Nhiều công ty con của Tập đoàn Dầu khí lỗ nghìn tỷ
Cuộc đảo chính đẩy đồng tiền Thổ Nhĩ Kỳ xuống đáy
Xuất khẩu điều tăng mạnh
Sacombank Lào nhận 4 triệu USD từ World Bank
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-07-2016
- Cập nhật : 16/07/2016
Đại gia Việt thâu tóm DN phụ trợ nước ngoài: Thức thời
Chủ động và thức thời
Thời gian qua, thay vì bị thâu tóm, nhiều đại gia Việt đã làm ngược lại, chi bộn tiền để làm chủ doanh nghiệp ngoại, tiêu biểu là Tập đoàn Đức Long Gia Lai. Tập đoàn này liên tục thực hiện các thương vụ mua bán-sáp nhập (M&A) để sở hữu các công ty sản xuất linh kiện điện tử hoạt động ổn định ở Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Mới đây, Đức Long Gia Lai đã mua 100% vốn và sáp nhập công ty Hanbit (Hàn Quốc) chuyên sản xuất các mặt hàng về thẻ nhớ, board mạch, đèn led cung cấp cho Hyundai, LG... Trước đó Đức Long Gia Lai cũng tiến hành M&A nhà máy điện tử Quality Systems Integrated Corporation (QSIC) của Mỹ tại Khu công nghệ cao quận 9, TP.HCM.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Trưởng bộ môn Quản trị Tài chính Quốc tế, khoa Tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính) đánh giá cao bước đi này của doanh nghiệp Việt, đặc biệt là Đức Long Gia Lai. Theo đó, việc đáp ứng được các nhu cầu về công nghiệp phụ trợ của các công ty đa quốc gia là một trong những đòi hỏi lớn của Việt Nam nhằm đem lại môi trường đầu tư tốt nhất, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam còn quá yếu để đáp ứng các linh kiện, phụ kiện cho các đối tác khi họ đầu tư vào Việt Nam.
"Bởi doanh nghiệp Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu về công nghiệp phụ trợ nên nhiều năm qua chúng ta thu hút FDI nhưng hiệu quả đối với việc phát triển công nghiệp Việt Nam nói chung cũng như sự kết nối giữa FDI với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam gần như bằng không. Vì thế, việc cần phải đáp ứng được các sản phẩm phụ trợ cho các tập đoàn lớn của nước ngoài là đòi hỏi vô cùng cần thiết và cấp bách hiện nay.
Có như vậy bản thân doanh nghiệp trong nước mới bắt tay được với các tập đoàn quốc tế, tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu, từ đó tạo ra mạng lưới các doanh nghiệp vừa và nhỏ phục vụ nhu cầu về công nghiệp phụ trợ của các doanh nghiệp ngoại", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói.
Khẳng định sự cần thiết phải phát triển công nghiệp phụ trợ nhưng bắt đầu từ đâu thì vị chuyên gia thừa nhận, Việt Nam không có kinh nghiệm cũng như không hiểu biết nhiều về các mặt hàng và việc cung cấp các mặt hàng đó cho nền kinh tế. Chính vì thế, một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã đi tìm kiếm các doanh nghiệp phụ trợ của nước ngoài, chủ yếu là thông qua con đường M&A để từ đó có thể sản xuất các linh kiện, phụ kiện phục vụ cho nhu cầu của các doanh nghiệp FDI và các tập đoàn đa quốc gia.
"Đây là việc làm thức thời và đáp ứng được đòi hỏi của việc phát triển nền công nghiệp. Thay vì ngồi chờ đợi thì nhiều doanh nghiệp Việt đã chủ động tìm kiếm đối tác nước ngoài để hợp tác", ông Thịnh nhấn mạnh.
Trước băn khoăn rằng khi Đức Long Gia Lai sở hữu một số công ty sản xuất linh kiện điện tử của Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản... có đồng nghĩa với việc sản phẩm của các doanh nghiệp phụ trợ nước ngoài này sẽ được gắn mác hàng Việt?, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh khẳng định là không. Cụ thể, sản phẩm của các doanh nghiệp phụ trợ nước ngoài mà Đức Long Gia Lai vừa sở hữu sẽ là sản phẩm của quốc gia mà các doanh nghiệp này đang trú đóng trên đó.
"Sản phẩm của doanh nghiệp nước ngoài mà Đức Long Gia Lai thâu tóm sẽ gắn mác hàng của nước mà doanh nghiệp này đang trú đóng trên đó, chẳng hạn Made in USA, Made in Korea hay Made in Japan...
Về nguyên tắc, đây là các công ty con của công ty mẹ ở Việt Nam và công ty mẹ không được hưởng các ưu tiên, ưu đãi về thuế dành cho ngành công nghiệp phụ trợ.
Nếu công ty con là doanh nghiệp phụ trợ đang đóng ở Việt Nam thì sẽ được hưởng các chế độ ưu tiên, ưu đãi, chẳng hạn các ưu đãi về thuế mà Chính phủ Việt Nam đã quy định dành cho công nghiệp phụ trợ.
Còn nếu họ chỉ là các công ty con trú đóng ở nước ngoài thì họ phải chịu các nghĩa vụ về thuế cũng như hưởng các ưu đãi của nước đối tác nơi họ trú đóng vì bản thân doanh nghiệp đó khi thành lập và hoạt động ở nước ngoài vẫn là doanh nghiệp của nước sở tại.
Điều đó cũng giống như các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam. Nếu họ đến Việt Nam đầu tư thì sản phẩm của họ làm ra và xuất khẩu vẫn được gắn mác Made in Việt Nam. Như vậy, họ được hưởngchế độ ưu đãi của Chính phủ Việt Nam", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh phân tích.(NĐH)
Bất ổn kinh tế vĩ mô: Có sai lầm khi nôn nóng đạt mục tiêu tăng trưởng
Nếu như đầu năm VEPR đưa ra dự báo tăng trưởng có thể đạt 6,2% thì đến hết quý 2, VEPR lại thận trọng hạ dự báo xuống còn 6%.
TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) phân tích công nghiệp suy giảm khiến tình hình tăng trưởng nửa đầu năm nay không đạt được như kỳ vọng. “Dù tăng trưởng thương mại dần hồi phục cùng với triển vọng tốt thu hút vốn FDI, chúng tôi tiếp tục khẳng định mục tiêu tăng trưởng 6,7% là không thể đạt được. VEPR tiếp tục dự báo tăng trưởng kinh tế 2016 ở mức 6% hoặc có thể thấp hơn”, TS Thành đưa ra nhận định.
VEPR cho rằng, cần tránh tâm lý nôn nóng đạt mục tiêu tăng trương cao khi bắt đầu một nhiệm kỳ Chính phủ mới dẫn tới buông lỏng ổn định vĩ mô.
“Nếu bất ổn vĩ mô tái diễn thì cái giá phải trả sẽ đắt hơn nhiều. Chúng tôi có cơ sở lo ngại về kịch bản này”, Viện trưởng VEPR khẳng định.
Kích cầu đầu tư: Giải pháp sai lầm
Trong khi các chuyên gia dự báo tăng trưởng khó đạt mục tiêu thì Chính phủ vẫn chưa có động thái điều chỉnh hạ mục tiêu đưa ra trước đó là 6,7%.
“Nếu tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng bằng kích cầu đầu tư là giải pháp xưa cũ và sai lầm”, TS Vũ Đình Ánh nhận định.
Việt Nam kêu gọi tái cơ cấu kinh tế suốt từ năm 2011 đến nay, nhưng giờ các cơ quan chức năng vẫn khuyến nghị tăng đầu tư, tức tăng trưởng bằng đầu tư.
Vốn đầu tư toàn xã hội 6 tháng đầu năm đã lên tới 32,9% GDP, trong khi cách đây 2 năm mức 30% GDP được đặt ra như mục tiêu khó đạt.
Đang có chuyện tăng trưởng thấp hơn, nhưng đầu tư cao hơn hẳn. Và dường như các chính sách vẫn có khuynh hướng kêu gọi tăng đầu tư để tăng trưởng.
TS Ánh lo ngại: “Tăng trưởng nóng dựa vào kích cầu đầu tư sẽ có vấn đề”
Trong mức 32,9% đầu tư toàn xã hội 6 tháng đầu năm, tăng trưởng đầu tư thấp nhất là khu vực Nhà ước với mức 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. Khu vực ngoài Nhà nước tăng trưởng 14,7%, khu vực FDI có mức tăng trưởng cao nhất 15,6% .
Mức tăng 15,6% của khu vực FDI đã tăng gấp đôi mức tăng năm 2015, gấp 3 so với số liệu này năm 2014. Khu vực ngoài Nhà nước cũng đã có mức tăng gấp rưỡi mức tăng năm ngoái.
Nếu tăng vốn đầu tư vào khu vực Nhà nước, tổng vốn đầu tư sẽ tăng vọt nhưng hiệu quả không cao.
TS Vũ Đình Ánh ví von việc giải ngân đầu tư vốn Nhà nước chẳng khác gì “ném tiền của Nhà nước”, hiệu quả đầu tư không cao.
TS Ánh cũng khẳng định chúng ta hết dư địa tăng trưởng trong xuất khẩu. Tăng trưởng xuất khẩu nửa đầu năm 5,9% cách xa so với mục tiêu 10% mà Chính phủ đề ra. Và cũng khó đạt được mục tiêu khi tăng trưởng xuất khẩu giảm chủ yếu do giá nhập khẩu của các nước giảm. Đây là một bài toán khó. “Bối cảnh kinh tế thế giới đi xuống, Việt Nam cũng không thể làm được gì, chúng ta không thể định hướng được về giá”, TS Ánh cho hay.
Nhận định chung về tăng trưởng, Viện trưởng VEPR Nguyễn Đức Thành cho rằng, tăng trưởng nóng như một cái vỏ mong manh không bền vững, nên đừng cố đạt số lượng tăng trưởng mà quên đi chất lượng tăng trưởng.(NĐH)
Thống đốc FED: Tối đa 2 lần tăng lãi suất trong năm nay
Nhận định này của ông Harker cho thấy dự báo của ông về chính sách thắt chặt tiền tệ của Mỹ đã giảm mặc dù nền kinh tế Mỹ đang có cơ sở khá vững chắc để thực hiện việc tăng lãi suất trong năm 2016.
Trong phát biểu gần nhất của vị Thống đốc FED Philadelphia, ông dự báo rằng Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) – những người trực tiếp quyết định vấn đề thay đổi lãi suất – có thể tăng lãi suất 2-3 lần trong năm 2016. Tuy nhiên, việc số liệu việc làm trong tháng 5 suy giảm mạnh rồi bất ngờ tăng cao trong tháng 6 và cuộc trưng cầu dân ý tại Anh về việc nước này đi hay ở trong Liên minh Châu Âu (EU) đã khiến Chủ tịch Janet Yellen và các cộng sự phải xem xét lại chính sách của mình.
Ông Harker tỏ ra xem nhẹ các tác động của Brexit, viết tắt của việc Anh rời EU. Theo vị lãnh đạo của FED, sự yếu kém của nền kinh tế số 1 thế giới là do những điều chỉnh mùa vụ. Ngoài ra, ông cũng dự báo rằng lạm phát sẽ đạt mức mục tiêu 2% trong năm 2017 và FED sẽ tăng lãi suất tổng cộng 3% từ nay cho tới cuối năm 2018.
Trong danh sách rủi ro của ông Harker, Brexit nằm ở mức rất thấp và sẽ chỉ ảnh hưởng tới 0,1% tăng trưởng của Mỹ.
Vị lãnh đạo của FED Philadelphia đã có hơn 1 năm kinh nghiệm làm việc trong tổ chức này và đã bỏ phiếu trống trong cuộc họp chính sách năm nay. Sau khi xem xét các dự báo kinh tế, ông nhận định rằng tình hình kinh tế hiện nay chỉ nên đón nhận tối đa 2 đợt tăng lãi suất trong năm 2016.
Ngân hàng Xây dựng được được cấp tín dụng dưới hình thức bảo lãnh ngân hàng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành quyết định số 1380/QĐ-NHNN về việc bổ sung giấy phép hoạt động của Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây Dựng Việt Nam (Ngân hàng Xây Dựng - CB).
Theo Quyết định, Thống đốc NHNN bổ sung Điểm 8 Giấy phép hoạt động số 0047/NH-GP ngày 29/12/1993 của Thống đốc NHNN cấp cho Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam nội dung hoạt động: “Cấp tín dụng dưới hình thức bảo lãnh ngân hàng”.
Như vậy, với nội dung “Cấp tín dụng dưới hình thức bảo lãnh ngân hàng” được bổ sung, phạm vi hoạt động nghiệp vụ của CB đảm bảo đầy đủ với hầu hết tất cả các mảng hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng đối với một ngân hàng thương mại như huy động vốn, sử dụng vốn, cấp tín dụng, trung gian tài chính.
Trong đó, bảo lãnh ngân hàng ngày càng được khách hàng sử dụng rộng rãi như một loại hình dịch vụ không thể thiếu, bao gồm cả các khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo lãnh phát sinh khi khách hàng cần Ngân hàng chứng minh năng lực tài chính, khả năng thanh toán của mình hoặc cần Ngân hàng chứng minh khả năng thực hiện các cam kết của hợp đồng.
Bảo lãnh ngân hàng được xem như là một loại hình tín dụng đặc biệt bởi nhờ có nó mà một cá nhân hay một doanh nghiệp không phải bỏ ra một khỏan tiền vốn (hoặc không phải đi vay) để đặt cọc, giam chân tại chỗ nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình trong giao kết dân sự với đối tác. Bảo lãnh ngân hàng đã và đang mang tới các lợi ích cho khách hàng như: Góp phần hạn chế sử dụng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp; Hạn chế việc sử dụng tiền mặt, qua đó tăng cường tính an toàn trong giao dịch; Giảm thiểu rủi ro trong trường hợp người mua và người bán không biết nhau; Tiết kiệm thời gian, chi phí cho các bên liên quan; Nâng cao vị thế, vai trò và uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ với đối tác,...
Việc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho phép bổ sung đầy đủ các hoạt động nghiệp vụ tạo điều kiện thuận lợi cho CB phát huy hiệu quả trong các động thái khởi động kinh doanh, trở lại thị trường sau một năm đổi mới theo mô hình sở hữu Nhà nước.
ACB quyết thu ngàn tỷ nợ từ 6 công ty của bầu Kiên
Nợ xấu là chủ đề được các cổ đôngNgân hàngÁ Châu (ACB) và thị trường, giớiđầu tưquan tâm chất vấn lãnh đạo ACB trong các kỳ đại hội đồng cổ đông vừa qua, nhất là vấn đề nợ đọng nơi 6 công ty liên quan đến Bầu Kiên được xử lý tới đâu và trích dự phòng thế nào.
Ông Đỗ Minh Toàn, Tổng giám đốc ACB cho biết, khoản nợ của nhóm 6 công ty liên quan đến Bầu Kiên hiện còn 5.767 tỷ đồng, nhưng tài sản đảm bảo của cácdoanh nghiệptrong nhóm cân đối được nợ vay. ACB đang tiếp tục kế hoạch xử lý các khoản nợ này trong năm 2016, với mục tiêu thu hồi 2.000 tỷ đồng.
Trong quý I/2016, ACB đã thu hồi được ít nhất 100 tỷ đồng nợ của nhóm G6 và 200 tỷ đồng đã được ngân hàng này ghi nhận dự phòng trong quý đầu năm nay. ACB cho biết, đối với nhóm nợ G6 liên quan đến Bầu Kiên, Ngân hàng đã đặt ra mục tiêu thu hồi khoản phải thu hoặc ghi nhận dự phòng trong vòng 3 năm tới, kéo dài từ 2016-2018 và 1.000 tỷ đồng trong năm nay.
Trước đó, năm 2013, ACB đã thu hồi được 1.247 tỷ đồng nợ vay của Bầu Kiên, năm 2014 thu hồi thêm 3.000 tỷ đồng trong số 5.833 tỷ đồng nợ còn lại. Có thể do những khó khăn của thị trường trong năm 2 năm trước, nên tiến độ thu hồi nợ của nhóm G6 không mấy thuận lợi. Song ACB cho biết, sẽ quyết tâm tất toán khoản nợ vay của Bầu Kiên trong vòng 3 năm theo lộ trình NHNN đưa ra trước đây. “Trên cơ sở tư vấn pháp lý của các công ty luật, ACB tin tưởng sẽ thu hồi được các khoản phải thu liên quan đến các vụ án”, Chủ tịch HĐQT ACB Trần Hùng Huy khẳng định.
Thực tế, năm 2015, các vấn đề cơ bản của ACB đã được xử lý xong. Đối với 6 công ty liên quan đến Bầu Kiên, tổng nợ còn lại là 5.657 tỷ đồng, nhưng theo ACB, với việc cân đối lại tài sản đảm bảo và cổ phiếu của các doanh nghiệpbất động sản, phía kiểm toán đã khẳng định, Ngân hàng sẽ cân đối được khoản vay này. Tuy nhiên, ACB còn phải cố gắng thảo luận đưa ra phương án xử lý với người vay bán tài sản đảm bảo để thu hồi, cố gắng thu hồi ở mức 2.000 tỷ đồng.
Theo đánh giá của ACB, Ngân hàng có khả năng thu phần lớn khoản nợ trên và có thể hoàn nhập dự phòng. Tuy nhiên, lãnh đạo ACB cũng thẳng thắn thừa nhận, có một số điểm có thể làm tốt hơn trong năm vừa qua. Hệ quả sinh lời tốt hơn nếu ACB không phải xử lý các tồn đọng trong quá khứ và còn gặp nhiều khó khăn do giá trị tài sản lớn, thủ tục hành chính và sự hợp tác không thuận lợi.
Trong năm 2015, ACB đạt lợi nhuận xấp xỉ 3.000 tỷ đồng trước thuế, song nhà băng này đã phải dành hơn 1.600 tỷ đồng xử lý các tồn đọng từ vụ án Bầu Kiên để lại, nên lợi nhuận sau dự phòng rủi ro đạt 1.314 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2014 và đạt 100% kế hoạch. Trong bối cảnh này, ACB còn phải kiên trì và có biện pháp quyết liệt hơn để giải quyết sớm nhất các vấn đề trong thời gian tới. Ngày 29/12/2015, NHNN đã phê duyệt phương án điều chỉnhtái cơ cấu, trong đó có vấn đề xử lý tiền gửi và xử lý nợ thuộc nhóm 6 công ty của Bầu Kiên. Cụ thể, NHNN cho ACB thời hạn đến năm 2018 để giải quyết khoản nợ G6.
Hết quý I/2016, tín dụng tại ACB tăng 7,6% so với cuối năm 2015, là tốc độ tăng trưởng tín dụng quý I cao nhất kể từ năm 2009. Tỷ lệ lãi cận biên (NIM) cũng diễn biến tích cực khi so sánh với quý I/2015 và cả năm 2015, tăng lên 3,2% so với 3,1% trong cả hai kỳ so sánh. Xét về tổng thể, chi phí dự phòng quý I/2016 đạt 436 tỷ đồng, so với mức 295 tỷ đồng trong quý I/2015.
Thu nhập lãi ròng (NII) đóng góp phần lớn trong mức tăng lợi nhuận, với lợi nhuận 13,8% hàng năm, trong khi thu nhập ngoài lãi (non-NII) giảm 47,2% trong quý I/2016. Khoản mục thu nhập ngoài lãi bị ảnh hưởng từ ghi nhận dự phòng cho trái phiếu của “nhóm 6 công ty” liên quan đến Bầu Kiên. Theo tính toán của Công tyChứng khoánBản Việt (VCSC), non-NII của ACB sẽ tăng 43,6% nếu không tính đến khoản dự phòng trên.
Được biết, kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2016 của ACB là 18% (Ngân hàng đã đạt được 7,6% sau 3 tháng đầu).