tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 02-03-2016

  • Cập nhật : 02/03/2016

Cuộc rút lui của đại gia ngoại tại các dự án lọc dầu 'tỷ đô'

Cạnh tranh trên thị trường dầu mỏ giữa Mỹ - Nga và các nước Trung Đông chưa có hồi kết, giá thế giới liên tục giảm sâu là nguyên nhân khiến nhiều đối tác ngoại "chùn chân" ở các dự án quy mô hàng tỷ USD của Việt Nam.

Cuối năm 2015, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Qatar chính thức thông báo rút vốn tại dự án lọc hóa dầu Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu). Phía nhà đầu tư Qatar chỉ thông báo ngắn gọn nguyên nhân là tái cơ cấu và thay đổi chiến lược phát triển. Ban quản lý dự án cho biết, tiến độ công trình đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì sự kiện này.Có công suất thiết kế 2,7 triệu tấn một năm, dự án tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn được xây dựng trên diện tích hơn 460 hecta tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Dự án có tổng vốn đầu tư 3,77 tỷ USD, trong đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) đóng góp 29%, Qatar góp 25% và Tập đoàn SCG của Thái Lan góp tới 46%. Công trình này dự kiến đi vào hoạt động năm 2019.

dau tho lao doc da thay doi trat tu kinh te the gioi va khien nhieu dai gia dau khi rut khoi viet nam. anh: wsj

Dầu thô lao dốc đã thay đổi trật tự kinh tế thế giới và khiến nhiều đại gia dầu khí rút khỏi Việt Nam. Ảnh: WSJ

Sau diễn biến nêu trên, Bộ Công Thương đã yêu cầu SCG phối hợp với PetroVietnam đàm phán với Qatar về việc chuyển nhượng vốn và duy trì hợp đồng nguyên liệu cho dự án, vốn dự kiến do đối tác Qatar cung cấp. Đồng thời, các bên cũng phải tiếp tục tìm kiếm đối tác thay thế.

Năm 2012, vẻ hào nhoáng của siêu dự án Lọc hóa dầu Nhơn Hội với vốn đầu tư gần 27 tỷ USD, diện tích 2.000 ha đã khiến không ít người choáng ngợp. Sau đó, công trình các nhà đầu tư là Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) và Saudi Aramco đã được điều chỉnh quy mô xuống 22 tỷ USD, công suất 20 triệu tấn một năm. Nhơn Hội dự kiến sẽ góp 40% GDP tỉnh Bình Định khi hoạt động.

Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, dự án vẫn chỉ dừng lại ở những quy hoạch trên giấy và con số khủng. Hiện UBND tỉnh Bình Định chưa nhận được hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký cho dự án này. Trước bối cảnh giá dầu thô thế giới liên tục giảm mạnh, các tập đoàn dầu khí thế giới lâm vào thế khó, PTT và Saudi Aramco cũng không nằm ngoài tác động. Giữa năm 2015, chủ đầu tư này mong muốn được hợp tác, góp vốn với doanh nghiệp trong nước nhưng đến nay vẫn chưa có tín hiệu mới.

Ngay tại một dự án đã hoạt động được nhiều năm là Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn (đơn vị quản lý trực tiếp) - Nguyễn Hoài Giang cũng đang rất lo lắng về khả năng hợp tác đầu tư với đối tác Nga - Tập đoàn Gazprom Neft (GPN).

Theo ông Giang, nước Nga đang lâm vào cuộc khủng hoảng dầu thô do giá dầu giảm chỉ còn 30 USD mà nguồn thu của nước này dựa tới 50-60% từ dầu thô, khí đốt. Kinh tế Nga lâm vào khốn khó, các tập đoàn kinh tế nhà nước thiếu tiền, không có nhiều khả năng đầu tư mở rộng.

Trước đó, Tập đoàn Gazprom Neft đã ký thỏa thuận khung mua 49% cổ phần của Lọc hóa dầu Bình Sơn. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đàm phán với phía Nga về giá trị định giá và phương án xử lý các khoản nợ của Bình Sơn. Tuy nhiên kết quả định giá của hai bên còn nhiều khác biệt, đồng thời việc xử lý các khoản nợ của Bình Sơn còn tương đối phức tạp.

Theo kế hoạch, đến hết tháng 6/2015 thỏa thuận giữa các bên phải hoàn thành nhưng ông Giang xác nhận đến nay tiến trình đàm phán đã gián đoạn. Trong khi đó, cũng từ giữa năm 2015, dự án mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được thông qua với vốn đầu tư 1,82 tỷ USD. "Nếu không có sự tham gia các đối tác Nga thì chúng tôi cũng đã chuẩn bị hướng đi khác để mở rộng nhà máy là vay tín dụng, vay ưu đãi... Đến nay, doanh nghiệp đã hoàn thành khâu thiết kế mở rộng Dung Quất", ông Giang cho hay.

Các dự án lọc dầu có đối tác nước ngoài tham gia đều có quy mô đầu tư lên tới hàng tỷ USD, đặt ra khi giá dầu thô ở mức cao chót vót vượt 100 USD một thùng. Khi đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có trữ lượng dầu mỏ vào loại lớn ở châu Á. Cùng với đó, chính sách ưu đãi nhằm kêu gọi FDI như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm, giảm trong 9 năm tiếp theo hay miễn thuế thuê đất… đã biến Việt Nam trở thành mảnh đất màu mỡ của các đại gia dầu khí thế giới.

Chỉ vài năm sau, giá của các thùng dầu đã thay đổi trật tự kinh tế thế giới. Dầu thô lao dốc kỷ lục thấp nhất 13 năm, có thời điểm xuống chỉ còn 26 USD đã khiến các tập đoàn dầu mỏ bậc nhất thế giới lâm vào khủng hoảng, cắt giảm nhân sự và đầu tư ngoài.

Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Ngay cả Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng bị mất hơn 5.500 tỷ đồng lợi nhuận. Một doanh nghiệp khác là Liên doanh dầu khí Việt-Nga (VietsovPetro) đã cắt giảm 400 biên chế năm 2015 trong bối cảnh giá dầu giảm.

Cuộc chiến dầu mỏ vẫn căng thẳng và chưa một tổ chức nào có thể dự báo giá có thể hồi phục. Trong bối cảnh khó khăn, rất ít các tập đoàn thế giới còn có đủ tiềm lực để đầu tư ra nước ngoài, khiến họ "chùn chân" với những dự định tại Việt Nam. Thêm vào đó, giá dầu ở mức thấp khiến những tính toán về lợi nhuận cũng không còn giá trị.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân lớn khác khiến các các đại gia dầu khí nước ngoài rút khỏi Việt Nam, theo các chuyên gia, là việc ký kết các hiệp định thương mại tự do, khiến hàng rào thuế quan về 0%. Như vậy, những ưu đãi để kéo các nhà đầu tư ngoại vào ngành hóa dầu dần bị các FTA vô hiệu hóa.

Là một trong những người đầu tiên không ủng hộ các dự án lọc hóa dầu "tỷ đô" ồ ạt vào Việt Nam, GS. Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng công suất của các nhà máy lọc hóa dầu hiện nay đã lên tới 40-50 triệu tấn. Nếu tính cả Nhơn Hội, có thể lên tới 65 triệu tấn một năm trong khi sản lượng khai thác của Việt Nam chỉ đạt trên 15 triệu tấn. Như vậy, doanh nghiệp sẽ phải nhập một lượng lớn dầu thô nếu chạy hết công suất.

Ông Mại cho rằng hóa dầu ở các nước đã là ngành công nghiệp cổ điển, gây ô nhiễm môi trường nên Việt Nam chỉ phát triển ở mức độ vừa phải. Chính phủ nên dành nguồn lực, tiền bạc đầu tư các dự án công nghiêp mới như điện tử, vi sinh… mang lại giá trị cao hơn, tạo nhiều việc làm hơn.

"Một dự án lọc dầu Nhơn Hội khi vào Việt Nam chiếm dụng hàng nghìn ha đất nhưng chỉ giải quyết vài nghìn lao động, trong khi một dự án điện tử với vốn đầu tư 2 tỷ USD trên vài ha đất thôi nhưng giải quyết tới hơn 45.000 lao động, góp hàng tỷ USD vào ngân sách. So sánh về tất cả các chỉ số, lọc hóa dầu không thể so sánh với công nghệ cao được", ông Mại nói.


Somalia sắp thành quốc gia không tiền mặt

Tại một trạm xăng ở Mogadishu, sau khi bơm đầy bình ôtô, Ahmed Farah Hassan chỉ cần vài cú bấm trên điện thoại là đã trả tiền xong.

"Mọi việc ngày nay trở nên rất dễ dàng. Tôi không cần phải mang tiền mặt nữa. Chỉ cần dùng điện thoại để trả hóa đơn mỗi lần mua hàng hóa hay sử dụng dịch vụ nào đó thôi. An toàn lắm", Hassan - lái xe cho tổ chức phi chính phủ Kheyre Development & Rehabilitation Organization cho biết.Trên đường phố Mogadishu, tiền mặt cũng đã biến mất, thẻ tín dụng trở nên không cần thiết, và việc mua sắm hàng ngày rất nhanh gọn, hiện đại. Dù Kenya mới là nước nổi tiếng với công nghệ tiền di động và ứng dụng trong cuộc sống, Somalia cũng đang trải qua quá trình tương tự. Hệ thống ngân hàng nước này đã bổ sung thêm, nếu không muốn nói là được thay thế bằng tiền di động.

ngay cang nhieu nguoi dan tai somalia su dung dich vu tien di dong. anh:reuters

Ngày càng nhiều người dân tại Somalia sử dụng dịch vụ tiền di động. Ảnh:Reuters

Hãng viễn thông Hormuud thành lập năm 2002 trong thời buổi bất ổn chính trị tại Somalia tạm lắng. 6 năm trước, họ đã đưa dịch vụ tiền di động vào quốc gia Đông Phi này. Giờ đây, Hormuud là một trong ít nhất 3 công ty cung cấp dịch vụ chuyển tiền qua điện thoại.

Ở Somalia, cứ 100 người thì lại có 51 người có điện thoại, tăng đáng kể so với 22 người cách đây 3 năm. Khoảng 40% người trưởng thành có tài khoản tiền di động, theo số liệu năm 2014 của Ngân hàng Thế giới (WB).

Sau 2 thập kỷ nội chiến và đấu tranh chống khủng bố, kinh tế Somali trở nên kiệt quệ. Tuy nhiên, những năm gần đây, quốc gia này đã dần hồi phục. Việc buôn bán trở nên sầm uất dọc các con đường ở trung tâm thủ đô Mogadishu. Điện thoại giúp người dân mọi việc, từ mua đồ trong siêu thị, mua cam ngoài chợ, đánh giày trên đường hay mua tách trà ở quán vỉa hè.Năm 2011, Hormuud bỏ hệ thống cũ và đưa vào dịch vụ tiền điện tử EVC Plus, hiện có hơn 2,5 triệu người dùng. CEO của hãng - Ahmed Mohamed Yusuf cho biết người Somalia sống ở nước ngoài đã giúp dịch vụ này thêm phát triển. Do hàng năm, họ gửi khoảng 1,6 tỷ USD về nước.

evc plus hien co hon 2,5 trieu nguoi dung. anh: qz

EVC Plus hiện có hơn 2,5 triệu người dùng. Ảnh: QZ

Những năm gần đây, thiếu hệ thống ngân hàng bán lẻ và nỗi sợ chính trị bất ổn đã khiến dịch vụ này ngày càng trở nên quan trọng trong việc tái thiết đất nước. Hormuud giữ tiền của khách hàng, đóng vai trò như nhà băng vậy.

"Lý do chính dịch vụ này được áp dụng là hệ thống ngân hàng ở đây quá hạn chế. Mang tiền theo người cũng rất rủi ro, do chính trị còn bất ổn và chỉ vừa hồi phục sau hơn 2 thập kỷ hỗn loạn", Yusuf cho biết.

Hormuud thiết kế phần mềm EVC Plus với sự trợ giúp của Safaricom - công ty cung cấp dịch vụ M-Pesa nổi tiếng tại Kenya. Dù vậy, M-Pesa hoạt động với nội tệ Kenya, còn Hormuud sử dụng USD. Đây là tiền tệ ưa thích tại Somalia, dù đồng shilling Somali vẫn còn trong lưu thông.

Người dùng có thể chuyển tiền tối đa 3.000 USD mỗi ngày. EVC Plus cũng cho phép họ thanh toán tiền điện thoại cho bản thân và gia đình, trả hóa đơn điện nước và chuyển tiền. Người dùng cũng có thể thiết lập chế độ tự động thanh toán, tin nhắc nhở qua SMS và thông báo tình hình tài chính mà không cần kết nối Internet.

Gần như mọi người bán tại Mogadishu, kể cả hàng rong, đều chấp nhận thanh toán bằng điện thoại sử dụng EVC Plus. "Mang tiền mặt ở đây chẳng an toàn chút nào. Nếu có ai mua giày hay vòng cổ của tôi, họ sẽ trả bằng điện thoại. Tôi không nhận tiền mặt đâu", Dhublawe Ibrahim Aden (25 tuổi) cho biết.


900 triệu USD kiều hối về TP HCM 2 tháng đầu năm

Sau hai tháng đầu năm, lượng kiều hối chuyển về địa bàn TP HCM qua các kênh chính thức ước đạt 900 triệu USD, tăng nhiều so với cùng kỳ năm trước.

Số kiều hối này theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM chủ yếu chảy vào sản xuất kinh doanh. Thống kê trước đó của cơ quan này cho biết, năm 2015, tỷ lệ kiều hối chảy vào sản xuất, kinh doanh chiếm 70,6%; vào bất động sản chiếm khoảng 20,7%, chỉ khoảng 7% là hỗ trợ thân nhân, gia đình trang trải sinh hoạt, mua sắm, chữa bệnh, xây dựng nhà cửa...

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM chia sẻ, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam hai tháng qua tăng do năm nay Tết Nguyên đán rơi vào đầu tháng 2.

kieu hoi ve tp hcm dat 900 trieu usd sau hai thang.

Kiều hối về TP HCM đạt 900 triệu USD sau hai tháng.

Ông Minh thông tin, từ 2013, với sự ổn định của tỷ giá, lượng kiều hối chuyển về được bán lại cho ngân hàng chiếm tỷ lệ khá cao từ 20 đến 35%, riêng năm 2015 đạt trên 22% và hiện xu hướng này vẫn được duy trì.

Do vậy, dù gần đây có nhiều yếu tố tác động nhưng với nguồn cung đáng kể từ kiều hối, đã góp phần đáng kể trong việc ổn định giá USD. Mấy ngày qua, giá đôla Mỹ trong ngân hàng liên tục hạ nhiệt. Hiện mỗi USD được các ngân hàng mua bán quanh 22.265-22.335 đồng. Ngoài thị trường, giá USD tự do còn xuống thấp hơn cả trong các nhà băng khi được công bố quanh 22.270-22.320 đồng.

Với tình hình kinh tế của TP HCM phục hồi khá mạnh so với mặt bằng chung của cả nước, các chuyên gia dự báo lượng kiều hối chuyển về trên địa bàn trong năm 2016 sẽ tiếp tục khả quan sau khi đạt khoảng 5,5 tỷ USD năm 2015.


Công nghệ nhà thông minh thu hút người dùng châu Á

Sự tiện lợi, an toàn là điểm cộng của công nghệ nhà thông minh qua kết nối xuyên suốt với các thiết bị cùng nhiều ứng dụng.
cong-nghe-nha-thong-minh-thu-hut-nguoi-dung-chau-a

Theo nghiên cứu của hãng GfK, người dùng Internet tại Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc có những đánh giá khác nhau về việc công nghệ nhà thông minh ảnh hưởng đến cuộc sống của mình. Tuy nhiên, đa phần đều cho rằng nhà thông minh là xu hướng trong thời gian tới do những lợi ích mà nó mang lại.

Khoảng 3/4 người sử dụng Internet ở Trung Quốc cho rằng công nghệ nhà thông minh là công nghệ kỹ thuật có ảnh hưởng nhất đến cuộc sống của họ, trước cả thanh toán di động, thiết bị đeo cá nhân và điện toán đám mây.

Nhưng tại Nhật Bản, chỉ 19% người được khảo sát đánh giá công nghệ nhà thông minh là quan trọng nhất. Còn ở Hàn Quốc, tỷ lệ này khá cao, tuy nhiên nhiều người cũng cho rằng sắp tới kỹ thuật in 3D sẽ đóng vai trò chi phối khá lớn trong cuộc sống thường nhật.

Trong cả 3 quốc gia trên, đảm bảo an ninh là yếu tố được người dùng Internet chấm điểm cao nhất cho công nghệ nhà thông minh. Những thiết bị thông minh được nhiều người thích sử dụng trong nhà là các thiết bị giải trí và kết nối, thiết bị kiểm tra sức khỏe, ứng dụng quản lý năng lượng và giải pháp chiếu sáng...

Các chuyên gia của GfK cũng nhận xét với sự tiến bộ của công nghệ cũng như trình độ nâng cao, người dùng sẽ có nhiều ý tưởng mới về các ứng dụng hữu ích cho công nghệ nhà thông minh để phục vụ cho cuộc sống gia đình mình.


Xuất khẩu cua, ghẹ tăng mạnh

Cua, ghẹ và giáp xác đang là mặt hàng được nhiều quốc gia ưa chuộng nên lượng hàng xuất trong tháng 1 tăng 46,3% so với cùng kỳ.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), trong tháng 1 tổng giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 578,4 triệu USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Cụ thể, xuất khẩu cá ngừ đạt 36,8 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái; cá các loại khác đạt 105,9 triệu USD tăng 32,2%; mực, bạch tuộc đạt 38,4 triệu USD tăng 9,8% và nhuyễn thể hai mảnh vỏ đạt 7,26 triệu USD tăng 33,5%. Riêng cua, ghẹ và giáp xác có mức tăng cao nhất, tới 46,3%, đạt 13 triệu USD.

Đối với mặt hàng cá tra, giá trị xuất khẩu đạt 149,3 triệu USD, tăng 8,3%. Tuy nhiên, theo Vasep, cá tra tăng tại thời điểm này chưa nói lên được điều gì cho cả năm 2016. Dự báo, cá tra sang thị trường Mỹ sẽ giảm dần trong năm nay, đặc biệt, việc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (FSIS) lại thông báo về việc quyết định triển khai Chương trình Giám sát cá da trơn đối với cá tra vào Mỹ càng gây hoang mang. Quy định này bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3/2016 (90 ngày sau khi đăng Công báo Liên bang). Mốc thời gian có hiệu lực cũng là thời điểm bắt đầu giai đoạn chuyển đổi 18 tháng đối với các nhà sản xuất trong nước và nước ngoài.

Về thị trường xuất khẩu, tháng 1 năm nay thủy hải sản xuất sang ASEAN, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Hong Kong đều có mức tăng ấn tượng, từ 12% đến 41,6%. Trái với xu hướng tăng, hàng xuất khẩu sang các thị trường như Canada, Đài Loan, Mexico lại giảm mạnh tới 37,7%.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 03-03-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 03-03-2016

    Trung Quốc bị hạ triển vọng tín nhiệm
    Việt Nam có thể thoát bẫy thu nhập trung bình nhờ FTA
    Chủ đầu tư có quyền quyết định giá dịch vụ nhà chung cư?
    Mất 12,8 tỷ USD để mua hết từng món hàng một trên Amazon
    Nhật Bản xem xét tính hợp pháp của Bitcoin

     

  • Tin kinh tế đọc nhanh 03-03-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 03-03-2016

    Đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội lãi 32.000 tỉ đồng
    Ý tưởng “điên rồ”, đại gia BĐS Bitexco đang làm những thứ chẳng giống ai
    Hà Nội công bố danh sách 26 chủ đầu tư được phép "bán nhà trên giấy"
    Ngân hàng đua lãi suất kỳ hạn dài
    Đăng ký kinh doanh mất 15 phút ở TP HCM

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-03-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-03-2016

    Thủ tướng Malaysia lại dính bê bối 'nhận hối lộ hàng tỷ USD'
    Moody's xếp hạng tín nhiệm Sacombank ở mức B3, triển vọng ổn định
    Vụ lừa chiếm hơn 422 tỉ đồng: Rúng động 2 lời khai của Ngô Thanh Long tại tòa
    Apple thắng kiện Chính phủ Mỹ
    Trung Quốc sẽ thành lập “siêu cơ quan” để quản lý hệ thống tài chính

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-03-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-03-2016

    Doanh nghiệp Nhật đuối sức, hàng "made in Japan" đang mất dần thế thượng phong
    Quảng trị: 4.000m2 đất vàng bỏ hoang giữa trung tâm thành phố
    Sau Hòa Phát, đến lượt VNSteel gửi đơn “kêu cứu” Thủ tướng
    Khi thương hiệu số 1 Việt Nam rơi vào tay tỷ phú Thái
    Vingroup chi 1.200 tỷ để trở thành cổ đông chiến lược của Gỗ Trường Thành

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-03-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-03-2016

    Cần tiếp tục giảm thuế cho doanh nghiệp
    Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng lên 1,8 tỷ USD
    Phó chánh Thanh tra NHNN: Thông tư 36 chỉ là yếu tố rất nhỏ với thị trường BĐS
    Bà chủ Quốc Cường Gia Lai đã thế chấp toàn bộ cổ phiếu của cá nhân để vay ngân hàng
    Điều chỉnh cục bộ quy hoạch Khu đô thị mới Sài Đồng 

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 02-03-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 02-03-2016

    Nghị sĩ Philippines kêu gọi trừng phạt kinh tế Trung Quốc
    Trung Quốc tăng cường biện pháp kích thích kinh tế
    Zimbabwe: Đất nước dùng đến 9 loại tiền tệ
    Dân Nga khốn đốn giữa cảnh suy thoái kinh tế
    Ngân hàng Nhà nước giải thích chuyện tỉ giá giảm nhanh

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 01-03-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 01-03-2016

    Các nước Ả Rập đối mặt khủng hoảng nợ 94 tỉ USD vì giá dầu
    Chứng khoán Việt mất điểm theo sàn Trung Quốc
    Máy chế biến nhựa VN bị áp thuế chống bán phá giá tại Ấn Độ
    Cá tra hụt sản lượng nghiêm trọng nhất trong vòng 10 năm
    Hai dự án công nghệ cao rót hàng trăm tỷ đồng vào Bình Định

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-03-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-03-2016

    Hàn Quốc bán hệ thống giao dịch chứng khoán cho Việt Nam
    Trung Quốc tiếp tục phá giá đồng nhân dân tệ
    Ukraine đề xuất rao bán 1 triệu ha đất công
    3 lý do việc thiếu tiền mặt khiến Ả Rập Xê Út khốn đốn
    Ngân hàng Thái ráo riết mở rộng mạng lưới

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-03-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-03-2016

    Campuchia vượt Việt Nam xuất khẩu dệt may vào EU
    Sốt căn hộ mini cho thuê giá rẻ
    Trung Quốc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc
    Trung Quốc đối phó tình trạng dư thừa công suất
    HSG xuất 20.000 tấn tôn thành phẩm sang Mỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 01-03-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 01-03-2016

    HNX: Doanh nghiệp công nghiệp vẫn ăn nên làm ra nhất
    Thách thức sau 1 tỷ USD xuất siêu
    Vietjet muốn thành “Emirates châu Á”
    Đối tác Nhật thành cổ đông chiến lược của Eurowindow
    G20 cam kết thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu