tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 16-10-2015

  • Cập nhật : 16/10/2015

Cấm doanh nghiệp Nhà nước đầu tư địa ốc, ngân hàng, chứng khoán

Từ 1/12, doanh nghiệp Nhà nước không được đầu tư vào bất động sản, ngân hàng, chứng khoán, trừ trường hợp đặc biệt được Chính phủ cho phép.
 

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 91 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. Kể từ 1/12/2015, khu vực quốc doanh chính thức bị cấm góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và quỹ đầu tư, trừ những trường hợp đặc biệt theo quyết định của Chính phủ.

Trường hợp doanh nghiệp Nhà nước đã góp vốn, đầu tư vào các lĩnh vực trên mà không được Thủ tướng cho phép, phải tiến hành cơ cấu lại và chuyển nhượng toàn bộ vốn đã đầu tư theo quy định.

Cách đây 4 năm, Chính phủ cũng từng ban ngành Nghị quyết yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước không được đầu tư ngoài các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi. Nếu "trót" tham gia, doanh nghiệp phải thoái xong vốn trước năm 2015. Với Nghị định 91 được ban hành, một lần nữa quan điểm này được củng cố và yêu cầu thực hiện nghiêm. Nếu không thực hiện theo yêu cầu, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Văn bản cũng nêu rõ doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước đã đầu tư, mọi biến động về tăng, giảm vốn phải được báo lại.

Trước đó, doanh nghiệp đầu tư ngoài ngành thua lỗ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh và hiệu quả hoạt động của khu vực quốc doanh. Cuối năm 2011, các tập đoàn kinh tế Nhà nước đầu tư ngoài ngành gần 23.744 tỷ đồng, trong đó lớn nhất là lĩnh vực ngân hàng với 11.403 tỷ đồng, tiếp đến là bất động sản với 9.286 tỷ đồng, bảo hiểm là 1.682 tỷ đồng, chứng khoán là 696 tỷ đồng và quỹ đầu tư là 677 tỷ đồng.

Đến nay, quá trình thoái vốn khỏi 5 lĩnh vực nhạy cảm trên đã được thực hiện, nhưng vẫn chưa được hoàn tất. Tổng giá trị thoái được theo giá sổ sách đến hết tháng 8/2015 đạt 13.797 tỷ đồng, còn số thực tế thu về là 17.777 tỷ đồng.

Ngoài ra, Nghị định của Chính phủ cũng chỉ ra ba trường hợp Nhà nước mua lại toàn bộ doanh nghiệp, bao gồm mục tiêu thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế; trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội.

Việc mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp được thực hiện thông qua mua lại cổ phần hoặc vốn góp tại các doanh nghiệp.


Tăng kết nối trong Cộng đồng kinh tế ASEAN

Nhiều chuyên gia cho rằng để phát triển và cạnh tranh, các nước ASEAN không thể đứng một mình, do đó AEC không chỉ tăng tính kết nối trong khối mà còn nhằm hướng ngoại.

 Ngày 14-10, tại Diễn đàn doanh nghiệp ASEAN 2015 với chủ đề “Tạo dựng giá trị thông qua kết nối Đông Nam Á” diễn ra ở Bangkok (Thái Lan), hơn 500 doanh nghiệp khu vực Asean và các nhà đầu tư, chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận trong và ngoài khu vực đã chia sẻ các tác động tiềm năng và vai trò của các thành phần khác nhau trong việc thúc đẩy nền kinh tế khu vực hướng đến mục tiêu thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).

Phát biểu tại diễn đàn, ông Arkhom Termpittayapaisith - bộ trưởng Giao thông Thái Lan - cho rằng hình thành AEC sẽ thúc đẩy các nước thiết kế lại chuỗi giá trị nội khối ASEAN và kết nối hạ tầng là chìa khóa để hội nhập khu vực.

“Những giá trị tạo ra sau AEC là vô cùng to lớn. Không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, đầu tư... mà AEC còn đem lại cơ hội việc làm, sự luân chuyển lao động giữa các nước” - ông Termpittayapaisith nhấn mạnh.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng để phát triển và cạnh tranh, các nước ASEAN không thể đứng một mình, do đó AEC không chỉ tăng tính kết nối trong khối mà còn nhằm hướng ngoại, thu hút sự đầu tư bên ngoài.


Doanh nghiệp VN xa lạ 
với phòng vệ thương mại

Tính đến tháng 10-2015, các doanh nghiệp VN mới sử dụng công cụ phòng vệ thương mại cho bốn vụ, gồm ba lần áp dụng biện pháp tự vệ và một lần áp dụng biện pháp chống phá giá.

Một báo cáo do Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI) công bố ngày 14-10 cho biết trong khi các nước trên thế giới sử dụng hiệu quả công cụ phòng vệ thương mại (PVTM - chống phá giá, chống trợ cấp và tự vệ) để bảo vệ hàng hóa khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nước ngoài thì doanh nghiệp VN vẫn còn xa lạ với công cụ này.

Cụ thể tính đến tháng 10-2015, các doanh nghiệp VN mới sử dụng công cụ PVTM cho bốn vụ, gồm ba lần áp dụng biện pháp tự vệ và một lần áp dụng biện pháp chống phá giá.

Ngược lại, số lượng các vụ điều tra PVTM đối với hàng hóa VN ở nước ngoài tính đến tháng 10-2015 là 94 vụ, gồm 70 lần chống phá giá, 7 lần chống trợ cấp và 17 lần tự vệ.

Ngoài ra, báo cáo cũng cho biết có đến 56,07% doanh nghiệp được khảo sát không biết hoặc không có thông tin về tình hình hàng hóa nước ngoài cạnh tranh không lành mạnh về giá tại VN, 45,71% không biết và không có thông tin về tình hình hàng hóa nước ngoài nhập khẩu ồ ạt, đột biến vào VN.

Tại buổi công bố báo cáo, TS Nguyễn Thị Thu Trang, thành viên Hội đồng tư vấn PVTM Trung tâm WTO và hội nhập thuộc VCCI, cho rằng việc sử dụng công cụ PVTM là điều vô cùng cần thiết trong bối cảnh VN đang ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, đồng thời khuyến cáo các doanh nghiệp cần đưa PVTM thành một loại chiến lược kinh doanh, trang bị kiến thức và đào tạo cán bộ chuẩn bị nguồn lực cho PVTM.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải cải thiện cơ chế công khai, minh bạch thông tin, cơ chế hỗ trợ tiền tố tụng và tố tụng cũng như hoàn thiện cơ sở, pháp lý về PVTM ở VN.


Nhật Bản đang cần rất nhiều kỹ sư CNTT Việt Nam

Sự thiếu hụt nguồn nhân lực là mối quan ngại lớn của các doanh nghiệp Nhật Bản trong quá trình đầu tư, hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam.

Đó là thông tin được Hiệp hội công nghệ thông tin (CNTT) Nhật Bản (JISA) chia sẻ tại tại sự kiện Ngày CNTT Nhật Bản 2015 (Japan ICT Day) khai mạc sáng 14-10.

Cụ thể tính đến tháng 6-2015, các doanh nghiệp Nhật tham gia khảo sát của JISA cho biết đang thiếu đến 50% số lượng kỹ sư CNTT. Sự thiếu hụt sẽ đặc biệt lớn trong thời gian tới khi Nhật đăng cai thế vận hội Olympic 2020 và nhiều dự án CNTT sẽ được triển khai trong tương lai và sự thay đổi nền tảng công nghệ của các tập đoàn lớn của Nhật.  

Trong khi đó, kết quả khảo sát của Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) và Câu lạc bộ hợp tác CNTT Việt Nam – Nhật Bản (VJC) cho thấy số lượng người làm việc cho các dự án của Nhật trong 6 tháng đầu năm 2015 tăng 46.5% so với năm 2014.

Tuy nhiên khó khăn lớn nhất từ các doanh nghiệp Việt Nam là rào cản ngôn ngữ tiếng Nhật (82%), thiếu các kỹ sư cầu nối - BSE (40%), và thiếu hiểu biết về văn hoá, nhân sự nhảy việc, thiếu nguồn nhân lực CNTT biết tiếng Nhật (23%).

Chia sẻ từ kinh nghiệm của mình, ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Software cho biết: “Muốn thành công phải biết tiếng Nhật. Cụ thể đối tác Nhật bản thường mong muốn trao đổi trự tiếp với các kỹ sư CNTT các vấn đề chuyên môn, quản trị dự án nhằm đảm bảo dự án được thực hiện đúng, không bị chậm so với kết hoạch, trao đổi giải quyết các phát sinh. Do đó Việt Nam cần có kế hoạch đào tạo cho kỹ sư và đối tác Nhật”.

Để giải quyết bài toán nhân lực này, đại diện FPT Software cho biết đã thực hiện chương trình 10.000 kỹ sư cầu nối BSE từ tháng 11-2014. Chương trình này được xây dựng dựa trên kinh nghiệm thành công của chương trình đào tạo kỹ sư cầu nối, được FPT Software triển khai trong nhiều năm qua.

Theo đó, dự kiến sẽ có khoảng 5.000 kỹ sư được đào tạo theo hình thức du học tại Nhật Bản, số còn lại sẽ được đào tạo tại Việt Nam theo chương trình đào tạo cử nhân CNTT của Trường ĐH FPT và chương trình đào tạo kỹ sư cầu nối của FPT Software.

Để khắc phục các rào cản về văn hoá, nhiều chuyên gia đồng quan điểm cho rằng hai bên nên thường xuyên có các chương trình giao lưu văn hoá, tạo điều kiện để nhân viên hoà nhập với văn hoá bản địa, yêu nước Nhật, thích người Nhật...

Ngày CNTT Nhật Bản 2015 được tổ chức với chủ đề: “Hợp tác trong phát triển ứng dụng IoT cho hạ tầng xã hội và gia công phần mềm và dịch vụ”. Ngoài hội nghị với hai phiên tọa đàm chuyên đề về “Cách thức hợp tác trong IoT” và “Hợp tác CNTT Việt Nam – Nhật Bản: làm thế nào để kết nối nhu cầu của cả hai bên” còn có các hoạt động giao lưu, thăm quan thực tế và gặp gỡ giao thương, xúc tiến hợp tác cho các doanh nghiệp hai nước. Japan ICT day 2015 sẽ kết thúc vào ngày mai 15-10.


Thương hiệu SanDisk đang tính 'bán mình'

Theo nguồn tin của Bloomberg, thương hiệu ổ đĩa lưu trữ dữ liệu SanDisk (Mỹ) đang tính đường rao bán lại công ty cho hai đối thủ của mình.
sandisk co ca dong the nho sieu nho microsd dung luong len toi 200 gb - anh: sandisk

SanDisk có cả dòng thẻ nhớ siêu nhỏ microSD dung lượng lên tới 200 GB - Ảnh: SanDisk

SanDisk được cho là đang thương thảo với hai nhà sản xuất Micron và Western Digital. Hiện tại, giá trị để SanDisk bán mình là bao nhiêu chưa được tiết lộ.

SanDisk có trụ sở chính đặt tại Milpitas, California (Mỹ). Đây là hãng sản xuất thiết bị lưu trữ như ổ cứng SSD, thẻ nhớ nổi tiếng thế giới và thương hiệu này cũng có nhiều dòng thẻ nhớ siêu nhỏ có dung lượng cực lớn.

Lý do của việc bán mình được giới phân tích cho rằng SanDisk trong thời gian gần đây đang gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, nhất là khi Samsung đang ngày một lớn mạnh ở thị trường lưu trữ dữ liệu.
Nhiều khả năng hãng mua lại SanDisk là Western Digital nhằm giúp công ty này bớt phụ thuộc vào mảng kinh doanh HDD và đẩy mạnh việc sản xuất SSD trong tương lai.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 18-10-20151

    Tin kinh tế đọc nhanh 18-10-2015

    Trung Quốc - Indonesia ký dự án đường sắt cao tốc 5,5 tỷ USD
    SCIC chưa chốt thời điểm thoái vốn tại Vinamilk, FPT
    ​Hải quan hứa giải quyết nhanh vướng mắc của doanh nghiệp
    Doanh nghiệp thiếu phối hợp, nền kinh tế chịu phí cao
    Đầu tư 587,5 tỉ đồng sản xuất chip LED

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-10-20152

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-10-2015

    Gazprom đầu tư khí hóa lỏng tại Bình Phước
    Doanh nghiệp Nhật ngại đầu tư vì thủ tục phức tạp
    Nga đầu tư 2 tỷ USD xây dựng đường ống khí đốt ở Pakistan
    Tập đoàn Hoa Sen sẽ "tiếp quản" dự án thép tỷ đô Guang Lian?
    TPHCM điều chỉnh quy hoạch dự án Phước Nguyên Hưng, huyện Nhà Bè

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 17-10-20153

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 17-10-2015

    PVN lên kế hoạch đối phó nhà thầu nước ngoài phá giá dịch vụ dầu khí
    Vốn điều lệ các công ty tài chính tăng trở lại
    Việt Nam có nhiều cơ hội hấp dẫn dòng vốn ngoại
    Lợi nhuận trồng lúa tăng 40% nhờ ‘bắt tay nhau’
    Các nước ngày càng khắt khe với nông sản Việt

  • Tin kinh tế đọc nhanh 17-10-20154

    Tin kinh tế đọc nhanh 17-10-2015

    Quỹ ngoại rót 5,5 triệu USD vào chuỗi nhà hàng KAfe
    VinaCapital thu về 320 triệu USD nhờ thoái vốn 18 thương vụ
    Hãng dầu Repsol bán gần 7 tỷ USD tài sản
    Doanh nghiệp quốc phòng chỉ hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt, bí mật
    Khai thác dầu thô tiếp tục tăng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-10-20155

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-10-2015

    Nga có kế hoạch lắp ráp ôtô UAZ tại Việt Nam năm tới
    Doanh nghiệp cơ khí nội đã tham gia được vào các gói thầu nhà máy nhiệt điện
    Hàng chục công ty thuộc PVN lãi vượt kế hoạch
    Vietcombank kiến nghị giảm sở hữu Nhà nước tại các ngân hàng xuống dưới 51%
    TPHCM cho phép mở rộng trung tâm thương mại Hùng Vương Square

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-10-20156

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-10-2015

    Vinacomin đề nghị giảm thuế xuất khẩu tinh quặng đồng, thiếc, kẽm về 0%
    Không phải mọi doanh nghiệp đều tận dụng được lợi ích từ TPP
    Thất thu hàng triệu USD vì thép Trung Quốc nhập gian lận
    Nông, lâm trường nợ ngân sách hàng trăm tỉ đồng
    Năng suất lao động thấp 'đáng hổ thẹn'

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-10-20157

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-10-2015

    Một doanh nghiệp Hungary muốn mua 200 tấn gạo Việt Nam
    Bộ Nông nghiệp xem xét “bảo vệ” mặt hàng gia cầm Việt
    Xuất khẩu cá tra sang Tây Ban Nha giảm 45%
    Hòa Phát sẽ nhập khẩu 300.000 tấn quặng sắt nửa đầu 2016
    Phôi thép Trung Quốc bị nghi gian lận

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-10-20158

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-10-2015

    Giá dầu mất 7% sau 3 phiên giảm liên tiếp
    NHNN giải thích về việc 'mua ngân hàng với giá 0 đồng'
    Myanmar mở thị trường chứng khoán vào tháng 12 tới
    Việt Nam mời DN Nhật Bản đầu tư vào 6 ngành công nghiệp mũi nhọn
    Vụ đùi gà Mỹ nhập khẩu: Bộ Nông nghiệp đang rà soát và có thể khởi kiện

  • Tin kinh tế đọc nhanh 15-10-20159

    Tin kinh tế đọc nhanh 15-10-2015

    Top 40 doanh nghiệp công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam
    Nông sản Lâm Đồng hướng đến thị trường Nga
    Chỉ 13% doanh nghiệp hài lòng với chính sách thuế
    Xuất khẩu hoa Đà Lạt sang Nga
    TQ cho VN vay 10 triệu nhân dân tệ để nghiên cứu đường sắt cao tốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-10-201510

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-10-2015

    Chính phủ phê duyệt Hiệp định thương mại biên giới Việt-Lào
    Giao dịch liên ngân hàng tăng vọt
    Các quan chức ngân hàng: FED không nên hoãn tăng lãi suất
    Cần 3.600 tỉ đồng để cải tạo hơn 300km đường sắt
    Dòng vốn FDI từ Liên minh châu Âu vào Việt Nam có xu hướng giảm