỏ.) Động thái phá giá đồng nhân dân tệ hồi tháng 8 lại càng đổ thêm dầu vào lửa.
Sai số: Nhân tố này bao gồm tất cả những gì không được xếp vào các khoản mục còn lại trong cán cân thanh toán. Bao gồm cả dòng vốn di chuyển ngầm và mậu dịch tiểu ngạch.
Mua vào tài sản nước ngoài: Người dân Trung Quốc ráo riết mua vào tài sản nước ngoài nhằm tăng cường khối lượng tài sản nước ngoài nắm giữ trong danh mục tài sản của họ do đồng nhân dân tệ giảm giá.
Người nước ngoài rút tiền từ các ngân hàng Trung Quốc: Đồng nhân dân tệ giảm giá đã kích thích người nước ngoài rút ra 123 tỷ USD từ các ngân hàng địa phương Trung Quốc. Động thái này nằm trong xu hướng dịch chuyển dòng vốn từ thị trường mới nổi sang thị trường phát triển nói chung.
Đầu tư chứng khoán: Có hai vấn đề quan trọng ở đây: Thứ nhất, người dân Trung Quốc đầu tư nhiều hơn ra nước ngoài nhằm mục đích đa dạng hóa danh mục và phòng ngừa rủi ro đồng nhân dân tệ giảm giá sâu; Thứ hai, nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu di chuyển nguồn vốn ra khỏi thị trường sau khi TTCK Trung Quốc sụp đổ vào quý III/2015.
Đầu tư trực tiếp: Các công ty tại Trung Quốc bắt đầu hoạt đông thâu tóm công ty nước ngoài, đóng góp một khối lượng lớn vào nguồn vốn chảy ra.
Bước vào năm 2016, nguồn vốn chảy ra khỏi Trung Quốc chậm dần. Giới chức Trung Quốc tiến hành rà soát hoạt động tài chính ngầm và yêu cầu các ngân hàng tăng cường kiểm tra những khách hàng cố tình đi cửa sau để rút ra ít nhất 50.000 USD/năm bằng hành vi rửa tiền hoặc nhờ người thân chuyển tiền ra nước ngoài.
Kết luận của nhóm nghiên cứu Macquarie
Rủi ro di chuyển nguồn vốn là không đáng kể trong ngắn hạn. Một mặt, hơn 1 nửa giao dịch kinh doanh tiền tệ đã biến mất. Mặt khác chính phủ có thể vẫn sử dụng quyền kiểm soát vốn nhằm hạn chế hoạt động di chuyển tiền ra nước ngoài của người dân Trung Quốc. Tất nhiên, tiền vẫn có thể dời đi dưới hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư chứng khoán (sử dụng hạn ngạch QDII) thậm chí là mậu dịch tiểu ngạch. Nhưng những kênh này vẫn rất nhỏ và đặc biệt là đang trong tầm ngắm sát sao của chính quyền.(CafeF)
Iran tuyên bố sẵn sàng tham gia đóng băn sản lượng dầu mỏ
Ngày 6/5, người phụ trách văn phòng đối ngoại thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Iran (NIOC), ông Mohsen Qamsari cho biết nước này đã sẵn sàng tham gia vào kế hoạch đóng băng sản lượng khai thác dầu mỏ, vừa được các cường quốc dầu mỏ đề xuất nhằm giúp ổn định tình hình giá cả của mặt hàng này.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ông Qamsari nói rằng Iran đã đạt được mức độ khai thác mong muốn và có thể bắt đầu giới hạnsản lượng dầu mỏ của nước này. Tuy nhiên, việc tham gia vào kế hoạch này sẽ do Bộ trưởng Dầu khí Iran quyết định.
Kế hoạch đóng băng sản lượng khai thác dầu mỏ được các quốc gia thành viên OPEC và ngoài OPEC khởi xướng nhằm bình ổn giá cả dầu mỏ trên thị trường thế giới.
Iran đã từ chối lời kêu gọi tham gia vào kế hoạch nói trên vì cho rằng điều này không công bằng đối với quốc gia Hồi giáo vừa mới được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi này.
Tuy nhiên, Iran đã bày tỏ thái độ hưởng ứng kế hoạch trên sau khi sản lượng khai thác của nước này đã vượt ngưỡng 4 triệu thùng/ngày.
Theo ước tính của OPEC, mức độ khai thác hiện tại của Iran là 4,2 triệu thùng/ngày. Trong đó, lượng dầu mỏ xuất khẩu hiện tại đã đạt mức 2,2 triệu thùng/ngày, ít nhất 500.000 thùng dầu/ngày được xuất sang thị trường EU.
Thị trường thép đã phục hồi tích cực
Báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh của ngành thép trong 4 tháng đầu năm 2016 của Bộ Công Thương cho thấy, sản xuất thép có sự tăng trưởng so với năm 2015.
Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm 2016, sản xuất sắt thép thô đạt gần 1,5 triệu tấn, tăng 18,4%, thép cán đạt hơn 1,5 triệu tấn, tăng 21,9% so với cùng kỳ. Thép thanh, thép góc có mức tăng trưởng cao nhất với mức tăng 27,6% so với cùng kỳ 2015, đạt 1534,2 nghìn tấn.
Mặc dù sản xuất tăng, tuy nhiên lượng nhập khẩu thép các loại từ các thị trường lại không giảm. Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, lượng thép NK trong tháng 4 tăng 45,3% và tăng 4,6% về trị giá so với cùng kỳ. Tính chung 4 tháng đầu năm 2016, nhập khẩu thép các loại tăng tới 59,2% về lượng và tăng 1,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, lượng thép NK tăng cao nhưng giá trị NK giảm cho thấy giá thép NK giảm nhiều so với năm 2015. Điều này đã tạo ra sức ép rất lớn đối với sản xuất thép trong nước.
Thông tin về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, những tháng đầu năm 2016, ngành thép trong nước gặp nhiều khó khăn do đối mặt với lượng thép nhập khẩu ồ ạt từ nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc. Cạnh tranh gay gắt, tiêu thụ khó khăn, giá bán thấp ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
Tuy nhiên, sang tháng 3 và tháng 4 thị trường đã có sự phục hồi tích cực. Nguyên nhân, theo đại diện Bộ Công Thương là do nhu cầu tăng, giá thép trong nước cũng gia tăng theo xu hướng tăng mạnh của thị trường thép thế giới. Các DN sản xuất thép theo đó đều đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường, đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.
Đại diện Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh, ngày 7-3-2016, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 862/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam. Quyết định này cũng đã phát huy tác dụng giúp ngăn chặn phôi thép và thép giá rẻ nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các nhà sản xuất thép trong nước.
Thái Lan muốn bán ồ ạt trên 11 triệu tấn gạo
Trước việc Thái Lan muốn bán ồ ạt trên 11 triệu tấn gạo, Bộ Công thương đề nghị Bộ Nông nghiệp vào cuộc hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp.
Theo văn bản của Bộ Công thương vừa gửi Bộ Tài chính về tình hìnhxuất khẩu gạo cũng như nguy cơ, thách thức khi Thái Lan muốn bán ồ ạt khoảng 12 triệu tấn gạo, Bộ Công thương khẳng định xuất khẩu có thể bị cạnh tranh gay gắt…
Theo Bộ Công thương, số liệu cho thấy tổng xuất khẩu gạo của VN 3 tháng đầu năm 2016 vẫn ở mức khá: đã cán mức 1,55 triệu tấn, đạt 680 triệu USD - tăng khoảng 38% cả về số lượng và giá trị so với cùng kỳ 2015.
Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu chủ yếu của gạo VN vẫn là Trung Quốc, Malaysia, đặc biệt có Indonesia quý qua tăng rất mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số thị trường lại giảm, như Philippines, Châu Âu…
Giá xuất khẩu gạo của VN so với Thái Lan quý qua, theo Bộ Công thương đã thu hẹp. Gạo 5% tấm của VN đã đạt mức giá 370-380 USD/tấn, trong khi gạo Thái là 380-390USD/tấn.
Việc Thái Lan định bán ra thị trường trên 11 triệu tấn gạo, Bộ Công thương nhận định Thái Lan đang tồn kho 12 triệu tấn gạo, nhưng có 7,5 triệu tấn gạo dưới chuẩn, 1,5 triệu tấn để chế biến công nghiệp và 2,4 triệu tấn gạo mục, hỏng…
Tuy nhiên, Bộ này vẫn nhận định tình hình xuất khẩu gạo VN sẽ gặp thách thức, gặp cạnh tranh gay gắt không chỉ từ Thái Lan mà còn từ Myama, Campuchia, Ấn Độ… Nên bộ Công thương định hướng tăng cường xúc tiến thương mại, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn sản xuất với tiêu thụ gạo, nâng cao chất lượng và giá trị gạo VN.
Ngoài ra, để ứng phó thách thức lớn sắp tới, Bộ Công thương đề nghị Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn cần rà soát lại các cam kết quốc tế của VN về kiểm dịch thực vật để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, tạo điều kiện đa dạng hóa thị trường.
Trước mắt, Bộ Công thương thẳng thắn yêu cầu đàm phán lại nghị định thư với Trung Quốc về kiểm dịch thực vật với gạo để phù hợp thông lệ quốc tế, tránh bất lợi cho gạo VN.
Ngoài ra, Bộ Công thương cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn rà soát danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép nhập khẩu, sản xuất và lưu hành tại VN, loại bỏ ngay những loại thuốc có chứa chất độc hại.
Trước băn khoăn của báo chí lo ngại nước ngoài sẽ mua gạo Thái được bán ồ ạt rẻ hơn, ông Đỗ Thắng Hải, thứ trưởng Bộ Công thương nêu hiện chưa biết giá cụ thể của Thái Lan nên đề nghị và cho biết Bộ Công thương đã chỉ đạo các giải pháp cụ thể.
Tuy nhiên, ông Hải từ chối tiết lộ thông tin cụ thể. Ông Hải định hướng VN hoàn toàn có thể tập trung vào những hợp đồng nhỏ hơn, những thị trường như Trung Cận Đông, Châu Phi…