tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 11-08-2016

  • Cập nhật : 11/08/2016

Xoài Việt Nam sẽ là loại quả thứ 6 được phép nhập khẩu vào Mỹ

Ngày 4/8, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã cho đăng công báo Liên Bang đề xuất xin ý kiến công chúng đóng góp, bổ sung, và sửa đổi các quy định cho phép trái xoài tươi của Việt Nam được nhập khẩu vào lục địa Hoa Kỳ.

Với động thái này có thể khẳng định gần như chắc chắn là sản phẩm trái xoài tươi sẽ là loại trái cây thứ 6 của Việt Nam được Mỹ cho phép nhập khẩu vào tiêu thụ từ cuối năm nay.

Tuy nhiên, để có thể bước chân vào thị trường đầy tiềm năng song cũng rất khắt khe này, sản phẩm trái xoài tươi từ Việt Nam sẽ phải trải qua những tiêu chuẩn nghiêm ngặt của hệ thống kiểm soát bao gồm các quy định về vườn trồng, xử lý chiếu xạ và kiểm tra hải quan tại cảng đến. Bên cạnh đó trái xoài tươi chỉ được nhập khẩu vào Mỹ từ Việt Nam dưới dạng các lô hàng thương mại và phải kèm theo chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm của Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam (NPPO).

Cũng tương tự như tiến trình xét duyệt đối với trái vú sữa tươi nhập khẩu từ Việt Nam, sau khi nhận được đề nghị của Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam, Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ (APHIS) đã hoàn tất bản báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại để đánh giá những nguy cơ liên quan đến việc nhập khẩu trái xoài tươi từ Việt Nam vào lục địa Hoa Kỳ. Bản báo cáo phân tích đã chỉ rõ 18 loại côn trùng có nguy cơ xâm nhập vào Hoa Kỳ trên các lô hàng xoài tươi xuất khẩu từ Việt Nam.

Đồng thời với việc đưa ra báo cáo những phân tích nguy cơ dịch hại, APHIS cũng xây dựng một bộ hồ sơ bao gồm các biện pháp quản lý, kiểm dịch nhằm giảm thiểu các nguy cơ dịch hại trước khi lô hàng xoài tươi nhập khẩu từ Việt Nam có thể cập cảng vào Mỹ. Với việc tiến hành đồng bộ các công việc như trên, APHIS chính thức đề xuất cho phép nhập khẩu trái xoài tươi từ Việt Nam vào lục địa Hoa Kỳ nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

Trái xoài tươi chỉ được nhập khẩu như hàng hóa thương mại;

Trái xoài tươi phải được xử lý chiếu xạ bắt buộc với liều lượng tối thiểu là 400 Gy nhằm loại bỏ toàn bộ côn trùng trừ một số loài như nhộng và sâu bọ cánh vảy trưởng thành do liều lượng này chưa đủ để tiêu diệt, xong đủ để tiêu diệt ấu trùng của chúng.

Những mối nguy cơ do nấm Macrophoma mangiferae phải được xử lý theo các biện pháp sau: phun thuốc diệt nấm trên diện rộng trước khi thu hoạch xoài; các vườn trồng xoài phải được kiểm dịch để đảm bảo không có nấm Macrophoma mangiferae một thời gian trước khi thu hoạch; trái cây phải từ các vườn trồng đã được phun thuốc diệt nấm trên diện rộng trong quá trình phát triển;

Mỗi chuyến hàng xuất khẩu trái xoài tươi đều phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam cấp, trong đó phải ghi rõ trái cây trong lô hàng đã được kiểm dịch và không phát hiện thấy các loại dịch hại như Macrophoma mangiferae, Xanthomonas campestri và Mangiferaeindicae.

Mỗi chuyến hàng xuất khẩu trái xoài tươi phải được xử lý đúng quy định theo mục 7 phần 305 của Luật Về các quy định của liên bang (CFR); Mỗi chuyến hàng xuất khẩu trái xoài tươi đều là đối tượng kiểm tra về nguy cơ sâu bệnh và côn trùng có hại ngay khi cập cảng vào Hoa Kỳ.

Cơ quan kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ đã đăng công khai bản báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại với mục đích để công chúng và các tổ chức xem xét và cho ý kiến bình luận về việc cho phép trái xoài tươi của Việt Nam được nhập khẩu vào lục địa Hoa Kỳ đồng thời cung cấp thêm các biện pháp bảo vệ dịch hại xâm nhập. Thời gian gửi bình luận đến ngày 3/10/2016.

Sau khi xem xét mọi ý kiến đóng góp, bình luận nhận được, nếu toàn bộ phân tích kết luận của APHIS và người chịu trách nhiệm xác định nguy cơ dịch hại vẫn không có gì thay đổi, APHIS sẽ cho công bố quyết định cho phép nhập khẩu trái xoài tươi từ Việt Nam vào Mỹ trong một thông báo chính thức.

