tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 10-08-2016

  • Cập nhật : 10/08/2016

Nguồn cung yếu ảnh hưởng đến xuất khẩu tôm Việt Nam

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) dự báo nguồn cung tôm nguyên liệu sẽ vẫn thiếu hụt trong nửa cuối năm do ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Do vậy, xuất khẩu tôm cả năm dự báo chỉ đạt khoảng 3 tỷ; tăng 1,4% so với cùng kỳ năm 2015.

Theo Vasep, xuất khẩu tôm Việt Nam quý 2/2016 đạt 732,3 triệu USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Do nguồn cung nguyên liệu khan hiếm nên tăng trưởng XK trong quý 2 thấp hơn so với quý 1. Tuy nhiên, do cả 2 quý đều tăng trưởng dương nên xuất khẩu tôm trong 6 tháng đầu năm nay đạt 1,4 tỷ USD; tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2015.

XK tôm tăng những tháng đầu năm nay là nhờ nhu cầu từ các thị trường chính hồi phục, tồn kho giảm, tỷ giá tiền tệ ổn định hơn và giá tôm thế giới và giá tôm XK có xu hướng tăng.

Năm 2016, ảnh hưởng của El Nino vẫn tiếp diễn gây nắng nóng và hạn hán ở nhiều nơi. Sản lượng tôm nuôi trên thế giới vì thế sẽ ở mức hạn chế. Do vậy, giá tôm thế giới có xu hướng tăng khoảng 10-15% sau khi giảm mạnh năm 2015.

Sáu tháng đầu năm nay, XK tôm chân trắng vẫn chiếm ưu thế với tỷ trọng gần 59% tổng XK tôm Việt Nam; tôm sú đứng thứ hai với 32,9% và tôm biển với 8,4%. Tỷ trọng tôm chân trắng và tôm sú đều tăng 0,2% trong khi tỷ trọng tôm biển giảm 0,4%.

XK các sản phẩm tôm chân trắng tăng 5,2% đạt gần 794 triệu USD; XK các sản phẩm tôm sú tăng 5,3% đạt 444,5 triệu USD trong khi XK các sản phẩm tôm biển khác giảm 0,5% đạt trên 113 triệu USD.

Tôm chân trắng sống/tươi/đông lạnh (thuộc mã HS03) là sản phẩm mang lại giá trị XK cao nhất với 431,6 triệu USD; tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2015.

Trong số các sản phẩm tôm XK, tôm sú chế biến khác (mã HS 16) tăng trưởng mạnh nhất 24%. Ngược lại, tôm loại khác chế biến đóng hộp (mã HS 16) giảm mạnh nhất 55,9% tuy nhiên giá trị XK mặt hàng này không nhiều chỉ với 1,7 triệu USD. Trong quý 2/2016, Việt Nam XK tôm sang 75 thị trường; giảm so với 81 thị trường của cùng kỳ năm 2015.

Theo Vasep, top 10 thị trường nhập khẩu chính gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Australia, ASEAN, Đài Loan và Thụy Sỹ; chiếm 95% tổng XK tôm của cả nước.

Trong top 5 thị trường lớn nhất duy nhất XK Nhật Bản giảm 8,8%; XK sang các thị trường khác đều tăng. Trong đó XK sang Trung Quốc tăng mạnh nhất 41,8%; tiếp đó sang Mỹ tăng 13,8%, EU tăng 6,5% và Hàn Quốc tăng 6%. XK sang các thị trường có doanh số thấp hơn đều giảm: Canada (-21,8%), Australia (-9%), ASEAN (-1,5%), Đài Loan (-29,4%), Thụy Sỹ (-18,9%)…

Sau khi giảm mạnh trong năm 2015, XK tôm Việt Nam sang Mỹ những tháng đầu năm nay khá suôn sẻ. Tiếp nối đà tăng trưởng của QI/2016, XK trong QII/2016 tăng 0,4% đạt 147 triệu USD. 6 tháng đầu năm nay, XK sang thị trường này đạt gần 299 triệu USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2015.


Shopee gia nhập thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Sau quá trình hoạt động thử nghiệm, Shopee đã chính thức ra mắt thị trường Việt vào ngày 8/8 vừa qua.

