Giá ôtô nhập khẩu sẽ giảm bao nhiêu?
Thương mại song phương Việt Nam và Malaysia 9 tháng đầu năm 2015 đạt 639 triệu USD
Sẽ xem xét hạn chế lượng hàng qua các cảng ở TPHCM
Alibaba muốn thâu tóm 'tiểu YouTube của Trung Quốc'
2 bộ cùng quản lý một mặt hàng phân bón
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 17-10-2015
- Cập nhật : 17/10/2015
PVN lên kế hoạch đối phó nhà thầu nước ngoài phá giá dịch vụ dầu khí
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa có báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh chín tháng năm 2015.
Theo đó, chín tháng năm 2015, giá dầu thô liên tục có những đợt suy giảm mạnh, biến động khó lường, có thời điểm xuống tới mức 43,2 USD/thùng với dầu Brent (giao dịch ngày 25-8-2015), giá dầu trung bình chín tháng năm 2015 chỉ bằng 56,5% so với mức giá kế hoạch (100 USD/thùng). Điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của tập đoàn.
Tuy nhiên dù giá dầu thô thế giới giảm nhưng các đơn vị thành viên của PVN vẫn có lãi vượt kế hoạch đề ra.
Vốn điều lệ các công ty tài chính tăng trở lại
Theo thống kê đến hết tháng 8 từ Ngân hàng Nhà nước, tổng vốn điều lệ của các công ty tài chính đạt 19.551 tỷ đồng, tăng 3,6% so với cuối năm 2015. Những tháng trước, chỉ tiêu này liên tục giảm.
Bên cạnh vốn điều lệ, vốn tự có của các công ty tài chính cũng tăng 13,78% so với đầu năm khi đạt hơn 17.000 tỷ đồng. Đây cũng là nhóm có tốc độ tăng tổng tài sản mạnh nhất trong 8 tháng qua. Trước đây, công ty tài chính luôn được xem là một trong những loại hình tổ chức tín dụng có sức khoẻ kém nhất hệ thống do các chỉ tiêu như vốn điều lệ, vốn tự có liên tục suy giảm.
Trong khi đó, đến hết tháng 8, tổng tài sản hệ thống các tổ chức tín dụng đạt 6,75 triệu tỷ đồng, tăng 3,66% so với đầu năm. Vốn tự có của hệ thống cũng đạt 547.000 tỷ đồng, tăng hơn 10%. Trong nhóm ngân hàng thương mại, khối cổ phần tăng gần 11% vốn tự có, khối quốc doanh tăng gần 9%.
Việt Nam có nhiều cơ hội hấp dẫn dòng vốn ngoại
Điều này đã và đang tạo nên sự hào hứng đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung khẳng định như trên tại hội nghị thường niên các nhà đầu tư Vinacapital 2015 - đón đầu làn sóng đầu tư mới tại Việt Nam - tổ chức ngày 15-10 tại TP.HCM. Hội nghị có sự tham gia của hơn 100 nhà đầu tư nước ngoài.
Theo các nhà đầu tư, Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy mô hình hợp tác công tư (PPP), đẩy mạnh tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty nhà nước, đẩy nhanh tiến trình cổ phần… Đây là những cơ hội khuyến khích các nhà đầu tư tham gia.
Thông tin tại hội nghị cho biết trong chín tháng đầu năm nay, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 17 tỉ USD, tăng 53% so với cùng kỳ 2014; vốn FDI giải ngân đạt gần 10 tỉ USD, tăng 48% so với cùng kỳ 2014…
Lợi nhuận trồng lúa tăng 40% nhờ ‘bắt tay nhau’
Ông Bas Bourman, Giám đốc quan hệ đối tác khoa học lúa gạo toàn cầu thuộc Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI), nhận định như trên tại Diễn đàn tương lai lúa gạo khu vực Đông Nam Á đang diễn ra tại TP.HCM (từ ngày 14 đến 16-10). Diễn đàn do IRRI phối hợp với Bộ NN&PTNT, Công ty TNHH Bayer Việt Nam tổ chức.
Vì lý do trên, theo ông Bas Bourman, nông dân thu nhập thấp do đó không thể tái đầu tư vào công nghệ sản xuất, hạt giống và các sản phẩm bảo vệ mùa màng vốn có thể giúp họ tăng năng suất, cải thiện đời sống.
Giải pháp các chuyên gia ngành lúa gạo đưa ra để khắc phục điểm yếu trên là cần phát triển dự án chuỗi giá trị lúa gạo theo hướng hợp tác đầu tư công-tư. Cụ thể, doanh nghiệp kết nối với các đối tác từ các cơ quan chính phủ, các sở NN&PTNT, trường ĐH, nhà bán lẻ... Hiện đã có một số dự án chuỗi giá trị được triển khai thử nghiệm ở An Giang, Cần Thơ, Long An và Bến Tre. Kết quả thu được tích cực, nông dân tham gia dự án giảm được chi phí đầu vào, gia tăng năng suất, giúp tăng lợi nhuận đến 40%.
Thông tin tại diễn đàn cho hay Thái Lan và Việt Nam là hai quốc gia xuất khẩu gạo chính của khu vực, chiếm gần 50% sản lượng gạo xuất khẩu toàn cầu.
Các nước ngày càng khắt khe với nông sản Việt
Trong đó một số mặt hàng chủ lực giảm mạnh là gạo (15,7%), cao su (13,7%), đặc biệt là cà phê (32,2%). Theo Bộ NN&PTNT, nguồn cung các mặt hàng nông sản trên thế giới gia tăng, các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật đều giảm nhu cầu. Ngoài ra hàng rào kỹ thuật, yêu cầu chất lượng đang ngày càng khắt khe đối với nông, lâm, thủy sản của nước ta.