Xoài nội địa của Mỹ chủ yếu được trồng tại bang Florida và Hawaii và một lượng nhỏ tại bang California và Texas nhưng tổng sản lượng nội địa chỉ đạt khoảng 3.000 tấn một năm.

Theo tính toán của các chuyên gia, với quyết định cho phép nhập khẩu xoài tươi của Việt Nam, dự kiến hàng năm Việt Nam có thể xuất sang Hoa Kỳ khoảng 3.000 tấn xoài tươi, tương đương khoảng gần 1% lượng nhập khẩu xoài tươi của quốc gia này và ngang bằng với sản lượng nội địa của Hoa Kỳ.

Hàng năm Hoa Kỳ phải nhập khoảng gần 400.000 tấn xoài tươi chủ yếu từ các quốc gia như Mexico, Peru, Ecuador, Brazil và Guatamala để có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Đào Trần Nhân - Tham tán Công sứ, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ (BCT)


Năng suất lao động của Mỹ sụt giảm, một lý do nữa để Fed giữ lãi suất thấp

 Năng suất lao động giảm bất ngờ có thể khẳng định sự lo sợ tồi tệ nhất của Cục dự trữ Liên bang về nền kinh tế Mỹ đang giảm vào một giai đoạn dài tăng trưởng thấp.

Sản lượng theo giờ của mỗi công nhân giảm 0,5% trong quý 2 so với năm trước, sụt giảm quý thứ 3 liên tiếp đã đưa nền kinh tế này vào quỹ đạo suy giảm năng suất dài nhất kể từ thời kỳ của tình trạng lạm phát đình đốn, khi một nền kinh tế suy yếu và lạm phát cao trùng với 4 quý liên tiếp sản lượng của mỗi công nhân giảm.
Tăng trưởng trong sản lượng trung bình hàng giờ của mỗi công nhân là dưới 1% từ 1979 tới 1983, do Fed tiến hành cuộc chiến chống lại lạm phát tràn lan với lãi suất méo mó mà đã gây ra một cuộc suy thoái và thất nghiệp ngày càng tăng.
Số liệu năng suất mới nhất đã kéo mức trung bình hiện nay giảm thập chí thấp hơn, xuống chỉ 0,5% mỗi năm so với 5 năm qua, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng 1,5%.
Hơn nữa, tăng trưởng chi phí lao động hiện nay là một phần của những gì trong thời kỳ lạm phát đình đốn. Vì thế nếu xu hướng hiện nay duy trì – và không có gì trong bình luận của Fed gần đây cho thấy các nhà hoạch định chính sách tin tưởng họ mong đợi khác hơn – nghĩa là ngân hàng trung ương này có lý do mạnh khác để không tăng lãi suất.
Trong một phỏng vấn gần đây, nhà kinh tế Bob Gordon tại đại học Northwestern, người tin tưởng xu hướng năng suất lao động được thúc đẩy bởi các yếu tố như độ tuổi của dân số Mỹ và sẽ không dễ dàng thay đổi bởi việc đưa ra sự cải tổ công nghệ mới, ông cho biết sự sụt giảm này đưa ra một hạn chế về khả năng quản lý nền kinh tế.
Năng suất lao động được gắn chặt với tiềm năng xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế này, với khả năng để tạo ra tiền lương tốt hơn và chuẩn sống ngày càng tăng, và với tốc độ tạo việc làm và lạm phát.
Tăng trưởng năng suất lao động giảm là một lý do các quan chức Fed giảm dự báo của họ đối với tăng trưởng kinh tế, và hiện nay ước tính tăng trưởng bền vững dài hạn khoảng 2% hàng năm.
Các nhà kinh tế của Barclay cho biết số liệu mới nhất này cho thấy ngay cả những dự báo đã giảm này có thể là quá lạc quan.
Tăng trưởng năng suất lao động thấp hơn nghĩa là các công ty cần thuê thêm nhân công khi mỗi công nhân sản xuất ít hơn – miễn là nhu cầu hàng hóa và dịch vụ vẫn mạnh.
Bất lợi có thể là lạm phát, thông qua số liệu gần đây đã đưa ra một bức tranh lộn xộn không rõ chi phí lao động của đơn vị đang tăng nhanh hơn hay không. Vì thế, lạm phát tổng thể đã được chế ngự, thấp dưới mục tiêu 2% của Fed.
Lãi suất thấp có thể vẫn chứng tỏ lợi ích cho tăng cường đầu tư, nghiên cứu chi tiêu và công ty mới khởi nghiệp, tất cả các yếu tố đó bên lề đó nên cung cấp năng suất tăng cao hơn. Nhưng trong hoạt động dài hơi, tăng trưởng của năng suất lao động là một vấn đề phần lớn ngoài tầm kiểm soát của Fed, gắn chặt hơn với những yếu tố như tốc độ đổi mới của nền kinh tế, đầu tư trong nghiên cứu cơ bản và cải tiến trong giáo dục tổng thể.(VITIC/Reuters/Vinanet)

Nguồn cung cà phê VN hạn hẹp, khách hàng tăng cường mua của Indonesia

Nguồn cung cà phê Việt Nam trong những tuần tới dự báo sẽ hạn hẹp do nông dân trì hoãn bán ra trong khi người mua chuyển sang cà phê mới được thu hoạch tại Indonesia.