Shopee là một sản phẩm từ công ty Garena - nhà cung cấp nền tảng Internet hàng đầu tại Singapore.Ứng dụng này cho phép người dùng Việt Nam thực hiện mua bán trên điện thoại di động chỉ trong 30 giây, hỗ trợ người mua nhắn tin cho người bán để được tư vấn, trả giá và giao dịch nhanh chóng. Ngoài ra, Shopee còn tổ chức các khóa huấn luyện bán hàng cho chủ cửa hàng trên ứng dụng, một hình thức kiến tạo cộng đồng độc đáo với sàn thương mại điện tử.

dai dien shopee viet nam gioi thieu ung dung trong su kien ra mat vao ngay 8/8.

Đại diện Shopee Việt Nam giới thiệu ứng dụng trong sự kiện ra mắt vào ngày 8/8.

Hiện tại, nhược điểm của Shopee là chi phí vận chuyển hàng còn khá cao so với các trang thương mại điện tử khác và phần lớn giao dịch thực hiện bằng tiền mặt bằng phương thức thu hộ (COD).

Ông Pine Kyaw - Giám đốc Điều hành Shopee Việt Nam cho biết ứng dụng không thu phí đăng ký hoặc hoa hồng. Công ty mẹ Garena đang có hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử thành công và sử dụng một phần lợi nhuận trang trải cho hoạt động của Shopee tại Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines và Đài Loan hơn một năm nay.

Ông Trần Tuấn Anh - Giám đốc Vận hành và Tài chính Shopee Việt Nam nhấn mạnh mục tiêu hiện tại của Shopee là mở rộng mạng lưới, còn chuyện thu phí người dùng hiện tại chưa phải là tiêu chí chính của công ty.

Theo WeAreSocial, tỷ lệ người sử dụng Internet tại Việt Nam sẽ tăng từ 45% lên 75% dân số vào năm 2020, tạo nền tảng phát triển cho thương mại điện tử với lượng người dùng từ 32% lên 43%. Bên cạnh đó, nguồn dân số trẻ và xu hướng sử dụng thiết bị di động phổ biến cũng là điều kiện thuận lợi kích thích nhu cầu mua sắm trực tuyến trong thời gian tới.


Đức tiêu thụ mạnh cà phê Việt

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, xuất khẩu cà phê bảy tháng đầu năm đạt hơn 1 triệu tấn với giá trị 2 tỉ USD.
Con số này tăng 38% về khối lượng và tăng 18% về giá trị so với cùng kỳ. Đức và Mỹ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam với thị phần lần lượt là 15,5% và 13%.
 
Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam dự báo sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2016-2017 giảm đến 20%-25% do hạn hán. Bên cạnh đó lượng cà phê lưu kho của Việt Nam đã giảm xuống mức 10%, so với mức 20% cùng kỳ năm ngoái.
 
Thị trường cà phê trong nước biến động tăng trong tháng 7 vừa qua. Cụ thể so với cuối tháng trước, giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên tăng 800-900 đồng/kg. Dự báo giá cà phê sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong vài tháng tới do nguồn cung thiếu hụt.

Xuất nhập khẩu của Trung Quốc đáng thất vọng cho thấy nhu cầu trong nước ảm đạm

Xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc giảm hơn dự kiến trong tháng 7, một sự khởi đầu khó khăn của quý III, chỉ ra nhu cầu toàn cầu tiếp tục suy yếu và ảnh hưởng của quyết định Anh rời khỏi Liên minh châu Âu.
Nhập khẩu giảm 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đây là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 2 và nhu cầu trong nước của Trung Quốc sụt giảm mặc dù một loạt các biện pháp được đưa ra để kích thích tăng trưởng kinh tế.
"Tôi nghĩ sự sụt giảm nhập khẩu là chủ yếu từ phía cầu," nhà kinh tế Ma Tiểu Bình thuộc Ngân hàng HSBC tại Bắc Kinh cho biết.
Chính phủ nỗ lực cắt giảm công suất dư thừa có thể tác động lớn hơn đến nhu cầu trong những quý tiếp theo.
Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu giảm 4,4%/năm và cho biết thêm rằng dự kiến áp lực của xuất khẩu có thể sẽ bắt đầu giảm trong tháng 10.
Thặng dư thương mại trị giá 52,31 tỷ USD trong tháng 7, lớn nhất kể từ tháng 1, so với 48,11 tỷ USD của tháng 6
Nhập khẩu của Trung Quốc hiện nay đã giảm trong 21 tháng liên tiếp, trong khi xuất khẩu đã giảm 12 trong 13 tháng kéo tăng trưởng kinh tế chậm nhất trong một phần tư thế kỷ.
"Hoạt động sản xuất mạnh mẽ hơn giữa nhiều đối tác thương mại chính của Trung Quốc cho đến nay đã thất bại trong việc nâng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu," nhà kinh tế Julian Evans-Pritchard tại Capital Economics cho biết trong một ghi chú. "Tăng trưởng xuất khẩu của nước này có thể sụt giảm trong một thời gian."
Các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters dự báo thương mại tiếp tục suy yếu nhưng có một số dấu hiệu cho thấy sản xuất tăng cho nhóm hàng tiêu dùng do đơn đặt hàng tăng trong mùa mua sắm cao điểm vào cuối năm.
Dự báo kim ngạch xuất khẩu tháng 7 giảm 3%, so với mức giảm 4,8% trong tháng 6, trong khi nhập khẩu dự kiến giảm 7%, sau giảm 8,4% trong tháng 6.
Xuất khẩu của Trung Quốc không gây được ấn tượng mặc xuất khẩu thép và sản phẩm dầu vẫn mạnh mẽ. Trung Quốc đã bị chỉ trích từ các đối tác thương mại cáo buộc bán phá giá sản phẩm công nghiệp dư thừa trong thị trường toàn cầu.
Xuất khẩu sang Mỹ - thị trường hàng đầu của Trung Quốc - giảm 2,0% trong tháng 7, trong khi xuất khẩu sang Liên minh châu Âu - thị trường lớn thứ hai - giảm 3,2%.
Xuất khẩu sang EU giảm dã đã được kiểm soát chặt chẽ trong tháng 6, các nhà kinh tế tại ngân hàng ANZ dự báo Brexit sẽ gây áp lực lên xuất khẩu của Trung Quốc sang châu Âu trong những tháng tới.
Trong khi đó, nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ đã giảm 23,2 % trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái, so với mức giảm 12,7% trong tháng 6.
Đồng nhân dân tệ giảm hơn 6% so với đồng đô la trong năm ngoái chỉ hỗ trợ rất ít để giúp cho các nhà xuất khẩu của Trung Quốc trong việc đối mặt với nhu cầu toàn cầu ảm đạm kéo dài và giá cả hàng hóa yếu.
Xuất khẩu của Trung Quốc trong bảy tháng đầu năm giảm 7,4%, trong khi nhập khẩu giảm 10,5%.
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đạt 6,7% trong quý II so với cùng kỳ năm ngoái, do chính phủ tăng chi tiêu vào cơ sở hạ tầng và sự bùng nổ nhà ở thúc đẩy hoạt động xây dựng và nhu cầu vật liệu từ xi măng, kính và thép. 
Khối lượng nhập khẩu quặng sắt tăng 8,1% trong bảy tháng đầu năm nay, nhưng cuộc khảo sát hoạt động sản xuất tuần trước cho thấy nhu cầu trong nước và đơn hàng xuất khẩu ảm đạm trong tháng 7, trong khi lũ lụt lớn ở một số khu vực làm gián đoạn kinh doanh.

Trong khi đó đã có tín hiệu về việc Trung Quốc sẵn sàng cắt giảm lãi suất hoặc dự trữ bắt buộc của các ngân hàng một lần nữa trong năm nay, hầu hết các nhà phân tích đồng ý nên tập trung vào cải cách cơ cấu.( VITIC/Reuters)


Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 31-01-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 31-01-2016

    TPHCM: Bất động sản đứng đầu thu hút vốn FDI trong năm 2015
    "Ông lớn" Lotte, Dairy Farm cũng chạy đua mua lại Big C Việt Nam
    Khởi tố thành viên HĐQT BIDV về sai phạm tại Chứng khoán MHBS
    Tập đoàn Hòa Phát chi 2.500 tỷ đồng thành lập Công ty nông nghiệp
    Doanh nghiệp Việt chỉ tận dụng được 30% lợi ích từ các FTA

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 30-01-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 30-01-2016

    Thái Lan là điểm đến phổ biến nhất châu Á - Thái Bình Dương
    1,43 tỉ smartphone được tung ra thị trường năm 2015
    Dự án đường sắt Trung Quốc gặp khó ở Indonesia
    Doanh nghiệp tư nhân vẫn đối diện nhiều khó khăn
    Rủi ro dự án nợ tiền sử dụng đất

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 30-01-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 30-01-2016

    Tập đoàn dược phẩm Ấn Độ bưng bít kết quả thử nghiệm thất bại
    Nuôi con bằng sữa mẹ, toàn cầu tiết kiệm 300 tỉ USD/năm
    Singapore dẫn đầu các nhà đầu tư nước ngoài vào VN tháng 1-2016
    Masan Consumer Holdings có giá gần 4,2 tỉ USD
    Nợ thuế vẫn tăng cao

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 30-01-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 30-01-2016

    Đua gom quỹ đất rẻ phía Tây Sài Gòn
    Nhật Bản áp dụng lãi suất âm
    Alibaba lãi lớn nhờ nông dân Trung Quốc
    Việt Nam không nên sản xuất gạo thơm cao cấp
    Méo mặt vì cà phê rớt giá

  • Tin kinh tế đọc nhanh 30-01-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 30-01-2016

    Ngân hàng nhân dân Trung Quốc “bơm” thêm 52 tỷ USD vào nền kinh tế
    Kỳ vọng xuất khẩu năm 2016
    6 lĩnh vực doanh nghiệp FDI đang đổ tiền vào để "đè" doanh nghiệp Việt
    90 tỷ đồng xúc tiến thương mại quốc gia năm 2016
    Ngân sách chi 6.000 tỷ đồng chi để trả nợ trong 15 ngày đầu năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-01-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-01-2016

    Khối ngoại bán ròng phiên thứ 18 kể từ đầu năm 2016
    Mua bán, sáp nhập trong ngành nhựa tăng mạnh
    Xu hướng bùng nổ các công ty đa quốc gia siêu nhỏ tại châu Á
    NHNN nói gì về hiện tượng rao bán tiền giả qua facebook?
    George Soros dự đoán EU đang bên bờ vực sụp đổ

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-01-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-01-2016

    Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản tăng
    Đạm Phú Mỹ đạt doanh thu 9.818 tỉ đồng
    Hơn 12.000 DN tạm ngừng hoạt động trong tháng đầu năm
    Những doanh nghiệp nào được hoàn trên 10.000 tỉ đồng thuế?
    Nga nỗ lực cứu kinh tế

  • Tin kinh tế đọc nhanh 29-01-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 29-01-2016

    Vốn FDI vào Việt Nam trong tháng 1 đạt 1,3 tỷ USD, gấp đôi cùng kỳ
    Chen nhau đầu tư thị trường viễn thông Myanmar
    Đừng nghĩ thị trường Myanmar dễ xâm nhập
    Nhập siêu ngành nhựa giảm 750 triệu USD do giá dầu giảm
    Fed giữ nguyên lãi suất vì rủi ro kinh tế thế giới

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-01-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-01-2016

    Trung Quốc cáo buộc tỷ phú Soros “tuyên chiến với đồng NDT”
    PVN đấu thầu hợp đồng dầu khí 300 triệu USD ngoài khơi Ấn Độ
    Có thêm dự án xổ số, vốn FDI tháng 1/2016 gấp đôi cùng kỳ năm trước
    Tuyến metro số 2 Tp.HCM đội vốn 700 triệu USD
    Không được khấu trừ thuế, doanh nghiệp sẽ vất vả khi hội nhập

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-01-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-01-2016

    Doanh nghiệp Việt Nam hầu như chẳng được lợi gì từ FDI
    Hoạt động M&A bất động sản sôi động đầu năm 2016
    Kinh tế Trung Quốc vẫn chưa sáng lên
    324 nghìn tỉ đồng quỹ đầu tư BHXH đang cho ngân sách nhà nước vay
    Lao động Việt Nam bị trả lương rẻ hơn khu vực gần 20%