tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 02-03-2016

  • Cập nhật : 02/03/2016

Nghị sĩ Philippines kêu gọi trừng phạt kinh tế Trung Quốc

sinh vien philippines bieu tinh truoc lanh su quan trung quoc tai manila phan doi viec bac kinh quan su hoa bien dong - anh: reuters

Sinh viên Philippines biểu tình trước lãnh sự quán Trung Quốc tại Manila phản đối việc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông - Ảnh: Reuters


Hạ nghị sĩ Philippines Rodolfo Biazon vừa lên tiếng kêu gọi Philippines và các đồng minh cân nhắc áp đặt những biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Trung Quốc.
Hạ nghị sĩ Philippines, ông Rodolfo Biazon kêu gọi Philippines và các đồng minh cân nhắc áp đặt những biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Trung Quốc nếu nước này từ chối tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) về vụ Manila kiện các tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Tờ Philippine Daily Inquirer ngày 29.2 dẫn lời ông Biazon, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Hạ viện Philippines, phát biểu trên đài phát thanh địa phương dzBB rằng Philippines và các nước láng giềng cần phải đoàn kết nhằm đối phó với “mối đe dọa ngày càng tăng” từ Trung Quốc.
Hạ nghị sĩ Biazon nói rằng ông đã có các cuộc thảo luận không chính thức về những biện pháp trả đũa Trung Quốc với các thành viên của quốc hội Nhật và giới ngoại giao nước này, tuy nhiên ông khẳng định đây chỉ mới là “ý kiến cá nhân”. Trong khi đó, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario hôm qua kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết nếu không muốn bị coi là nước “đạp lên luật pháp”.

Trung Quốc tăng cường biện pháp kích thích kinh tế

trung quoc vua tang cuong cac bien phap kich thich kinh te - anh: bloomberg

Trung Quốc vừa tăng cường các biện pháp kích thích kinh tế - Ảnh: Bloomberg


Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) mới đây tăng cường các biện pháp kích thích kinh tế nhằm chống đỡ giữa cảnh chứng khoán lao dốc và nhân dân tệ yếu đi.
Theo CNN và Bloomberg, PBOC mới đây giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc dành cho các ngân hàng 0,5 điểm phần trăm, bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay 1.3. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc hiện giờ là 17% cho các ngân hàng lớn nhất, song đây vẫn là tỷ lệ dự trữ thuộc hàng cao nhất trên thế giới.
PBOC kỳ vọng các ngân hàng sẽ bơm tiền vào kinh tế Trung Quốc. Cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một trong những công cụ chính được các ngân hàng trung ương thế giới sử dụng để kích thích tăng trưởng.
PBOC phát tín hiệu trong những tuần gần đây, nói rằng họ sẽ thúc đẩy tăng trưởng bằng cách hướng dẫn thị trường liên ngân hàng và bơm thanh khoản thông qua các hoạt động thị trường mở.
Các nhà kinh tế tại Capital Economics cho hay việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đồng nghĩa rằng các lo ngại về dòng tiền thoái khỏi Đại lục đã được giảm bớt. Giới chuyên gia ước tính đã có hàng trăm tỉ USD, có thể lên đến 1.000 tỉ USD, đã rời Trung Quốc trong năm qua.
Giới đầu tư đã và đang cố gắng bảo vệ đồng tiền của họ khi giá trị nhân dân tệ đi xuống. Nhiều người nhìn thấy cơ hội tốt hơn ở nước ngoài, cho dù đó là đầu tư vào thị trường ngoại quốc hay bất động sản.
Lòng tin vào thị trường thời gian qua không khá lên vì thị trường bất động sản gặp khó và chứng khoán Trung Quốc lao dốc. Chỉ số Shanghai Composite đã mất gần 1/4 giá trị trong năm nay vừa giảm thêm 2,9% hôm 29.2.
Năm ngoái, Đại lục có mức tăng trưởng kinh tế hằng năm thấp nhất trong 1/4 thế kỷ. Chính phủ đang cố gắng để thay đổi động cơ tăng trưởng từ sản xuất và đầu tư được hỗ trợ bởi nợ sang dịch vụ và chi tiêu tiêu dùng.
Bắc Kinh đang có nhiều lựa chọn kích thích kinh tế nếu họ xác định các biện pháp hỗ trợ bổ sung là cần thiết. Các nhà hoạch định chính sách có thể tăng chi tiêu vào cơ sở hạ tầng, hoặc bơm tín dụng vào nền kinh tế. “Chúng tôi cho rằng Trung Quốc vẫn còn đạn dược để hỗ trợ tăng trưởng”, giới phân tích tại ngân hàng UBS nhận định.

Zimbabwe: Đất nước dùng đến 9 loại tiền tệ

Quản lý một loại tiền tệ đã là việc khó khăn, tuy nhiên, giới doanh nghiệp ở Zimbabwe hiện phải chật vật xoay sở giữa 9 loại tiền tệ.
Thực tế sử dụng 9 loại tiền tệ là cuộc sống thường nhật của nhiều doanh nghiệp ở Zimbabwe, những hãng đã bị buộc phải đóng luôn vai trò của các đại lý hoán đổi ngoại tệ sau khi nội tệ nước nhà sụp đổ và bị rút khỏi lưu thông.
Các doanh nghiệp ở quốc gia châu Phi giao thương bằng đồng euro, đô la Mỹ, đô la Úc, rand Nam Phi, pula Botswana, bảng Anh, yen Nhật, nhân dân tệ và rupee Ấn Độ.
“Hầu hết các loại tiền tệ được dùng cho mục đích kinh doanh, giao dịch. 50% thương mại của chúng tôi thực hiện với đối tác Trung Quốc và Nam Phi, vì thế chúng tôi cần cho phép buôn bán bằng nhiều loại tiền tệ”, Thống đốc Ngân hàng Dự trữ John Mangudya của Zimbabwe nói với kênh CNN.
USD là “đồng tiền dự trữ” chính thức của Zimbabwe. Ông Mangudya cho hay đất nước ông không có ý định bỏ đô la Mỹ để dùng nhân dân tệ hay đồng rand.
Trên đường phố ở thủ đô Harare của Zimbabwe, USD được ưa thích hơn nhưng các thương nhân cũng chấp nhận nhiều loại tiền tệ. Gần biên giới với nước Nam Phi và Botswana, đồng rand, pula và euro lại phổ biến.
Dù vậy, sự phổ biến của đồng rand đã giảm xuống gần đây sau khi đồng tiền này lao dốc 30% vào năm ngoái. Người Zimbabwe đang dần bỏ nội tệ hàng xóm nước họ vì lo ngại rand sẽ mất giá thêm.
Tỷ giá chính là vấn đề cần thương lượng. Các doanh nghiệp địa phương sẽ chấp nhận hầu hết 9 loại tiền kể trên, nhưng ở mức tỷ giá cao hơn nhiều so với tỷ giá chính thức.
to tien menh gia 100.000 ti do la zimbabwe - anh: afp

Tờ tiền mệnh giá 100.000 tỉ đô la Zimbabwe - Ảnh: AFP

Cuộc khủng hoảng tiền tệ của Zimbabwe bắt đầu từ năm 2000 khi chính phủ nước này tiến hành cải cách ruộng đất mạnh mẽ. Sự kết hợp của các biện pháp trừng phạt, tâm lý mất niềm tin vào nền kinh tế đã dẫn đến sự lao dốc của đồng đô la Zimbabwe.
Lần đo lường chính thức tình trạng lạm phát cuối cùng của Zimbabwe là vào đầu năm 2009, cho ra kết quả 230 triệu phần trăm. Đây cũng là năm đô la Mỹ được chấp nhận hợp pháp. Giá cả hàng hóa ở quốc gia không giáp biển này thay đổi từng phút và Zimbabwe nổi tiếng với tờ bạc 100.000 tỉ đô la của họ.
Chủ tịch hãng đầu tư Vinal Investments Shingi Munyeza từng cho hay ông sẽ “trả tiền cho cốc cà phê trước khi nó được làm, vì khi bạn ngồi xuống và uống nó, giá cả sẽ tăng lên”.
Zimbabwe vẫn còn cách rất xa ngày mà họ có thể giới thiệu lại bản tệ mới. Năm 2014, nước này bắt đầu đúc các đồng xu có mệnh giá nhỏ ở nước bạn Nam Phi để người dân mua các loại hàng hóa có giá ít hơn 1 USD.
“Chúng tôi không có đồng xu USD nên tiền lẻ được thay bằng kẹo hoặc bút viết”, ông Mangudya nói.

Dân Nga khốn đốn giữa cảnh suy thoái kinh tế

mot nguoi dan dung truoc quay hang thuc pham o saint petersburg - anh: bloomberg

Một người dân đứng trước quầy hàng thực phẩm ở Saint Petersburg - Ảnh: Bloomberg


Cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới không chỉ gây thiệt hại cho kinh tế Nga, nó còn khiến nhiều người dân nước này khốn đốn.
Theo CNN, Leonid Emshanov, một thợ cơ khí làm việc tại nhà máy ô tô Avtovaz tại thành phố Tolyatti (Nga) không muốn chỉ cho phóng viên hãng tin này biết nhà anh.
Leonid cho biết nhà anh có quá đông người. Leonid và vợ Natalia sống cùng với ba mẹ và anh trai anh. Giờ đây, Natalia lại đang mang thai. Cặp đôi Leonid cho hay hiện họ không có đủ tiền thuê nhà để sống riêng.
“Thu nhập của chúng tôi chỉ đủ để chi trả các hóa đơn tiện ích, thực phẩm và rất ít khi chúng tôi mua quần áo, đi xem phim hay uống cà phê”, Leonid nói. Cuộc sống đang ngày càng khó khăn hơn với gia đình anh.
Hãng Avtovaz đã và đang thực hiện một số đợt cắt giảm lớn, hạ số ngày làm việc mỗi tuần của công nhân viên xuống còn bốn ngày. Điều này đồng nghĩa với việc lương của anh Leonid sẽ bị cắt 20%, xuống còn ít hơn 15.000 rúp Nga, tương đương 200 USD.
“Đó là mức thu nhập cực kỳ thấp”, anh Leonid cho hay. Trước khi bị giảm lương, anh kiếm được khoảng 20.000 rúp, tương đương 262 USD.
Các nhà sản xuất ô tô thế giới chuyển vào Nga vì tiềm năng tăng trưởng thị trường này rất tốt. Nga được dự báo sẽ trở thành một trong những thị trường xe hơi lớn nhất thế giới.
Tuy vậy, tình hình suy thoái kinh tế đang gây ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp ô tô. Doanh thu ô tô năm ngoái giảm 36%. Thành phố Tolyatti nổi tiếng với nhà máy Avtovaz, khu phức hợp khổng lồ sản xuất ô tô Lada kể từ đầu thập niên 1970. Hiện giờ, Avtovaz còn chế tạo cả mẫu xe Renault và Nissan.
Tất cả người Nga đều biết rằng dầu giá rẻ là nguyên do chủ chốt của khó khăn tài chính mới nhất mà họ đang chịu. Giới chuyên gia kinh tế từ lâu đã cảnh báo về độ phụ thuộc nguy hiểm của Nga vào xuất khẩu.
Thêm vào đó, các biện pháp trừng phạt từ phương Tây đã hạn chế kinh tế Nga, đẩy cao giá cả lương thực. Rúp Nga đã giảm hơn một nửa giá trị so với đô la Mỹ.
Vì vậy, những người dân thường như anh Leonid đang bị đưa vào cảnh phải làm những gì anh có thể để kiếm sống. Anh Leonid nhận làm thêm một trong số ít những ngành nghề có thể phát triển ở nơi anh sống: nhân viên bảo vệ.
“Tình hình kinh tế như thế này không dẫn đến bất cứ điều gì tích cực. Tội phạm sẽ gia tăng. Mọi người sẽ phải sợ tất cả mọi thứ. Tôi không biết nó còn có thể dẫn đến những điều gì”, anh Leonid chia sẻ.

Ngân hàng Nhà nước giải thích chuyện tỉ giá giảm nhanh

 Những ngày gần đây tỉ giá liên tục đi xuống. Đến nay giá bán USD tại các ngân hàng cao nhất chỉ còn 22.330 đồng/USD, giảm khoảng 217 đồng/USD so với cuối năm 2015.

“Thị trường ngoại tệ diễn biến ổn định trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động cho thấy cách thức điều hành tỉ giá mới đã giúp thị trường ngoại tệ hấp thu tốt hơn các cú sốc bên ngoài, giảm thiểu tác động bất lợi tới tỉ giá”, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Bùi Quốc Dũng lý giải về diễn biến thị trường ngoại hối thời gian gần đây trong bài phỏng vấn đăng trên website Ngân hàng Nhà nước hôm nay, 1-3.

Theo Ngân hàng Nhà nước, cách thức điều hành tỉ giá mới đã giải tỏa tâm lý đầu cơ, găm giữ ngoại tệ. Chính vì vậy, các nguồn ngoại tệ vào VN, thay vì bị các tổ chức, cá nhân giữ lại với kỳ vọng tỉ giá sẽ tăng mạnh đã được bán cho các tổ chức tín dụng, tạo nguồn cung cho thị trường.

Bên cạnh đó một lượng lớn ngoại tệ đã bị găm giữ từ cuối năm ngoái cũng dần được giải phóng. Nhờ đó, mặc dù nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp trong tháng đầu năm vẫn ở mức cao, biểu hiện là trong 3 tuần đầu tháng 1, hệ thống tổ chức tín dụng vẫn bán ròng ngoại tệ cho nền kinh tế.

Tuy nhiên việc bán ròng ngoại tệ không gây áp lực tăng tỉ giá như các giai đoạn trước mà tỉ giá vẫn giảm nhanh do tâm lý thị trường đã thay đổi.

Cũng theo NHNN, trước khi nơi này thay đổi cách thức điều hành tỉ giá, nhiều tổ chức, chuyên gia kinh tế đã dự báo tỉ giá năm 2016 tăng 5-7%. Tuy nhiên hiện nay các dự báo về tỉ giá đã có nhiều thay đổi. Ngân hàng Standard Chartered dự báo tỉ giá tăng khoảng 1-2% trong năm 2016, Ngân hàng HSBC dự báo khoảng 3-4%, một số chuyên gia kinh tế dự báo tăng khoảng 3%.

“Với cách thức điều hành mới, cùng với các biện pháp điều tiết của NHNN, tỉ giá 2016 sẽ không biến động quá lớn để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế theo định hướng của Chính phủ”, NHNN cho biết.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-03-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-03-2016

    Bán hàng trực tuyến tại Mỹ đạt 523 tỷ USD vào năm 2020
    Petrolimex bị thanh tra kiến nghị xử lý hơn 1.191 tỷ đồng
    Nhờ ngân hàng, người giàu lại càng giàu
    Lãi suất huy động tăng vọt nhưng đa số người gửi tiền không được hưởng
    Giá nhà tăng gấp rưỡi, bong bóng bất động sản đang phình to ở Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 03-03-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 03-03-2016

    Trung Quốc bị hạ triển vọng tín nhiệm
    Việt Nam có thể thoát bẫy thu nhập trung bình nhờ FTA
    Chủ đầu tư có quyền quyết định giá dịch vụ nhà chung cư?
    Mất 12,8 tỷ USD để mua hết từng món hàng một trên Amazon
    Nhật Bản xem xét tính hợp pháp của Bitcoin

     

  • Tin kinh tế đọc nhanh 03-03-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 03-03-2016

    Đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội lãi 32.000 tỉ đồng
    Ý tưởng “điên rồ”, đại gia BĐS Bitexco đang làm những thứ chẳng giống ai
    Hà Nội công bố danh sách 26 chủ đầu tư được phép "bán nhà trên giấy"
    Ngân hàng đua lãi suất kỳ hạn dài
    Đăng ký kinh doanh mất 15 phút ở TP HCM

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-03-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-03-2016

    Thủ tướng Malaysia lại dính bê bối 'nhận hối lộ hàng tỷ USD'
    Moody's xếp hạng tín nhiệm Sacombank ở mức B3, triển vọng ổn định
    Vụ lừa chiếm hơn 422 tỉ đồng: Rúng động 2 lời khai của Ngô Thanh Long tại tòa
    Apple thắng kiện Chính phủ Mỹ
    Trung Quốc sẽ thành lập “siêu cơ quan” để quản lý hệ thống tài chính

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-03-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-03-2016

    Doanh nghiệp Nhật đuối sức, hàng "made in Japan" đang mất dần thế thượng phong
    Quảng trị: 4.000m2 đất vàng bỏ hoang giữa trung tâm thành phố
    Sau Hòa Phát, đến lượt VNSteel gửi đơn “kêu cứu” Thủ tướng
    Khi thương hiệu số 1 Việt Nam rơi vào tay tỷ phú Thái
    Vingroup chi 1.200 tỷ để trở thành cổ đông chiến lược của Gỗ Trường Thành

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-03-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-03-2016

    Cần tiếp tục giảm thuế cho doanh nghiệp
    Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng lên 1,8 tỷ USD
    Phó chánh Thanh tra NHNN: Thông tư 36 chỉ là yếu tố rất nhỏ với thị trường BĐS
    Bà chủ Quốc Cường Gia Lai đã thế chấp toàn bộ cổ phiếu của cá nhân để vay ngân hàng
    Điều chỉnh cục bộ quy hoạch Khu đô thị mới Sài Đồng 

  • Tin kinh tế đọc nhanh 02-03-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 02-03-2016

    Cuộc rút lui của đại gia ngoại tại các dự án lọc dầu 'tỷ đô'
    Somalia sắp thành quốc gia không tiền mặt
    900 triệu USD kiều hối về TP HCM 2 tháng đầu năm
    Công nghệ nhà thông minh thu hút người dùng châu Á
    Xuất khẩu cua, ghẹ tăng mạnh

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 01-03-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 01-03-2016

    Các nước Ả Rập đối mặt khủng hoảng nợ 94 tỉ USD vì giá dầu
    Chứng khoán Việt mất điểm theo sàn Trung Quốc
    Máy chế biến nhựa VN bị áp thuế chống bán phá giá tại Ấn Độ
    Cá tra hụt sản lượng nghiêm trọng nhất trong vòng 10 năm
    Hai dự án công nghệ cao rót hàng trăm tỷ đồng vào Bình Định

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-03-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-03-2016

    Hàn Quốc bán hệ thống giao dịch chứng khoán cho Việt Nam
    Trung Quốc tiếp tục phá giá đồng nhân dân tệ
    Ukraine đề xuất rao bán 1 triệu ha đất công
    3 lý do việc thiếu tiền mặt khiến Ả Rập Xê Út khốn đốn
    Ngân hàng Thái ráo riết mở rộng mạng lưới

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-03-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-03-2016

    Campuchia vượt Việt Nam xuất khẩu dệt may vào EU
    Sốt căn hộ mini cho thuê giá rẻ
    Trung Quốc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc
    Trung Quốc đối phó tình trạng dư thừa công suất
    HSG xuất 20.000 tấn tôn thành phẩm sang Mỹ