tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-10-2015

  • Cập nhật : 25/10/2015

Nông sản vào Mỹ được hỗ trợ

Thời gian tới Hội Doanh nhân VN tại Mỹ sẽ tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp VN trong việc mở rộng, thâm nhập thị trường Mỹ...

trai cay tuoi la mot trong nhung mat hang duoc ky vong se xuat nhieu vao my - anh: tran manh

Trái cây tươi là một trong những mặt hàng được kỳ vọng sẽ xuất nhiều vào Mỹ - Ảnh: Trần Mạnh

Ngoài việc sản xuất các sản phẩm đạt chất lượng, nông sản Việt cần chú trọng công tác xây dựng thương hiệu từ công đoạn nhỏ nhất như trình bày bao bì sản phẩm đạt chuẩn, bắt mắt...

Ông Nguyễn Văn Dũng, trưởng đại diện Hội Doanh nhân VN tại Mỹ, đã khuyến cáo như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ bên lề hội thảo chuyên đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp VN hội nhập quốc tế”, do Hiệp hội Doanh nghiệp nông nghiệp và trang trại VN tổ chức sáng 23-10 tại TP.HCM.

Theo ông Dũng, trong thời gian tới hội sẽ tổ chức hàng loạt hoạt động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp VN trong việc mở rộng, thâm nhập thị trường Mỹ như mở văn phòng cho thuê, trưng bày sản phẩm, tổ chức chương trình xúc tiến, xây kho ngoại quan tại cảng, tạo thuận lợi kho bãi cho nông sản VN đến Mỹ...


Bitcoin có thể sớm được coi là tiền tệ tại châu Âu

Tòa án Tối cao châu Âu vừa tuyên bố Bitcoin và các đồng tiền ảo khác sẽ không bị áp thuế khi giao dịch, tương tự chính sách áp dụng với tiền mặt.
bitcoin luon duoc quan tam va theo doi sat sao boi cac co quan thue va quan ly. anh: erik holladay

Bitcoin luôn được quan tâm và theo dõi sát sao bởi các cơ quan thuế và quản lý. Ảnh: Erik Holladay

 

Hãng Bloomberg dẫn nhận định của tòa án khi cho rằng tiền ảo vừa là tiền tệ, hàng hóa, vừa là sản phẩm của công nghệ, nên việc đánh thuế giao dịch là không thỏa đáng.

"Giao dịch trao đổi đồng tiền truyền thống với các đơn vị bitcoin hoặc loại tiền ảo khác cấu thành nguồn cung dịch vụ, bao gồm nhiều phương tiện thanh toán khác nhau", tuyên bố của tòa nhấn mạnh. Phán quyết sẽ giúp các giao dịch Bitcoin tại châu Âu rẻ hơn và có thể thúc đẩy tiền ảo phát triển ở khu vực này. Hồi tháng 9, Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Mỹ (CFTC) từng xác định Bitcoin là một loại hàng hóa, xếp cùng loại như vàng hay dầu mỏ.

Simon Dixon, CEO công ty Bnktothefuture chuyên đầu tư vào các sản phẩm tài chính mới đánh giá đây là một thông tin tích cực. "Nếu bạn bị đánh thuế vào quá trình trao đổi thì sẽ xảy ra tình trạng đồng tiền này bị xếp hạng thấp hơn đồng tiền khác. Do đó, việc Bitcoin được xem như một loại tiền tệ sẽ giúp mọi giao dịch thuận tiện, tự do hơn", Simon phân tích.

Quyết định trên của tòa không chỉ là "chiến thắng" dành cho Bitcoin trong quá trình xác định giá trị mà còn giải quyết được tranh cãi giữa cơ quan thuế Thụy Điển và một trong những sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất nước này. Thời điểm sàn này xin giấy phép vận hành, Ủy ban Luật thu nhập Thụy Điển xác định doanh nghiệp được miễn thuế giá trị gia tăng (VAT). Tuy nhiên, Cơ quan Thuế nước này đã can thiệp và đưa phán quyết trái ngược.

Bitcoin lần đầu xuất hiện vào năm 2008, do một hay nhóm lập trình viên với cái tên Satoshi Nakamoto giới thiệu. Phát minh này nhanh chóng nhận được sự quan tâm từ nhiều đơn vị kinh doanh nhưng cũng bị lợi dụng để thực hiện các giao dịch bất hợp pháp bởi tiền có thể chuyển qua lại giữa người dùng mà không để lại danh tính.

Đồng tiền ảo này đang được sử dụng để chi trả cho việc mua hàng hóa, dịch vụ thực tế. Hiện không có ngân hàng trung ương nào quản lý, điều phối Bitcoin mà do một mạng máy tính ngang hàng hoạt động thông qua quá trình "mining" (đào) để tạo ra đồng tiền này.


Các khu công nghiệp được lấp đầy gần 70%

Hiện cả nước có 59.000 ha khu công nghiệp cho thuê, tỷ lệ lấp đầy đạt 67%.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế đến hết tháng 9/2015, cả nước có 299 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích tự nhiên 85.000 ha, trong đó diện tích cho thuê đạt 56.000 ha, chiếm 66%.

Trong đó, có 212 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích tự nhiên 59.000 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 67%, tăng 2% so với cuối năm ngoái; 87 khu công nghiệp đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản, tổng diện tích tự nhiên 26.000 ha.

Hiện tại, nước ngoài đã đầu tư vào khu công nghiệp 55 tỷ USD trong tổng số 96 tỷ USD vốn đăng ký, trong khi nhà đầu tư trong nước đã giải ngân hơn 288.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, cả nước cũng có 44 khu kinh tế đang hoạt động, bao gồm 16 khu ven biển và 28 khu cửa khẩu. Lũy kế đến tháng 9/2015, các khu kinh tế thu hút được hơn 42 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài và 550.000 tỷ đồng vốn trong nước, tỷ lệ giải ngân lần lượt đạt 44% và 31%.


Nhập khẩu thép gần 3 tỷ USD

Trong khi lượng thép xuất khẩu giảm thì hàng từ Trung Quốc vào Việt Nam lại tăng mạnh khiến sản phẩm trong nước đang phải chịu sức ép lớn.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, 9 tháng đầu năm sản xuất và bán hàng sản phẩm thép các loại tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá.

Cụ thể, sản xuất các sản phẩm  thép của các doanh nghiệp thành viên VSA , 9 tháng đạt 10,2 triệu tấn, tăng 17,6% so với cùng kỳ.

Song song với sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm thép 9 tháng cũng đi lên khi đạt 8,4 triệu tấn, tăng 7,6% so với cùng kỳ.

Trong khi sản xuất và tiêu thụ thép đều tăng khá thì xuất khẩu thép tiếp tục giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước, đạt 1,348 triệu tấn. Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu có dấu hiệu tăng đột biến. 

Tính đến hết tháng 9, tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này là gần 3 tỷ USD, tăng 36,3% so với cùng kỳ 2014, chủ yếu từ Trung Quốc 1,05 tỷ USD, tăng 49,6%; từ Hàn Quốc hơn 836 triệu USD tăng 80,7%… Đáng chú ý, chỉ trong vòng 9 tháng đầu năm, lượng phôi thép nhập khẩu về Việt Nam đã lên tới 1,135 triệu tấn, tăng 290% so với cùng kỳ, trong đó phôi thép Trung Quốc chiếm tới trên 75%.

Theo VSA, sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng đối với ngành thép, đặc biệt khi nguồn cung thép Trung Quốc giá rẻ tràn vào Việt Nam. Trong khi đó, nội lực của công ty thép Việt Nam còn hạn chế, năng lực công nghệ, tài chính kém…

Do đó, để vượt qua khó khăn, doanh nghiệp trong nước cần tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, khả năng cung ứng, dịch vụ sau bán hàng. Còn về phía Nhà nước, hiệp hội cũng mong muốn Chính phủ cần có chính sách thông thoáng hơn trong thu các loại thuế. Có như vậy, giá thành sản phẩm thép trong nước mới tránh bị đội lên cao.


Thuế nhập khẩu thép sẽ tăng 
lên 10%

Thuế nhập khẩu thép sẽ tăng 
lên 10%. Tình hình nhập khẩu các sản phẩm thép từ Trung Quốc dưới dạng hợp kim chứa boron (hoặc crom) đang được các cơ quan kiểm tra.

* Cân nhắc khả năng phòng vệ thương mại với thép Trung Quốc

Ngày 23-10, nguồn tin từ Bộ Tài chính cho biết thuế nhập khẩu thép có chứa nguyên tố boron hoặc crom trừ chủng loại thép cán phẳng được cán nóng có mã hàng 72.24 - 72.29 sẽ được nâng từ mức 0% lên 10%, đồng thời khẳng định đây chỉ là một biện pháp tạm thời nhằm góp phần hạn chế việc nhập khẩu mặt hàng phôi thép hợp kim có chứa boron, crom về VN làm thép xây dựng thông qua mức thuế 
nhập khẩu ưu đãi.

* Doanh nghiệp Trung Quốc lợi dụng VN để gian lận xuất xứ?

Cùng ngày, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Hồ Nghĩa Dũng, chủ tịch Hiệp hội Thép VN (VSA), cho biết VSA vừa báo cáo tình hình nhập khẩu các sản phẩm thép từ Trung Quốc dưới dạng hợp kim chứa boron (hoặc crom) với Văn phòng Chính phủ cùng các bộ ngành liên quan, đồng thời đề nghị thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp nhập khẩu phôi thép chứa hợp kim crom; dừng thông quan đối với các lô hàng nhập khẩu có mã HS 7224.90.00...

Đặc biệt, các thành viên VSA đang cân nhắc việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, như khởi kiện đối với sản phẩm thép hợp kim nhập khẩu từ Trung Quốc nhằm bảo vệ ngành sản xuất 
thép trong nước.

* Bộ Công thương vừa được đại sứ VN tại EU chuyển văn bản của Văn phòng chống gian lận Liên minh châu Âu (OLAF) bày tỏ nghi ngờ các doanh nghiệp Trung Quốc đã lợi dụng, đưa sản phẩm sang VN để được hưởng ưu đãi thuế khi xuất khẩu 
sang châu Âu.

Cụ thể, OLAF đề nghị sang VN làm việc vào tháng 11-2015 để xác minh xuất xứ một số lô hàng ống nối hoặc ống dẫn bằng sắt hoặc thép xuất khẩu từ VN vào EU được cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu B tại VN, bị hải quan các nước EU nghi ngờ thực chất có gốc gác từ Trung Quốc. OLAF cũng đặt nghi vấn các mặt hàng trên được phía Trung Quốc chuyển tải qua VN để trốn thuế chống bán phá giá mà EU đang áp dụng với nước này.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục