Gazprom đầu tư khí hóa lỏng tại Bình Phước
Doanh nghiệp Nhật ngại đầu tư vì thủ tục phức tạp
Nga đầu tư 2 tỷ USD xây dựng đường ống khí đốt ở Pakistan
Tập đoàn Hoa Sen sẽ "tiếp quản" dự án thép tỷ đô Guang Lian?
TPHCM điều chỉnh quy hoạch dự án Phước Nguyên Hưng, huyện Nhà Bè
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-10-2015
- Cập nhật : 15/10/2015
Một doanh nghiệp Hungary muốn mua 200 tấn gạo Việt Nam
Một doanh nghiệp Việt Nam đã đạt được thỏa thuận hợp đồng bán lô hàng 200 tấn gạo đầu tiên cho đối tác Hungary tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Hungary.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Hungary, ngày 12/10/2015, tại Budapest – Hungary đã diễn ra diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Hungary do Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam, Dự án Mutrap, Cơ quan Phát triển Kinh doanh Hungary (Hungarian National Trading House) tổ chức. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam và Hungary đã tham gia để tìm đối tác, bạn hàng.
Phát biểu tại diễn đàn, Đại sứ Nguyễn Thanh Tuấn cho hay, EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam. Năm 2014 kim ngạch thương mại hai chiều đạt gần 37 tỷ USD. EU đồng thời là nhà đầu tư lớn vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư trên 36 tỷ USD.
Tháng 8 năm 2015, EU và Việt Nam đã thống nhất kết thúc cơ bản đàm phán Hiệp định Thương mại tự do, dự kiến kết thúc toàn bộ trong năm nay.
"Đây sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp EU và Việt Nam trong thời gian tới. Hungary là đối tác kinh tế - thương mại truyền thống và tiềm năng của Việt Nam, hy vọng doanh nghiệp hai nước sẽ nắm bắt được thời cơ để tăng cường hợp tác", Đại sứ Nguyễn Thanh Tuấn nhấn mạnh.
Tại diễn đàn, các doanh nghiệp Việt Nam và Hungary đã có cơ hội giới thiệu về thế mạnh của hai bên, nhu cầu mua bán hàng hóa, hợp tác kinh doanh, đầu tư trong các lĩnh vực dệt may, nông sản, đồ uống, dược phẩm…
Đặc biệt, một doanh nghiệp Việt Nam đã đạt được thỏa thuận hợp đồng bán lô hàng 200 tấn gạo đầu tiên cho đối tác Hungary. Bên cạnh đó,các doanh nghiệp khác cũng có những cam kết hợp tác kinh doanh với phía bạn về nhóm hàng đồ uống, nông sản…
Theo thống kê của Bộ Công Thương, trong 8 tháng đầu năm 2015, so cùng kỳ năm trước, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hungary đạt 122 triệu USD, tăng 8,3%. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Hungary đạt 42,1 triệu USD, tăng 19,3%; nhập khẩu từ Hungary đạt 79,9 triệu USD, tăng 3,4%.
Bộ Nông nghiệp xem xét “bảo vệ” mặt hàng gia cầm Việt
"Muốn áp dụng phòng vệ thương mại cần quan điểm chắc chắn không thể đặt các giả thiết có thể hay hình như", vị đại diện này nói.
Cũng theo bà, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã chỉ đạo bắt đầu xem xét nên áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng này hay không.
Hiện mức tiêu thụ sản phẩm gia cầm trên thị trường đang đạt khoảng 1 triệu tấn trong khi đó lượng nhập khẩu hiện nay chỉ khoảng 70.000-80.000 tấn, chiếm khoảng 7-8% thị phần tại Việt Nam.
"Với thị phần chỉ khoảng 7-8% có gây tổn thất nghiêm trọng hay không trong khi một trong những yêu cầu khởi kiện là gây tổn thất nghiêm trọng đến sản xuất trong nước? Trong khi chỉ 6 tháng đầu năm 2015 sản xuất gà trong nước đã liên tục tăng trưởng đó là vấn đề Bộ Nông nghiệp phải trả lời", vị này phân tích.
Theo đánh giá của đại diện Bộ Nông nghiệp, đối với các ngành sản xuất công nghiệp và thuỷ sản việc điều tra, lấy số liệu dễ dàng hơn so với chăn nuôi do chăn nuôi còn nhỏ lẻ, phân tán khó đánh giá mức độ ảnh hưởng và tập hợp doanh nghiệp chiếm hơn 25% thị trường.
Ngoài ra, cũng theo vị này, việc khởi kiện là bài toán khó đối với các doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm vì chi phí để làm hồ sơ khởi kiện tại Mỹ lên tới 20.000 USD chưa kể chi phí phát sinh theo kiện.
Cuối cùng theo vị này, khởi kiện chỉ là biện pháp tạm thời, quan trọng phải tăng cường cạnh tranh. "Trường hợp muốn bảo vệ gà chúng ta có chấp nhận để một số mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của chúng ta như dệt may chịu sự trả đũa?", đại diện Bộ Nông nghiệp đặt câu hỏi.
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI) cho biết, liên quan đến vụ việc đùi gà Mỹ, việc cơ quan nhà nước “sắn tay” xem xét khả năng có thể đi kiện được hay không là thông tin tích cực.
Trong phần trình bày, bà Trang cũng lưu ý, giá bán đùi gà Mỹ ở siêu thị không chỉ thể hiện thông qua một vài bức ảnh mà phải lấy giá xuất xưởng.
Dẫn chứng trường hợp quần áo Trung Quốc giá rẻ bán tại thị trường Việt Nam, bà Trang cho biết chúng ta đã từng đặt nghi vẫn hàng Trung Quốc rẻ như bèo do bán phá giá tại thị trường Việt nhưng khi sang Trung Quốc nhận thấy hàng bán tại Trung Quốc cũng rẻ như vậy.
"Những điều chúng ta tự tìm hiểu chỉ là những dấu hiệu, không phải bằng chứng để đi kiện", bà Trang nhấn mạnh. Trước đó, Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ và Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nam từng cho biết đã xúc tiến thủ tục kiến nghị điều tra chống bán phá giá thịt gà Mỹ vào Việt Nam do giá gà Mỹ nhập khẩu và bày bán tại thị trường có giá rẻ hơn nhiều so với gà trong nước và rẻ hơn so với gà được bán tại Mỹ.
Sau đó, Hiệp hội Xuất khẩu trứng và gia cầm Hoa Kỳ (USAPEEC) cũng đã có văn bản chính thức trả lời một số vấn đề liên quan. Theo đơn vị này, một số phần thịt của gà Mỹ được bán tại Việt Nam ở mức giá tương tự hoặc cao hơn so với mức giá ở Hoa Kỳ, do đó, theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các sản phẩm thịt gà này không bị bán phá giá.
Xuất khẩu cá tra sang Tây Ban Nha giảm 45%
Cùng với thị trường Đức, 8 tháng năm nay, giá trị XK cá tra sang thị trường Tây Ban Nha sụt giảm mạnh 44,8% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), từ vị trí là thị trường XK lớn nhất của cá tra Việt Nam sang EU, trong 8 tháng năm 2014, Tây Ban Nha đã tụt xuống vị trí thứ 3 (sau Hà Lan và Anh). 8 tháng năm nay, giá trị XK cá tra sang thị trường Tây Ban Nha sụt giảm 44,8% so với cùng kỳ năm trước.
Ở mức tăng trưởng âm liên tiếp ngay từ đầu năm 2015, giá trị XK cá tra sang thị trường Tây Ban Nha liên tục sụt giảm từ 21,8-73,3% so với cùng kỳ năm 2014 chưa có dấu hiệu phục hồi.
Hiện nay, Việt Nam vẫn là nguồn cung lớn nhất cung cấp sản phẩm cá tra cho hầu hết các khách hàng Tây Ban Nha.
Cùng với giảm NK cá tra, trong nửa đầu năm nay, giá trị NK một số loài cá thịt trắng, cá rô phi của Tây Ban Nha cũng giảm. Chỉ riêng NK cá ngừ, cá hồi, cá Coalfish tăng so với năm trước.
Hòa Phát sẽ nhập khẩu 300.000 tấn quặng sắt nửa đầu 2016
Theo tin từ Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, ngày 14/10, HPG đã ký hợp đồng nhập khẩu quặng sắt dạng cám của đối tác là Tập đoàn Anglo America Plc, nằm trong Top 5 Tập đoàn khai thác mỏ lớn nhất thế giới, có trụ sở chính ở London.
Theo đó, Hòa Phát sẽ nhập 300.000 tấn quặng sắt hàm lượng Fe 63,5% trong vòng 6 tháng đầu năm 2016 có nguồn gốc từ mỏ Sishen thuộc Tập đoàn Anglo American ở Nam Phi.
Đây là hợp đồng thứ hai sau lô quặng 55.000 tấn, nhập về ngày 21/6/2015. Tuy nhiên khối lượng nhập khẩu lần này lớn hơn nhiều và trong khoảng thời gian dài nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên liệu chất lượng tốt và ổn định cho sản xuất của Khu liên hợp gang thép Hòa Phát tại Hải Dương.
Từ quý I/2016, Khu liên hợp gang thép sẽ đạt công suất gần 1,8 triệu tấn, do đó, nhu cầu của Hòa Phát (HPG) với quặng sắt có hàm lượng cao là rất lớn, nhưng trong nước không đủ nguồn hàng để mua.
Ông Mai Văn Hà – Giám đốc Công ty CP Thép Hòa Phát cho biết, giá thu mua quặng hàm lượng 63,5% Fe trong nước thời điểm hiện tại khoảng 1.250.000 đồng/tấn, trong khi giá nhập khẩu vào khoảng 55USD (giá về đến cảng của nhà máy), tức là giá quặng mua trong nước và thị trường quốc tế gần tương đương nhau. Tuy nhiên, theo dự đoán của các chuyên gia ngành luyện kim, giá quặng nhập khẩu sẽ thấp hơn giá quặng trong nước.
Lý do là, nguồn cung quặng thế giới tăng vì các công ty khai thác mỏ lớn nhất thế giới đang gia tăng sản lượng sản xuất. Trong khi đó, nhu cầu mua quặng của Trung Quốc giảm do tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại thời gian gần đây. Một nguyên nhân khác khiến giá quặng sắp tới sẽ giảm là chi phí sản xuất quặng của các công ty mỏ lớn trên thế giới ngày càng giảm… Và để đa dạng hóa nguồn cung, đảm bảo sản xuất ổn định, Hòa Phát bắt buộc phải nhập khẩu quặng từ nước ngoài.
Phôi thép Trung Quốc bị nghi gian lận
Theo văn bản gửi tới Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 13/10, VSA cho biết phôi thép giá rẻ từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh thời gian gần đây, tác động xấu tới thị trường trong nước, đặc biệt là tình trạng một số doanh nghiệp cố tình gian lận, khai sai mã nhập khẩu để hưởng chênh lệch thuế suất.Cụ thể, trong tháng 8 và 9/2015, một số công ty đã khai phôi thép Trung Quốc thành phôi thép hợp kim chứa nguyên tố crom với mã HS 7224.90.00 để được hưởng thuế suất 0%, thay vì 9% đối với phôi thép vuông. Số liệu Tổng cục Hải quan cho thấy thép nhập từ Trung Quốc theo mã này trong hai tháng qua là hơn 65.000 tấn, trị giá hơn 21 triệu USD, riêng tháng 9 là 62.000 tấn, tăng đột biến so với các tháng trước.
VSA tính toán việc khai không trung thực mã hàng hóa sẽ khiến ngân sách Nhà nước thất thu gần 1,9 triệu USD, tương đương khoảng 42 tỷ đồng chỉ trong hai tháng qua và có thể tăng lên trong nhiều lần trong tương lai.
“Việc này nếu không kịp thời ngăn chặn thì phôi thép hợp kim từ Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, khả năng cao hơn lượng nhập khẩu phôi thép bình quân năm 2015 là 200.000 tấn một tháng và khiến ngân sách thất thu lớn”, VSA cảnh báo.
Về bản chất, phôi thép chứa hàm lượng rất nhỏ crom sẽ không khác biệt gì với phôi thông thường và vẫn dùng để cán thép xây dựng. Tuy nhiên, sản phẩm có chứa nguyên tố hợp kim này khi nhập vào Việt Nam ngoài được Trung Quốc hoàn thuế còn được được hưởng thuế suất 0% nên có giá bán thấp và ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành thép trong nước.
Báo cáo của hiệp hội cho hay công suất sản xuất phôi thép trong nước đạt gần 11 triệu tấn nhưng các doanh nghiệp mới chỉ sản xuất được khoảng 60% công suất. Việc lượng phôi thép giá trị thấp từ Trung Quốc về nước ta đã và đang đe dọa các nhà máy luyện thép trong nước, nhiều nhà máy phải cắt giảm sản xuất, bán dưới giá thành để có thể cạnh tranh và duy trì sản xuất, gây thua lỗ nặng.
“Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, các doanh nghiệp sản xuất phôi thép và cả đơn vị sản xuất thép cán sẽ khó có khả năng đứng vững trong tương lai, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường xuất khẩu do nhu cầu trong nước bước vào giai đoạn suy giảm”, hiệp hội thông tin.
Do đó, cơ quan này kiến nghị Nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu phôi thép hợp kim có chứa nguyên tố hợp kim crom; đồng thời, các bộ cần lập đoàn kiểm tra, giám sát doanh nghiệp nhập khẩu phôi théo hợp kim chứa crom trong thời gian qua. Nếu phôi thép sử dụng để cán thép xây dựng thông thường thì đề nghị truy thu thuế và xử phạt nặng đơn vị nhập khẩu.
VSA cũng đề xuất Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan dừng thông quan đối với các lô hàng nhập khẩu phôi thép hợp kim chứa crom để đợi kiểm tra, giám sát. Doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu phôi thép nếu chứa crom về chỉ dùng để cán thép xây dựng, phải áp dụng mức thuế suất 9% như phôi bình thường.
Các biện pháp phòng vệ như tự vệ thương mại, chống bán phá giá, xây dựng các hàng rào kỹ thuật,… cũng nên được các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét thực hiện nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận và cạnh tranh không lành mạnh.