tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-10-2015

  • Cập nhật : 16/10/2015

Vinacomin đề nghị giảm thuế xuất khẩu tinh quặng đồng, thiếc, kẽm về 0%

vinacomin de nghi giam thue xuat khau tinh quang dong, thiec, kem ve 0%

Vinacomin đề nghị giảm thuế xuất khẩu tinh quặng đồng, thiếc, kẽm về 0%

 Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đề nghị giảm thuế xuất khẩu tinh quặng đồng, kẽm, thiếc về 0% thay vì tối thiểu 10% như hiện nay.

Trong văn bản gửi cơ quan chức năng, Vinacomin cho rằng các mặt hàng này có số thu từ thuế rất nhỏ do sản lượng các kim loại hoặc tinh quặng quy đổi thành kim loại sản xuất trong nước là không nhiều. Cụ thể, đồng do Tổng công ty khoáng sản - Vinacomin sản xuất là 11.000 tấn, kẽm 10.000 tấn và thiếc 800 tấn, các sản phẩm khác không đáng kể.

Vinacomin cho rằng việc áp thuế 10% là không phù hợp với các quy định của WTO, AFTA… với xu hướng chung hiện nay là cắt giảm các dòng thuế và tự do thương mại.

Vinacomin cũng lo ngại có thể xảy ra chảy máu tải nguyên không kiểm soát được, đồng thời cũng không khuyến khích chế biến sâu trong nước, do sản phẩm chế biến sâu không có ưu thế gì so với mua bán quặng thô hay tinh quặng.

Vinacomin cho biết giá cả khoáng sản nói chung từ tháng 6/2014 trở lại đây nằm trong xu hướng giá giảm, với các mặt hàng mất giá từ 30% (như kẽm, đồng) tới 50% (quặng sắt) so với cùng kỳ năm 2014. Xu hướng giá giảm vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc do dư cung quá lớn so với cầu.

Thông tin thêm về tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015, Vinacomin cho biết, năm đầu tiên 2011 tình hình nói chung thuận lợi, nhưng các năm sau do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính, suy giảm kinh tế, than xuất khẩu giảm mạnh cả về lượng và giá bán, cho nên hiệu quả kinh doanh của tập đoàn cũng giảm tương ứng.

Năm 2014, 2015, do ngày càng khai thác xuống sâu, nguy cơ về bục nước, khí, cháy nổ, đổ lò cao hơn; cung độ vận chuyển tăng, hệ số đất tăng; các chi phí về thăm dò, thoát nước, thông gió… các loại thuế, phí ngày càng tăng làm cho giá thành tăng cao.

Nhu cầu vốn đầu tư của Vinacomin rất lớn, suất đầu tư cao, việc tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu than sau năm 2015 là rất khó khăn (đặc biệt là than cho sản xuất điện)… Đặc biệt đợt mưa lũ tháng 7 và 8/2015 đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn, thiệt hại thực tế khoảng 1.200 tỷ đồng.

Ngoài ra, đối với các loại khoáng sản khác, giá bán giảm nhiều, một số loại khoáng sản không được xuất khẩu hoặc bán ra ngoài địa phương do chính sách của Nhà nước và địa phương cho nên Vinacomin  đã phải điều chỉnh tiến độ sản xuất để không tồn kho cao.
Mặt khác, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, việc thu xếp vốn cho các dự án đầu tư cũng rất khó khăn, thủ tục cấp phép khai thác, thăm dò khoáng sản phức tạp, chậm tiến độ, nhiều dự án đã phải dừng triển khai chờ thủ tục làm cho sản lượng sản xuất một số sản phẩm giảm mạnh - theo báo cáo của Vinacomin.

