tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-07-2016

  • Cập nhật : 04/07/2016

Xuất khẩu nông sản đạt hơn 15 tỷ USD sau 6 tháng đầu năm

Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 6 tháng năm 2016 đạt 15,05 tỷ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2015.

Theo đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 7,32 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2015. Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 3,07 tỷ USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2015. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 3,33 tỷ USD, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2015.

Cụ thể, khối lượng gạo xuất khẩu 6 tháng ước đạt 2,69 triệu tấn và 1,21 triệu USD, giảm 9,8% về khối lượng và giảm 5,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Tương tự, xuất khẩu cà phê trong 6 tháng đạt 985 nghìn tấn và 1,71 tỷ USD, tăng 39,8% về khối lượng và tăng 17,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Ước tính khối lượng xuất khẩu cao su 6 tháng đạt 429 nghìn tấn và 532 triệu USD, tăng 3,5% về khối lượng nhưng giảm 11,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Khối lượng xuất khẩu chè trong tháng 6 ước đạt 12 nghìn tấn với giá trị đạt 20 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu chè 6 tháng đầu năm 2016 đạt 55 nghìn tấn và 88 triệu USD, tăng 3,1% về khối lượng nhưng giảm 2,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 6 năm 2016 ước đạt 31 nghìn tấn với giá trị 245 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hạt điều 6 tháng đầu năm 2016 đạt 156 nghìn tấn và 1,2 tỷ USD, tăng 4,4% về khối lượng và tăng 11,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Trong khi đó, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 6 năm 2016 ước đạt 553 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2016 đạt 3,07 tỷ USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2015...

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy sản tháng 6 năm 2016 ước đạt 2,12 tỷ USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2016 đạt 11,04 tỷ USD, giảm 3% so với năm cùng kỳ năm 2015. Trong đó, nhập khẩu một số mặt hàng chính ước đạt khoảng 7,87 tỷ USD, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm trước.


Công nghiệp ôtô của Anh có thể tồn tại mà không cần EU?

Sau khi thất bại trong việc ngăn chặn Brexit, ngành công nghiệp ôtô của Anh quay sang cầu cứu sự giúp đỡ của chính phủ nhằm hạn chế những thiệt hại về kinh tế.
mot so nha phan tich cho rang brexit se khien mot so hang xe buoc phai roi khoi anh. anh: reuters.

Một số nhà phân tích cho rằng Brexit sẽ khiến một số hãng xe buộc phải rời khỏi Anh. Ảnh: Reuters.

Các lãnh đạo công nghiệp nói rằng nước Anh phải chiến đấu để giữ quyền tiếp cận thị trường đơn lẻ của châu Âu. Nếu các quan hệ với khối thương mại này bị cắt đứt hoàn toàn, những nhà máy của Anh sẽ không thể cạnh tranh với các đối thủ toàn cầu hoặc đạt tốc động tăng trưởng phù hợp.
Theo CNN, với 814.000 việc làm trên khắp cả nước phụ thuộc vào ôtô, ngành công nghiệp này sẽ có tiếng nói mạnh mẽ trong cuộc đàm phán về mối quan hệ tương lai của quốc đảo sương mù với Liên minh châu Âu (EU).
Tuy nhiên, chính phủ Anh khó có thể tiếp cận thị trường đơn lẻ mà không phải nhượng bộ. Các nhà lãnh đạo EU từng nói rằng Anh sẽ không thể tiến vào thị trường đơn lẻ mà không chấp nhận chuyện đi lại tự do của người dân. Tuy nhiên, chiến dịch rời khỏi EU chủ yếu nhằm chấm dứt vấn đề này.
Các hãng xe nước ngoài như Nissan, BMW và Volkswagen, những người đang đầu tư mạnh ở Anh, là nhóm gặp nguy cơ cao. Nissan đầu tư khoảng 5,2 tỷ USD vào quốc đảo sương mù, trong khi các đối thủ Nhật Bản, Toyota và Honda, đổ vào khoảng 3 tỷ USD.
Hiện tại, các nhà phân tích lo rằng một số hãng xe sẽ buộc phải rời khỏi Anh.
Koji Endo, giám đốc quản lý của Advanced Research Japan, cho biết, 10% thuế để xuất khẩu vào châu Âu cùng thuế nhập khẩu phụ tùng sẽ khiến “Toyota và Honda không thể duy trì cơ sở sản xuất tại Anh”.
Johan van Zyl, giám đốc điều hành các hoạt động tại thị trường châu Âu của Toyota, cho biết, công ty hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp tại Anh nhưng cảnh báo rằng các quyết định tương lai sẽ phụ thuộc vào những điều khoản của Brexit.
Sản xuất ôtô là lĩnh vực cực kỳ quan trọng đối với quốc đảo sương mù. Năm 2015, nó góp 25,5 tỷ USD vào nền kinh tế nước này, tương đương 5% tổng sản phẩm quốc nội.
Tổng cộng, ngành sản xuất gần 1,6 triệu xe vào năm 2015. Phần lớn được xuất khẩu, trong đó 44% sang châu Âu, 33% đến những nơi khác trên thế giới và chỉ 23% được bán tại Anh.
Mike Hawes, Giám đốc điều hành của Hiệp hội các Nhà kinh doanh và sản xuất Động cơ, cho biết, vấn đề không chỉ ở thuế quan. Ngành công nghiệp ôtô của Anh cần các nhân công đến từ EU.
“Sự thiếu hụt tay nghề trong ngành công nghiệp cho thấy không nên có bất kỳ rào cản nào trong việc thuê lao động tay nghề cao từ bên ngoài”, ông nói. Hawes ước tính 5.000 việc làm trên khắp nước Anh hiện tại đang thiếu nhân công.

Xuất khẩu dầu thô của Nga lập kỷ lục trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt

Xuất khẩu dầu thô của Nga lập kỷ lục trong năm nay, cho thấy cạnh tranh trên thị trường châu Âu ngày càng khốc liệt khi Iran tăng cường sự hiện diện.

Theo số liệu của Bộ Năng lượng Nga, xuất khẩu dầu thô của Nga trong nửa đầu năm nay tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái lên 5,55 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô trong tháng 6 tăng 1,14% lên 10,843 triệu thùng/ngày, liên tục tăng hàng tháng kể từ tháng 7/2014.

Christopher Haines, phụ trách nghiên cứu dầu khí tại BMI Research, cho biết, nếu sản lượng dầu thô của Nga tiếp tục ổn định, 2016 sẽ là năm xuất khẩu đạt kỷ lục. Điều này đồng nghĩa rằng cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhất là khi Iran tăng cường xuất khẩu dầu thô sang thị trường Nam Âu.

Nga, nước xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới, hồi tháng 4 phát tín hiệu sẽ tăng sản lượng và xuất khẩu dầu thô sau khi OPEC không thể đạt được kế hoạch kéo giảm tình trạng thừa cung, một phần vì Iran không muốn tham gia thỏa thuận này.

Iran đang nhanh chóng tăng sản lượng và giành lại thị phần tại châu Âu sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ hồi tháng 1 vừa qua.

Dầu Urals của Nga - tương tự sản phẩm dầu của Iran - được hưởng lợi nhiều nhất khi Iran bị cấm xuất khẩu dầu thô sang châu Âu năm 2012 do những vấn đề liên quan đến chương trình nguyên tử của nước này. Kể từ khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, xuất khẩu dầu thô của Iran đã tăng gấp đôi lên 2,1 triệu thùng/ngày, trong đó, xuất khẩu sang châu Âu đạt 445.000 thùng/ngày trong tháng 5 so với 600.000 thùng trước khi lệnh trừng phạt được áp đặt hồi giữa năm 2012.

Artem Konchin, nhà phân tích dầu mỏ tại Otkritie Financial Corp, nhận định, trong cuộc chiến thị phần, các nước đều tỏ ra cảnh giác với nỗ lực tăng cường sự hiện diện của các nhà sản xuất Trung Đông tại các thị trường như Đông và Trung Âu.

Xuất khẩu dầu thô của Nga được dự báo sẽ vượt mức ước tính 252 triệu tấn (5,05 triệu thùng/ngày) của Bộ trưởng Năng lượng Alexander Novak và dự báo 255 triệu tấn của Thứ trưởng Bộ Năng lượng Aleksey Teksler đưa ra hồi tháng 4.(NCĐT)


Australia giảm dự báo sản lượng sữa niên vụ 2016/17 xuống 3%

Australia giảm dự báo sản lượng sữa niên vụ 2016/17 xuống 3% so với dự báo trước đây do việc giết mổ đàn gia súc trong nước trong khi giá sữa tại cổng trại yếu, nguồn cung giảm. 
Sản lượng sữa tại nước xuất khẩu lớn thứ tư trên thế giới thấp có thể hỗ trợ giá sữa toàn cầu bớt giảm kể từ đầu năm 2014 trong bối cảnh trên thế giới nguồn cung dư thừa và nhu cầu tăng chậm chạp.

Tổng sản lượng sữa tại Australia tính tới ngày 1/7/2017  sẽ đạt 9,5 triệu lít, thấp hơn 9,8 triệu lít so với dự báo hồi tháng 3,  Cục Nông nghiệp và Kinh tế tài nguyên và Khoa học Australia cho biết.

Dự báo được sửa đổi sau khi nhà xuất khẩu sữa lớn nhất trên thế giới Fonterra Co-operative Group Ltd FCG.NZ và số liệu thống kê của nhà chế biến sữa lớn nhất Australia Murray Goulburn MGC.AX đầu năm nay giảm giá sữa tại cổng trại, với lý do nguồn cung toàn cầu dư thừa.

Những người chăn nuôi bò sữa đã cảnh báo rằng việc cắt giảm sẽ buộc họ phải giết mổ gia súc  để gia tăng thu nhập, giảm rủi ro trong sản xuất dài hạn. Chính phủ cho biết, phản ứng lại họ sẽ lên kế hoạch cho những nông dân bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm vay 555 triệu AUD (tương đương 414,31 triệu USD).

Riêng Cục Nông nghiệp và Kinh tế tài nguyên và Khoa học Australia (ABARES) nâng dự báo xuất khẩu thịt bò niên vụ 2016/17 lên gần bằng 2%, do thời tiết thuận lợi gần đây trên bờ biển phía đông hỗ trợ sự phục hồi của ngành công nghiệp gia súc nước này. ABARES cho biết xuất khẩu thịt bò sẽ đạt 1,10 triệu tấn  so với dự báo hồi tháng 3 là 1,08 triệu tấn.

ABARES giữ nguyên dự báo sản lượng đường niên vụ 2016/17 của Australia đạt 5,08 triệu tấn.


Sản lượng thủy sản đạt khá, nhưng tiêu thụ yếu

6 tháng đầu năm, sản lượng khai thác thủy sản đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, do hiện tượng cá chết ở miền Trung từ cuối tháng 4 đã khiến các sản phẩm đánh bắt hải sản ven bờ lẫn xa bờ đều khó tiêu thụ.

Bộ NN&PTNT vừa cho biết, 6 tháng đầu năm tình hình thời tiết thuận lợi cho hoạt động khai thác thủy sản,  lượng tàu cá tham gia hoạt động khai thác thủy sản trên biển khoảng 90%, các vùng biển Trung và Nam Trung bộ liên tục xuất hiện các đàn cá nổi như cá nục, cá cơm, cá trác, cá chuồn, cá ngừ sọc dưa, cá chù mực… Hầu hết các nghề khai thác đều đạt hiệu quả, cao nhất là các nghề pha xúc, lưới vây và lưới rê cước, nghề lưới rê.

Theo đó, ước sản lượng khai thác thủy sản  6 tháng đầu năm 2016 đạt 1,542 triệu tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó khai thác biển ước đạt 1,458 triệu tấn, tăng 3,3%; khai thác nội địa ước đạt 84 nghìn tấn, giảm 2% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, cuối tháng 4 các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế xảy ra hiện tượng cá biển chết hàng loạt. Các sản phẩm đánh bắt hải sản ven bờ lẫn xa bờ đều khó tiêu thụ, nhiều tàu thuyền không ra khơi khai thác, đặc biệt là tàu thuyền khai thác thủy sản gần bờ.

Hiện tượng này đã khiến hoạt động tiêu thụ sản phẩm thủy sản ở các địa bàn này bị ngưng trệ, ảnh hưởng đời sống không chỉ của người khai thác mà cả người nuôi trồng thủy sản, kinh doanh và dịch vụ thủy sản ở các tỉnh miền Trung. Sản lượng khai thác thủy sản ở các tỉnh này đều giảm mạnh, ước Hà Tĩnh 16 nghìn tấn (giảm khoảng 6%), Quảng Bình 24 nghìn tấn (giảm khoảng 10%), Quảng Trị 9 nghìn tấn (giảm khoảng 12%), Thừa Thiên Huế 13,3 nghìn tấn (giảm khoảng 30%).

Sau sự cố này, các cơ quan chuyên ngành thủy sản đã có biện pháp kịp thời để củng cố tâm lý cho người tiêu dùng và hoạt động khai thác thủy sản ven bờ đang dần hồi phục, như tiến hành kiểm định và cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy chứng nhận nguồn gốc sản phẩm...


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục