Gói tín dụng 30.000 tỷ: Kiến nghị thêm thời gian giải ngân
TP.HCM sẽ phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu vào ngày 15/9 tới
VASEP đề xuất giảm lãi suất cho DN thủy sản để tăng sức cạnh tranh
Nhiều ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi
Đưa dự án sân bay Long Thành vào danh mục trọng điểm quốc gia
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-10-2015
- Cập nhật : 17/10/2015
Gazprom đầu tư khí hóa lỏng tại Bình Phước
Ngày 15-10, lãnh đạo tỉnh Bình Phước đã có buổi làm việc với Công ty Gazprom International Sevices B.V, thuộc Tập đoàn Gazprom của Nga, về hợp tác đầu tư, kinh doanh khí hóa lỏng.
Ông Andray KovTun, Phó Giám đốc điều hành Gazprom International Sevices B.V, cho biết công ty đang lựa chọn 8 tỉnh, thành của Việt Nam làm cơ sở đầu mối, trạm trung chuyển, trạm nạp nhiên liệu khí hóa lỏng, trong đó có Bình Phước.
Lãnh đạo tỉnh Bình Phước và đại diện Gazprom International Sevices B.V bàn việc hợp tác đầu tư về khí hóa lỏng
Ông Trần Ngọc Trai, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, hoan nghênh Gazprom International Sevices B.V chọn đầu tư tại tỉnh, đồng thời cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi để công ty mở rộng đầu tư. Ông Trần Ngọc Trai yêu cầu các sở, ngành liên quan tích cực hỗ trợ, phối hợp cung cấp cơ sở dữ liệu, thông tin cho Gazprom International Sevices B.V nghiên cứu, xây dựng đề án và sớm có phương án đầu tư vào Bình Phước.
Doanh nghiệp Nhật ngại đầu tư vì thủ tục phức tạp
Đây là những trở ngại được các DN Nhật nêu ra tại Diễn đàn DN Việt Nam - Nhật được Bộ KH&ĐT tổ chức ngày 14-10.
Ông Katsuro Nagai, đại diện Đại sứ quán Nhật tại Việt Nam, cho rằng Việt Nam cần ưu tiên những lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn như phụ tùng ô tô. “Việt Nam muốn giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh cung cấp phụ tùng với các nhà đầu tư nước ngoài thì phải đầu tư công nghiệp hỗ trợ và DN vừa và nhỏ” - ông Katsuro Nagai chia sẻ.
Nga đầu tư 2 tỷ USD xây dựng đường ống khí đốt ở Pakistan
Ngày 16/10, Pakistan và Nga đã ký một thỏa thuận liên chính phủ về việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ thành phố cảng Karachi ở miền Nam Pakistan tới Lahore, thủ phủ tỉnh Punjab của quốc gia Nam Á này.
Thỏa thuận được ký tại thủ đô Islamabad giữa Bộ trưởng Dầu mỏ Pakistan Shahid Khaqan Abbasi và Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak. Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif tham dự lễ ký.
Thỏa thuận trên được hoàn tất trong chuyến thăm Moskva của ông Abbasi hồi đầu năm nay, theo đó Nga sẽ đầu tư 2 tỷ USD vào dự án và giai đoạn đầu sẽ được hoàn thành trước tháng 12/2017.
Đường ống dài 1.100km này sẽ vận chuyển khí đốt hóa lỏng với công suất 12,4 tỷ m3 mỗi năm.
Giới chức Pakistan cho biết thỏa thuận trên đánh dấu lần đầu tiên Nga tham gia một dự án quan trọng tại Pakistan trong gần 40 năm qua.
Một chi nhánh của tập đoàn quốc doanh Rostech của Nga sẽ là đối tác với Các hệ thống khí đốt liên bang (ISGS) của Pakistan.
Các nguồn tin cho biết Pakistan đang xúc tiến triển khai hai dự án đường ống dẫn khí đốt từ Karachi đến các khu vực miền Bắc nước này.
Đường ống đầu tiên nối cảng Gwadar tại Balochistan đến đường ống chính tại Nawabshah, thuộc tỉnh miền Nam Sindh; đường ống thứ hai nối từ Karachi đến Lahore./.
Tập đoàn Hoa Sen sẽ "tiếp quản" dự án thép tỷ đô Guang Lian?
“Cả hai trường hợp này đều phải xin chủ trương của Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp đầu tư mới thì ưu đãi cho dự án thép mới sẽ áp dụng theo Luật mới (Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng…) bởi dự án luyện cán thép theo Luật Đầu tư mới không còn là lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư nữa”- UBND tỉnh Quảng Ngãi lưu ý.
UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Tập đoàn Hoa Sen nên chọn công suất 3-5 triệu tấn bởi công suất này phù hợp với khả năng đáp ứng về đất, cảng và độ sâu luồng cảng cũng như thời gian sử dụng đất phù hợp với phân kỳ đầu tư.
“Nếu chọn công suất 5 triệu tấn cho dự án thì diện tích chiếm đất tối đa bằng diện tích dự án thép Guang Lian (504 ha)” – UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết.
Tỉnh Quảng Ngãi sẽ giao toàn bộ 375 ha đất đã bồi thường, giải phóng mặt bằng cho Tập đoàn Hoa Sen. Chi phối bồi thường đối với diện tích còn lại, Tập đoàn Hoa Sen cùng tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Trung ương. Nếu Trung ương không nhất trí, Tập đoàn Hoa Sen sẽ phải bỏ chi phí và được tính vào tổng mức đầu tư dự án theo cơ chế khấu trừ vào tiền thuê đất của dự án.
Dự án nhà máy luyện thép Guang Lian ở khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) được cấp phép từ năm 2006, khởi đầu chỉ do Tập đoàn Tycoons (Đài Loan) đầu tư với số vốn đăng ký khoảng hơn 1 tỷ USD.
Sau đó, Tập đoàn E-United (Đài Loan) hợp tác với Tycoons để cùng thực hiện và nâng vốn dự án lên 3 tỷ USD. Đến đầu năm 2012, Tập đoàn thép JFE của Nhật Bản đã quyết định góp vốn cùng Tập đoàn E-United nghiên cứu, tiếp tục triển khai dự án thép 4,5 tỷ USD này. Song vào tháng 9-2014, Tập đoàn JFE đã chính thức ngừng kế hoạch đầu tư vào dự án thép Guang Lian sau một thời gian dài thăm dò, trì hoãn.
UBND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng dự án đã đủ điều kiện để thu hồi giấy phép và đang xem xét để đưa ra quyết định cuối cùng.
TPHCM điều chỉnh quy hoạch dự án Phước Nguyên Hưng, huyện Nhà Bè
UBND TPHCM cũng yêu cầu các cơ quan chức năng được giao hướng dẫn chủ đầu tư điều chỉnh quy hoạch - kiến trúc, phương án kết nối giao thông đối nội và đối ngoại của dự án, bố trí đường gom song hành với trục đường Nguyễn Hữu Thọ để kết nối giao thông từ dự án ra trục đường này.
Ngoài ra, quy hoạch cần đảm bảo đủ diện tích sân, bãi cho số người ra vào công trình, đảm bảo giao thông đường phố tại khu vực được an toàn và thông suốt, thuận lợi cho việc giao thông tại vị trí bến neo đậu du thuyền.