Không phải mọi doanh nghiệp đều tận dụng được lợi ích từ TPP

Hôm 14.10, tại Diễn đàn doanh nghiệp (DN) VN - Nhật Bản do Phòng Thương mại - Công nghiệp VN (VCCI) và Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) phối hợp tổ chức, ông Kenichi Kawasaki, Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản, cho rằng tham gia TPP, ngành nông nghiệp VN sẽ đối mặt với cạnh tranh gay gắt.
Ngay cả ở Nhật Bản, các DN đều không tận dụng được hết các ưu thế từ những hiệp định thương mại. “Chỉ có khoảng 20 - 30% DN Nhật tận dụng được lợi ích từ việc xóa bỏ thuế quan trong các hiệp định thương mại, cùng lắm là 50%... Trách nhiệm của Chính phủ là tạo ra môi trường để lợi ích từ hiệp định này phải được truyền tải đến các DN để họ tận dụng được lợi thế”, ông này nói.
Đồng tình ý kiến ông Kenichi Kawasaki, ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Tập đoàn đầu tư Sài Gòn, cũng cho rằng, các DN VN phần lớn chưa biết nhiều về các hiệp định này. “Nhiệm vụ của Chính phủ là công khai hóa các nội dung này. Cho đến nay, các nội dung cụ thể của TPP chưa được công bố công khai. Thời gian tới các bộ ngành, VCCI cần tìm cách để đưa TPP vào cuộc sống. Trên cơ sở đó DN mới phát huy được”, ông Tâm nói.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, cho rằng việc kết thúc đàm phán TPP vừa qua tạo ra động lực mới cho quan hệ VN - Nhật Bản. Sắp tới, cơ hội phát triển hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa DN hai bên rất lớn. “Khi gia nhập TPP, xu hướng là DN Nhật sẽ chọn VN để đầu tư các sản phẩm nông nghiệp. Mặt khác, VN hoàn toàn có thể là vành đai cung cấp thực phẩm cho Nhật Bản”, ông Lộc nói.
Bà Yuri Sato, Phó chủ tịch JETRO, cho biết để đáp ứng nhu cầu DN hai bên, JETRO đã phối hợp với Bộ Kế hoạch - Đầu tư VN để phát triển các chương trình hợp tác nông nghiệp và bước đầu JETRO đã hỗ trợ trên 20 DN Nhật Bản hoạt động ở lĩnh vực nông nghiệp hợp tác ở miền Bắc và miền Trung VN. “Chúng tôi đã có các chương trình khảo sát cụ thể”, bà Yuri Sato cho biết.

Thất thu hàng triệu USD vì thép Trung Quốc nhập gian lận

Hiệp hội Thép VN (VSA) vừa có báo cáo các bộ: Tài chính, Công thương, Khoa học - Công nghệ tình trạng các doanh nghiệp Trung Quốc gian lận, khai sai mã nhập khẩu để hưởng chênh lệch thuế suất khi xuất khẩu thép vào VN.
Theo VAS, từ đầu năm đến nay, lượng phôi thép nhập vào VN (tính đến 15.9) là trên 1,13 triệu tấn, với trị giá 421 triệu USD, tăng tới 290% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó riêng phôi thép nhập từ Trung Quốc đã chiếm 75% tổng lượng phôi thép nhập khẩu của VN.
Trong 2 tháng gần nhất, một số công ty nhập khẩu phôi thép Trung Quốc khai nhập phôi thép hợp kim chứa nguyên tố crom (crom trên hoặc bằng 0,3%) để được áp mã HS 7224.90.00, hưởng thuế suất 0%. Trong khi về bản chất phôi thép chứa hàm lượng rất nhỏ crom được VSA cho rằng, không khác gì phôi thép thông thường.
Trong tháng 9 vừa qua, lượng phôi thép nhập theo mã này là trên 62.000 tấn, trị giá trên 20 triệu USD và đang trong xu hướng tăng mạnh.
Theo VSA, chỉ trong tháng 8 và tháng 9 vừa qua, ngân sách đã bị thất thu 1,89 triệu USD. VSA đề nghị kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu phôi thép hợp kim có chứa nguyên tố crom, dừng thông quan với loại phôi thép này để áp dụng mức thuế nhập khẩu 9% như với thép thông thường.

Nông, lâm trường nợ ngân sách hàng trăm tỉ đồng

Báo cáo của Bộ Tài chính ngày 14.10 cho biết, trong số gần 8 triệu ha có khoảng 7.599.580 ha đã được nhà nước giao cho 642 nông, lâm trường quản lý, sử dụng.
Nông, lâm trường nợ ngân sách hàng trăm tỉ đồng - ảnh 1
Do ưu đãi trong đầu tư, cũng như một số khó khăn khi chuyển đổi hình thức giao, thuê đất nên báo cáo từ 48 Cục thuế địa phương cho thấy, tổng số tiền sử dụng đất phải nộp là 47,46 tỉ đồng (trong đó số tiền sử dụng đất còn nợ khoảng 20,21 tỉ đồng) và tổng số tiền thuê đất mà các nông, lâm trường phải nộp khoảng 1.880,5 tỉ đồng (trong đó số tiền thuê đất còn nợ khoảng 219,4 tỉ đồng).
“Số liệu thu nộp nghĩa vụ tài chính của các nông, lâm trường nêu trên là đúng quy định của pháp luật, phản ánh đúng thực tế tình hình quản lý, sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường quốc doanh trong giai đoạn 2004 - 2014”, Bộ Tài chính khẳng định

Năng suất lao động thấp 'đáng hổ thẹn'

Giải pháp nào để tăng năng suất lao động là vấn đề được đưa ra “mổ xẻ” tại buổi tọa đàm do Tổng liên đoàn Lao động VN và Báo Lao động tổ chức ngày 14.10 tại Hà Nội.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Năng suất VN, cho biết theo đánh giá của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), năng suất lao động của VN năm 2013 được xếp vào nhóm thấp nhất của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore 15 lần, Nhật Bản 11 lần, Hàn Quốc 10 lần, Malaysia 5 lần, Thái Lan 2,5 lần. “Trong 3 năm 2011 - 2013, tốc độ tăng năng suất lao động của VN chỉ hơn 3%/năm, trong khi GDP vẫn tăng trưởng ở mức trên dưới 5%. Nếu không có những điều chỉnh kịp thời thì tốc độ tăng chậm của năng suất lao động sẽ kéo tăng trưởng GDP quốc gia xuống và VN sẽ rất khó đạt được mục tiêu của một nước công nghiệp hóa”, ông Tuấn cảnh báo. Theo ông Tuấn, đây là dấu hiệu đáng lo ngại, nếu duy trì tình trạng này thì đến năm 2038 VN mới bắt kịp Philippines và đến năm 2069 mới bắt kịp Thái Lan.
“Có tăng nhưng chậm, chủ yếu tăng năng suất lao động nội bộ ngành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng chủ yếu do nguồn lực giá rẻ. Nhìn vào con số trên tôi thấy, năng suất lao động của VN không phải thấp mà là rất thấp, chúng ta không phải che giấu. Là một công dân VN, chúng ta phải thấy rằng đây là điều đáng hổ thẹn”, PGS-TS Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn nói.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc Văn phòng DN vì sự phát triển bền vững (Phòng Thương mại và Công nghiệp VN) nhận định, năng suất lao động là nguyên nhân chính kìm hãm năng lực cạnh tranh - chìa khóa của tăng trưởng kinh tế. VN đang đứng trước nguy cơ bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua phát triển kinh tế nếu như nhược điểm về năng suất của chúng ta không được khắc phục.
Ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa cho hay, các DN chủ yếu đi lên từ sản xuất nhỏ, kỷ luật lao động, đào tạo lao động kỹ thuật có tay nghề còn nhiều hạn chế. Những năm gần đây, VN chịu tác động nhiều bởi kinh tế thế giới; đời sống người lao động (NLĐ) do lạm phát không ổn định, giảm rất nhanh, dưới mức tối thiểu được hưởng dẫn đến động lực tăng năng suất lao động không có. “DN cần phải tăng lương, tái tạo sức lao động. Bên cạnh đó, cũng phải áp dụng khoa học kỹ thuật, tăng cường cơ sở vật chất, đào tạo trình độ kỹ năng kỹ thuật cho NLĐ”, ông Kiêm đề xuất.
PGS-TS Vũ Quang Thọ cũng cho rằng phải giải quyết được mối liên hệ giữa năng suất lao động và tiền lương. “DN phải giải quyết tiền lương trước, sau đó mới bàn đến năng suất lao động. Khi NLĐ còn đói, còn thiếu, còn thấp hơn nhu cầu sống tối thiểu thì không thể đòi hỏi họ cố gắng có những trí tuệ, sáng kiến nâng cao năng suất lao động và càng không thể đòi hỏi họ có những ý thức tốt hơn cộng tác với DN, nơi họ coi là ngôi nhà thứ 2”, ông Thọ nói.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 18-10-20151

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 18-10-2015

    Giá xăng dầu sẽ biến động không nhiều
    Xe phân khối lớn của Nhật sẽ rẻ gần phân nửa khi thực hiện TPP
    Sẽ thay đổi thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô
    Phát hiện 1.786 sai phạm trong ngành may mặc
    Hội An kêu gọi đầu tư khu giải trí ban đêm

  • Tin kinh tế đọc nhanh 18-10-20152

    Tin kinh tế đọc nhanh 18-10-2015

    Trung Quốc - Indonesia ký dự án đường sắt cao tốc 5,5 tỷ USD
    SCIC chưa chốt thời điểm thoái vốn tại Vinamilk, FPT
    ​Hải quan hứa giải quyết nhanh vướng mắc của doanh nghiệp
    Doanh nghiệp thiếu phối hợp, nền kinh tế chịu phí cao
    Đầu tư 587,5 tỉ đồng sản xuất chip LED

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-10-20153

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-10-2015

    Gazprom đầu tư khí hóa lỏng tại Bình Phước
    Doanh nghiệp Nhật ngại đầu tư vì thủ tục phức tạp
    Nga đầu tư 2 tỷ USD xây dựng đường ống khí đốt ở Pakistan
    Tập đoàn Hoa Sen sẽ "tiếp quản" dự án thép tỷ đô Guang Lian?
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch dự án Phước Nguyên Hưng, huyện Nhà Bè

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 17-10-20154

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 17-10-2015

    PVN lên kế hoạch đối phó nhà thầu nước ngoài phá giá dịch vụ dầu khí
    Vốn điều lệ các công ty tài chính tăng trở lại
    Việt Nam có nhiều cơ hội hấp dẫn dòng vốn ngoại
    Lợi nhuận trồng lúa tăng 40% nhờ ‘bắt tay nhau’
    Các nước ngày càng khắt khe với nông sản Việt

  • Tin kinh tế đọc nhanh 17-10-20155

    Tin kinh tế đọc nhanh 17-10-2015

    Quỹ ngoại rót 5,5 triệu USD vào chuỗi nhà hàng KAfe
    VinaCapital thu về 320 triệu USD nhờ thoái vốn 18 thương vụ
    Hãng dầu Repsol bán gần 7 tỷ USD tài sản
    Doanh nghiệp quốc phòng chỉ hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt, bí mật
    Khai thác dầu thô tiếp tục tăng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-10-20156

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-10-2015

    Nga có kế hoạch lắp ráp ôtô UAZ tại Việt Nam năm tới
    Doanh nghiệp cơ khí nội đã tham gia được vào các gói thầu nhà máy nhiệt điện
    Hàng chục công ty thuộc PVN lãi vượt kế hoạch
    Vietcombank kiến nghị giảm sở hữu Nhà nước tại các ngân hàng xuống dưới 51%
    TPHCM cho phép mở rộng trung tâm thương mại Hùng Vương Square

  • Tin kinh tế đọc nhanh 16-10-20157

    Tin kinh tế đọc nhanh 16-10-2015

    Cấm doanh nghiệp Nhà nước đầu tư địa ốc, ngân hàng, chứng khoán
    Tăng kết nối trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
    Doanh nghiệp VN xa lạ với phòng vệ thương mại
    Nhật Bản đang cần rất nhiều kỹ sư CNTT Việt Nam
    Thương hiệu SanDisk đang tính 'bán mình'

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-10-20158

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-10-2015

    Một doanh nghiệp Hungary muốn mua 200 tấn gạo Việt Nam
    Bộ Nông nghiệp xem xét “bảo vệ” mặt hàng gia cầm Việt
    Xuất khẩu cá tra sang Tây Ban Nha giảm 45%
    Hòa Phát sẽ nhập khẩu 300.000 tấn quặng sắt nửa đầu 2016
    Phôi thép Trung Quốc bị nghi gian lận

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-10-20159

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-10-2015

    Giá dầu mất 7% sau 3 phiên giảm liên tiếp
    NHNN giải thích về việc 'mua ngân hàng với giá 0 đồng'
    Myanmar mở thị trường chứng khoán vào tháng 12 tới
    Việt Nam mời DN Nhật Bản đầu tư vào 6 ngành công nghiệp mũi nhọn
    Vụ đùi gà Mỹ nhập khẩu: Bộ Nông nghiệp đang rà soát và có thể khởi kiện

  • Tin kinh tế đọc nhanh 15-10-201510

    Tin kinh tế đọc nhanh 15-10-2015

    Top 40 doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam
    Nông sản Lâm Đồng hướng đến thị trường Nga
    Chỉ 13% doanh nghiệp hài lòng với chính sách thuế
    Xuất khẩu hoa Đà Lạt sang Nga
    TQ cho VN vay 10 triệu nhân dân tệ để nghiên cứu đường sắt cao tốc