Dự đoán xuất khẩu từ Việt Nam, nước sản xuất robusta lớn nhất thế giới, giảm trong tháng này, cộng với dự đoán vụ thu hoạch niên vụ 2016/2017 ít hơn do thời tiết khô hạn có thể hỗ trợ giá robusta kỳ hạn.
Một thương gia tại công ty châu Âu ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết “nông dân đang bán chậm lại, điều này làm khó cho các nhà xuất khẩu đảm bảo cà phê”, lưu ý rằng giá trong nước đứng dưới mức quan trọng 40.000 đồng/kg.
Robusta giao dịch tại 38.500 – 38.800 đồng/kg trong ngày hôm qua 9/8, so với mức 38.000 – 38.200 đồng một tuần trước. Mức giá này dưới mức đỉnh 39.000 đồng đạt được vào 1/8, mức cao nhất kể từ 29/7/2015, theo số liệu của Reuters.
Giá tại Việt Nam bám theo xu thế thị trường kỳ hạn London, nơi giá được củng cố trong hôm 8/8 bởi dự đoán xuất khẩu của Việt Nam chậm lại.
Mức trừ lùi của cà phê Việt Nam loại 2, 5% hạt đen và vỡ thu hẹp xuống 10 – 30 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 11 trên sàn ICE trong hôm 9/8, từ mức 40 – 50 USD/tấn một tuần trước.
Một thương nhân khác tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết “các nhà xuất khẩu lưỡng lự cam kết giao hàng trong tháng 9 và 10 do họ có thể không mua đủ ở thị trường trong nước, trong khi những người cung cấp giao hàng từ tháng 11 cũng không phải nhiều”.
Trong khi nhiều khách hàng châu Âu đã đi nghỉ, một số đã trở lại Indonesia, nhà sản xuất robusta đối thủ của Việt Nam, nơi vụ thu hoạch đang đỉnh điểm, cung cấp hạt cà phê chất lượng tốt hơn.
Xuất khẩu cà phê của Indonesia được dự kiến giảm 5 – 10% trong năm nay từ khoảng 400.000 tấn trong năm 2015.
Nguồn cung robusta từ Việt Nam có thể tiếp tục hạn chế với vụ mùa 2016/2017 được dự kiến ít hơn, theo thăm dò của Reuters trong tháng trước.(Vinanet)

Xuất khẩu thủy sản Ấn Độ dự kiến tăng 15%

Theo báo Economic Times, ngành thủy sản Ấn Độ dự kiến tăng trưởng ​​ít nhất khoảng 15% trong năm nay, do giá tôm hồi phục.

Trong năm 2015-16, ngành thủy sản Ấn Độ đã phải chịu thiệt hại nặng nề vì xuất khẩu giảm 10-15% do sản lượng và giá giảm. Nhưng hiện nay giá đang hồi phục, đang khuyến khích nông dân mở rộng nuôi trồng.

Ông Rahul Kulkarni - giám đốc công ty xuất khẩu thủy sản đông lạnh West Coast cho biết, cách đây vài tháng ngành thủy sản đã không đạt được mức tăng trưởng, nhưng với xu hướng hiện nay đang khuyến khích sản xuất thủy sản vượt qua giai đoạn khủng hoảng. Thị trường xuất khẩu thủy sản lớn như Ecuador cũng bị ảnh hưởng lớn bởi động đất, có thể không đạt được mức tăng trưởng bình thường.

Dự kiến xuất khẩu thủy sản  của Ấn Độ năm nay có thể tăng 15 - 20% so với  năm trước.

Trong năm 2015-16, nuôi trồng thủy sản của Ấn Độ đã giảm 400.000 tấn, do giá giảm và dịch bệnh xuất hiện làm giảm nguồn cung. Đến nay, triển vọng đã tốt hơn.

Ông Muthukaruppan - cựu chủ tịch Hiệp hội nuôi trồng thủy sản Ấn Độ cho biết, vụ thu hoạch đầu tiên trong năm nay, sản lượng tôm nuôi có thể vượt 400.000 tấn. Hoạt động nuôi trồng ở một số vùng như Gujarat, West Bengal, Orissa và Tây Godavari đang phát triển tốt, các trang trại cũng đã thoát được dịch bệnh.

Giá tôm trên thị trường thế giới tăng, đã khuyến khích các trang trại chủ yếu ở Andhra Pradesh tăng diện tích nuôi trồng. Ông Satyanarayana - quản lý của công ty xuất khẩu thủy sản Nekkanti Seafood cho biết, năm nay giá tôm tăng, tôm loại 30 con/kg đạt mức 500 INR/kg, tăng trên 60% so với năm ngoái.(vinanet)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục