tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 24-12-2017

  • Cập nhật : 24/12/2017

Kỳ vọng 2 năm tới, quy mô xuất nhập khẩu sẽ đạt mốc 500 tỷ USD

Kể từ thời điểm ghi nhận xuất nhập khẩu chạm mốc 100 tỷ USD (ngày 1/12/2007) đến nay, sau 10 năm, con số này đã tăng gấp 4 lần, đạt mốc 400 tỷ USD. “Đây là kỳ tích, chắc chắn vị thế của Việt Nam trên bản đồ thế giới tiếp tục thay đổi, bởi dự tính cả năm 2017 sẽ là 410 tỷ USD”, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nhận định tại Lễ ghi nhận xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt mốc 400 tỷ USD diễn ra chiều ngày 19/12/2017 tại Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính).

toan canh le ghi nhan xnk hang hoa cua viet nam dat moc 400 ty usd, ngay 19/12/2017.

Toàn cảnh Lễ ghi nhận XNK hàng hóa của Việt Nam đạt mốc 400 tỷ USD, ngày 19/12/2017.

Quy mô xuất nhập khẩu tăng gấp 4 lần, sau 10 năm gia nhập WTO

Nhìn lại chặng đường xuất nhập khẩu (XNK) của Việt Nam trong những năm qua cho thấy bước tiến mạnh mẽ của hoạt động XNK. Cụ thể: Bước vào đầu thập niên của thế kỷ 21 (năm 2001), tổng kim ngạch XNK của Việt Nam mới chỉ ở con số khiêm tốn hơn 30 tỷ USD.

Thế nhưng, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), thứ hạng về XNK của Việt Nam trên bản đồ thế giới theo đó cũng ghi nhận sự chuyển biến theo chiều hướng tăng lên.

Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam tăng đã tăng từ vị trí 50 năm 2007 lên vị trí 26 năm 2016; Nhập khẩu của Việt Nam cũng từ vị trí thứ 41 (năm 2007) tăng lên vị trí 25 vào năm 2016 và theo đà này chắc chắn vị thế của Việt Nam trên bản đồ thế giới sẽ còn tiếp tục thay đổi trong năm 2017.

pho thu tuong chinh phu vuong dinh hue phat bieu chi dao tai le ghi nhan xnk hang hoa cua viet nam dat moc 400 ty usd, ngay 19/12/2017.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo tại Lễ ghi nhận XNK hàng hóa của Việt Nam đạt mốc 400 tỷ USD, ngày 19/12/2017.

Tổng kim ngạch XNK cả nước đã đạt con số 100 tỷ USD vào năm 2007; Bốn năm tiếp theo, (đến năm 2011), kim ngạch XNK tiếp tục lập mốc 200 tỷ USD và ghi nhận con số 300 tỷ USD vào năm 2015. Tính đến giữa tháng 12/2017, tổng kim ngạch XNK của Việt Nam đã chính thức lập kỳ tích mới, đạt mốc 400 tỷ USD (hơn 9 triệu tỷ đồng). Như vậy, sau 10 năm gia nhập WTO, quy mô xuất nhập khẩu tăng gấp 4 lần, từ 100 tỷ USD lên 400 tỷ USD.

Sự kiện XNK lập mốc 400 tỷ USD đã khẳng định đường lối hội nhập kinh tế quốc tế mà Đảng xác định trong 20 năm qua và Chính phủ nhất quán, kiên trì thực hiện là đúng đắn; Là dấu mốc ghi nhận nỗ lực trong cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho hoạt động XNK của các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, cùng sự chia sẻ, hợp tác và đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp (DN), các hiệp hội ngành hàng trong thời gian qua…

Ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp và nỗ lực của ngành Hải quan đối với thành tích XNK đạt mốc 400 tỷ USD, phát biểu tại buổi Lễ ghi nhận, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đề nghị: Bộ Tài chính nói chung và ngành Hải quan nói riêng cần chủ động hơn nữa trong việc thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan theo Chiến lược phát triển ngành Hải quan đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Chuyển mạnh tiền kiểm sang hậu kiểm; Nâng cao hoạt động hệ thống hải quan điện tử, thanh toán điện tử; Thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bị kỹ thuật đồng bộ; Nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác quản lý hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh XNK, xuất nhập cảnh.

Cùng với đó, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan tham mưu cho Chính phủ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, mở rộng thực hiện thủ tục hành chính về XNK qua cơ chế 1 cửa quốc gia; Tiếp tục cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành theo tinh thần các Nghị quyết 19/NQ-CP và Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ, bảo đảm tiết giảm hơn nữa thời gian thông quan cho DN.

“Năm 2017 chúng ta xác định là năm giảm chi phí thông quan cho DN, thì năm 2018 chúng ta sẽ tiếp tục quá trình này, để nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam”, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ yêu cầu.

Đối với các bộ, ngành địa phương, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh. Đồng thời, tiếp tục thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy xuất khẩu; Triển khai đầy đủ các biện pháp tạo thuận lợi thương mại; Khắc phục kịp thời những bất cập trong công tác kiểm tra chuyên ngành, đặc biệt là công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng; Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại,kịp thời hỗ trợ DN, thúc đẩy hoạt động kinh doanh…

Tiếp tục tạo thuận lợi tối đa cho DN

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cam kết: '"Thời gian tới Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan, tổ chức triển khai cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho DN hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động XNK hàng hóa'".

bo truong bo tai chinh dinh tien dung phat bieu tai le ghi nhan xnk hang hoa cua viet nam dat moc 400 ty usd, ngay 19/12/2017.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu tại Lễ ghi nhận XNK hàng hóa của Việt Nam đạt mốc 400 tỷ USD, ngày 19/12/2017.

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, thời gian qua, Bộ Tài chính đã cùng các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp nhiệm vụ theo đúng mục tiêu, yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề ra tại Nghị quyết số 19/NQ-CP (từ năm 2014 đến nay) nhằm kiến tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi, thông thoáng, minh bạch cho người dân và DN, qua đó, góp phần thúc đẩy hoạt động XNK hàng hóa.

Về triển khai thực hiện giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 theo Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Hải quan đẩy nhanh các đề án, dự án cải cách thủ tục hành chính hiện đại hóa hải qua và đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau: 100% quy trình thủ tục cơ bản được thực hiện tự động với 99% tờ khai hải quan; 99% kim ngạch XNK được xử lý thông qua hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS tại 100% đơn vị trong hệ thống Hải quan; Thời gian thông quan hàng hóa luồng xanh không quá 3 giây.

Bên cạnh đó, đã triển khai cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN với sự tham gia của 11 bộ, ngành với 41 thủ tục hành chính đã cho phép chia sẻ và xử lý thông tin, quản lý về hàng hóa XNK một cách tự động, nhanh chóng, tạo thuận lợi cho DN, đồng thời nâng cao năng lực quản lý nhà nước. Thực hiện nộp thuế bằng phương thức điện tử thông qua 35 ngân hàng thương mại, gần đây Tổng cục Hải quan đã ký kết với 5 ngân hàng thương mại lớn, thực hiện thí điểm nộp thuế điện tử 24/7. Đưa cổng thông tin, tờ khai điện tử hải quan chính thức hoạt động vào tháng 3/2017, qua đó đã cung cấp thông tin, tờ khai hải quan điện tử cho các cơ quan, tổ chức liên quan, giải quyết thủ tục hành chính. Triển khai thí điểm hệ thống quản lý hàng hóa tại một số cục Hải quan như Hà Nội, Hải Phòng, qua đó tạo thuận lợi cho hoạt động XNK hàng hóa của DN…

Trước những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của cộng đồng DN, của quá trình hội nhập quốc tế, đòi hỏi ngành Tài chính nói chung và cơ quan Hải quan nói riêng cần phải có những nỗ lực mới, biện pháp mới để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy hoạt động XNK hàng hóa, Bộ Tài chính cam kết: Tiếp tục cùng các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương nỗ lực hợp tác, phối hợp hoạt động và đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm giải quyết những khó khăn vướng mắc của cộng đồng DN;

Đồng thời, tập trung thực hiện những nhiệm vụ giải pháp, nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần thu hút đầu tư, giảm thời gian thông quan, giảm chi phí cho DN khi làm các thủ tục XNK hàng hóa với mục tiêu sẽ đón nhận những kỷ lục mới về cả chất và lượng XNK hàng hóa cũng như cán mốc 500 tỷ USD trong 2 năm tới.(TCTC)
------------------------------

Ô tô nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam dịp cuối năm

Trong dịp cuối năm 2017, lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam bất ngờ tăng mạnh. Theo thống kê, số lượng ô tô nhập khẩu đạt hơn 7.000 xe trong nửa đầu tháng 12/2017, tăng 100% so với cùng kỳ tháng trước.

anh minh hoa. nguon: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo số liệu Tổng cục Hải quan mới công bố, trong vòng 15 ngày đầu tháng 12/2017, cả nước nhập khẩu 7.048 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng trị giá kim ngạch đạt hơn 192 triệu USD. Trong đó ô tô dưới 9 chỗ ngồi đạt 991 chiếc, xe tải 4.850 xe, xe trên 9 chỗ ngồi chỉ có 19 chiếc.

Lượng xe nhập khẩu bất ngờ tăng đột biến so với nửa cuối tháng 11, vượt 4.117 chiếc. Thậm chí, số lượng xe 15 ngày đầu tháng 12 này còn vượt cả tháng 11 (6.427 chiếc).

Lượng ô tô con được nhập khẩu về trong nửa đầu tháng 12 cũng tăng đột biến. Theo đó, trong nửa đầu tháng 12 đã có gần 1.000 xe ô tô con được nhập khẩu tăng hơn 300% so với cùng kỳ tháng trước (325 xe). Đây cũng là một thông tin đặc biệt khi trong những tháng gần đây lượng ô tô nguyên chiếc nhất là xe con sụt giảm rất mạnh.

Cộng dồn từ đầu năm đến 15/12, tổng lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu đạt 90.611 xe, tổng trị giá kim ngạch gần 2,1 tỷ USD. Trong đó xe dưới 9 chỗ ngồi là 35.977 chiếc, xe tải 41.845 chiếc, xe trên 9 chỗ ngồi là 604 chiếc.

Các chuyên gia cho rằng, việc tăng mạnh đột biến về lượng xe nhập khẩu đầu tháng 12/2017 là do nhu cầu mua sắm ô tô trong nước đang tăng cao, việc bổ sung thêm nguồn cung xe nhập khẩu vào thời điểm này sẽ giúp thị trường ô tô cuối năm thêm ổn định. Nguồn cung xe nhập khẩu gia tăng lúc này sẽ tránh được việc tăng giá, "ép giá" hay mua xe phải mua thêm gói phụ kiện...

Bên cạnh đó, một chuyên gia trong ngành cho rằng đây là động thái của các hãng xe trước Nghị định 116/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Nếu đợi qua 2018 mới nhập xe, lúc đó một số mẫu sẽ được tính thuế thấp hơn, nhưng khả năng phải đợi nhiều tháng để hoàn tất thủ tục giấy tờ, dễ mất khách. Nhập xe ngay lúc này, chấp nhận mức thuế hiện hành, giá xe chưa thể giảm nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng.

Trước đó, việc Chính phủ ban hành Nghị định 116 quy định các điều kiện khắt khe về sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô đã tác động mạnh mẽ đến thị trường ô tô Việt Nam, khiến nhiều doanh nghiệp phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh, nhất là thời điểm 2018 đang đến gần.

Theo Nghị định, doanh nghiệp muốn nhập khẩu ô tô phải tuân thủ các điều kiện rất chi tiết. Đó là phải có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định này.

Doanh nghiệp cũng phải có văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam.

Bộ Công thương cũng là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô.

Việc tạm dừng hiệu lực Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô đã cấp cho doanh nghiệp được thực hiện khi doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm bảo hành, triệu hồi, thu hồi ô tô nhập khẩu; không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không chính xác tài liệu hướng dẫn sử dụng theo quy định hay không cung cấp sổ bảo hành, hoặc cung cấp điều kiện bảo hành thấp hơn so với điều kiện bảo hành mà Nghị đình đặt ra.

Nếu sau 6 tháng kể từ ngày bị tạm dừng Giấy phép kinh doanh nhập khẩu mà doanh nghiệp không khắc phục được sẽ bị thu hồi Giấy phép chính thức.

Nghị định 116 cũng cho phép các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô đang hoạt động được tiếp tục hoạt động trong thời hạn 18 tháng, kể từ ngày Nghị định có hiệu lực. Sau đó, phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại Nghị định này.

Đối với doanh nghiệp nhập khẩu ô tô, kể từ ngày 1/1/2018, chỉ được nhập khẩu ô tô sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô theo quy định tại Nghị định 116.(Thoidai)
-------------------------

Phát huy tiềm năng và thế mạnh về logistics

Vai trò quản lý nhà nước của logistics còn rất hạn chế, nhất là về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, nguồn nhân lực, áp dụng khoa học công nghệ; thể chế chính sách không đầy đủ, không đồng bộ, còn chồng chéo...

anh minh hoa. nguon: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Theo thông tin từ Bộ Công Thương và Hiệp hội logistics Việt Nam, tổng giá trị của thị trường logistics Việt Nam tương đương từ 21-25% GDP quốc gia, nhưng thực tế, ngành logistics chỉ đóng góp rất ít, khoảng 2-3% vào GDP. Có ý kiến cho rằng, logistics Việt Nam khó phát triển khi đang thiếu một chiến lược bài bản.

Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cho biết, chi phí vận chuyển cho một container hàng từ cảng Hải Phòng về Hà Nội hay ở chiều ngược lại (khoảng cách 100 km), đắt gấp ba lần so với chi phí vận chuyển một container hàng từ Trung Quốc và Hàn Quốc về Việt Nam.

Đáng quan ngại là không chỉ quy mô nhỏ, manh mún, thiếu liên kết, một số DN còn cạnh tranh thiếu lành mạnh, hạ giá dịch vụ để giành được hợp đồng, chủ yếu là hạ giá thuê container khiến các DN trong nước bị thiệt, còn các DN nước ngoài là những người chủ tàu đóng lại được hưởng lợi…

Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) nhận định, nguyên nhân chính khiến các DN logistics Việt Nam khó cạnh tranh được với các đồng nghiệp cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam, chính là do hạn chế về quy mô và nguồn vốn, về kinh nghiệm và trình độ quản lý, khả năng áp dụng công nghệ thông tin cũng như trình độ nguồn nhân lực.

Song, nguyên nhân quan trọng khác khiến các DN logistics Việt Nam gặp khó là không có đầu mối nguồn hàng, do DN xuất nhập khẩu Việt Nam chủ yếu xuất FOB và nhập CIF (khoảng 91%). Ngoài ra, còn hạn chế về kết cấu hạ tầng và chi phí vận tải trên đường bộ, phụ phí cảng biển do các chủ tàu nước ngoài áp đặt.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần quan niệm logistics là bài toán vĩ mô, không phải nhiệm vụ riêng của từng địa phương. Thực tế cho thấy, vì thiếu điều hành ở cấp vĩ mô của Chính phủ nên các hoạt động logistics trở nên cục bộ không hiệu quả, ví dụ như trong khi cảng nước sâu Cái Mép của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ khai thác được 19% công suất vì thiếu chân hàng, thì cảng Cát Lái của TP. Hồ Chí Minh không phải cảng nước sâu, nằm sâu trong nội địa lại luôn quá tải.

Được biết, hoạt động logistics hiện nay đang liên quan đến ít nhất là 7 bộ, trong đó có Bộ Giao thông - Vận tải, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học Công nghệ, Nội vụ… Nhưng vai trò quản lý nhà nước của logistics còn rất hạn chế, nhất là về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, nguồn nhân lực, áp dụng khoa học công nghệ; thể chế chính sách không đầy đủ, không đồng bộ, còn chồng chéo... Vì vậy để thực hiện Quyết định số 200/QĐ-TTgngày 14/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics, cần có sự chỉ đạo trực tiếp của người đứng đầu Chính phủ.(TBNH)
------------------------------

Bitcoin có là mối đe dọa đối với ổn định tài chính?

Sau cuộc khảo sát với 50 nhà nghiên cứu, phần lớn họ đều không tỏ ra lo lắng trước sự ảnh hưởng của bitcoin tới các thị trường tài chính.

bitcoin la moi de doa doi voi on dinh tai chinh? nguon: internet

Bitcoin là mối đe dọa đối với ổn định tài chính? Nguồn: Internet

Một nhóm các nhà kinh tế học hàng đầu Châu Âu cho rằng, không có mối đe dọa rõ ràng nào từ bitcoin tới sự ổn định tài chính của các thị trường chủ đạo trong vài năm tới.

Theo một cuộc khảo sát với 50 nhà khoa học tới từ các trường Đại học trên toàn châu Âu ( được thực hiện bởi Trung tâm Kinh tế học Vĩ mô và Trung tâm nghiên cứu Chính sách Kinh tế ), đa số đều tỏ ra lạc quan khi nói tới rủi ro của các đồng tiền số, cho dù đã có sự cảnh báo của những chuyên gia tài chính.

Các chuyên gia này bao gồm các giám đốc điều hành của JP Morgan và Goldman Sachs, họ đã đưa ra các cảnh báo chống lại bitcoin trong những tháng gần đây. Bên cạnh đó, chủ tịch Ngân hàng Hoàng gia Scotland lại so sánh bitcoin với Inferno của Dante, cho rằng nó là một bong bóng đầu cơ mà ngân hàng trung ương cần cảnh báo tới các nhà đầu tư. 

Có một số lo ngại rằng các ngân hàng sẽ phải bù lỗ cho hoạt động kinh doanh bitcoin, sau khi một nhóm các ngân hàng đầu tư có tên tuổi viết thư cho các nhà quản lý của Mỹ nói rằng hệ thống quy định hiện nay không còn phù hợp để quản lý tiền ảo. 

Đồng tiền số hóa đã trở thành nhân tố phát triển mạnh mẽ trong hệ thống tài chính rộng lớn. Sau khi ra mắt tại thị trường giao dịch có kỳ hạn lớn nhất thế giới vào hôm Chủ nhật vừa qua, Chicago Mercantile Exchange (CME) trở thành sàn giao dịch thứ hai cung cấp các dịch vụ phái sinh bitcoin.

Theo chuyên gia kinh tế Wouter den Haan tới từ Trường Kinh tế London, những cuộc khủng hoảng trước đây đã cho thấy chỉ cần một mắt xích trong hệ thống tài chính bị hỏng thì cả hệ thống có thể sụp đổ ngay lập tức.

Mặc dù phần lớn các nhà kinh tế tin rằng có rất ít rủi ro cho sự ổn định của nền kinh tế, nhưng họ cũng đưa ra kiến nghị rằng chính phủ nên có các biện pháp kiểm soát mạnh mẽ hơn với đồng tiền số, bởi việc trao đổi ẩn danh của chúng có thể làm gia tăng việc trốn thuế cũng như những hoạt động phạm pháp khác.

Ông Nicholas Oulton, trường Kinh tế London cho hay: “Chủ trương hiện nay là trấn áp, ngăn chặn các vụ trốn thuế và rửa tiền, vì vậy thật kì quặc khi để đồng tiền số hóa được phép đứng ngoài vòng kiểm soát.”

Gần đây nhất, các lo ngại về an ninh lại nổi lên sau khi Hàn Quốc thông báo vừa bị hacker tấn công trong một cuộc trao đổi tiền ảo. Cuộc trao đổi này có tên Youbit, đã từng bị tấn công lần đầu vào tháng 4 khiến gần 4000 bitcoin biến mất.

Theo một báo cáo mới đây nhất của Hàn Quốc, có thế Bắc Triều Tiên đã nhúng tay vào phi vụ này. Youbit thông báo trên trang web của mình hôm thứ ba rằng họ đã bị hack, gây thiệt hại 17% tổng tài sản. Các khách hàng của Youbit cũng phải gánh chịu hậu quả khi tài sản của họ giảm tới 25%. 

Hiện Youbit đã tạm ngưng giao dịch để tránh gây tổn thất thêm cho khách hàng.(TBKD)

Trở về

Bài cùng chuyên mục