Xuất khẩu cá tra tăng mạnh ở thị trường Mỹ, Trung Quốc, Brazil
Ngày 12/7: Đấu giá gần 8 triệu cổ phần Công ty Nhà và Thương mại Dầu khí
PBoC: Trung Quốc sẽ không phá giá tiền tệ
VNG tính bán điện thoại, sản xuất đồ điện tử?
Mỹ: Tăng trưởng GDP quý I/2016 cao hơn so với dự báo
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-07-2016
- Cập nhật : 03/07/2016
Tiêu thụ mì ăn liền ở Việt Nam giảm mạnh
Trong 2 năm qua, số lượng mì ăn liền tiêu thụ tại Việt Nam đã giảm 400 triệu gói theo xu hướng chung của thế giới.
Số liệu báo cáo của Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA) cho thấy, năm 2013 Việt Nam tiêu thụ 5,2 tỷ gói mì, nhưng đến 2014 giảm xuống còn 5 tỷ gói và 2015 còn 4,8 tỷ gói. Việt Nam đang là quốc gia xếp thứ 4 về tiêu thụ mì trên thế giới sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản.
Theo Hiệp hội, sở dĩ lượng tiêu thụ mì gói tại thị trường Việt Nam giảm mạnh 2 năm qua là do xu hướng chung trên thế giới. Người tiêu dùng chưa hiểu rõ về sản phẩm nên còn hoang mang. Nhiều thông tin về sản phẩm này thiếu chính xác khiến khách hàng bất an và giảm sử dụng.
Ông Kajiwara Junichi, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Acecook Việt Nam cho biết, cũng chịu ảnh hưởng bởi xu hướng trên nên 2 năm qua sức tiêu thụ mì của công ty tại thị trường Việt Nam và trên thế giới có sụt giảm. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm nay thị trường đã có dấu hiệu phục hồi.
"6 tháng đầu năm công ty bán ra thị trường khoảng 1,3 tỷ gói mì, xuất khẩu 100 triệu gói, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, các sản phẩm làm từ gạo như phở và bún tăng 25%, miến tăng 32% và mì ly tăng 45%. Tuy nhiên, các sản phẩm làm từ gạo, miến và mì ly chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng doanh thu. Năm nay, với sức tiêu thụ khả quan công ty kỳ vọng cung ứng ra thị trường 2,9 tỷ gói mì với doanh thu 9.000 tỷ đồng", ông Kajiwara Junichi nói.
Lãnh đạo Acecook cũng cho biết thêm, Việt Nam đang là nơi có chi phí sản xuất tốt nhất nên sản phẩm của công ty tại thị trường Việt Nam được xuất khẩu đi 46 nước trên thế giới. Hiện doanh thu bán hàng từ Việt Nam đóng góp 50% tổng doanh thu toàn công ty. Đáng chú ý là lợi nhuận thu được từ thị trường Việt Nam cao hơn Nhật Bản. Sắp tới để phát triển mạnh tại thị trường Việt, công ty sẽ đẩy mạnh sản xuất sản phẩm mì ly có chứa nhiều rau để đáp ứng nhu cầu cao cấp của người tiêu dùng, đồng thời, nâng số lượng sản phẩm làm từ gạo vì đây đang là xu hướng trong tương lai.
Hiện, thị trường mì ăn liền Việt Nam có hàng chục doanh nghiệp lớn nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn thị phần đang thuộc về 3 doanh nghiệp dẫn đầu là Acecook, Masan Consumer và Asia Foods.
Xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm đáng kể
Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 5 giảm 6,8% xuống 9,32 triệu bao, Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho biết.
Trong tháng 8 tháng đầu niên vụ 2015-2016 (tháng 10/2015 đến tháng 9/2016) xuất khẩu cà phê đạt 75,95 triệu bao, tăng 1,6%.
Xuất khẩu cà phê Robusta trong tháng 5/2016 giảm 9,6% xuống 3,37 triệu bao, khiến xuất khẩu Robusta trong 9 tháng đầu niên vụ chỉ đạt 27,53 triệu bao, giảm 5,1%.
Xuất khẩu Arabica trong tháng 5 giảm 5,1% so với cùng kỳ chỉ đạt 5,95 triệu bao, nhưng xuất khẩu trong 9 tháng đầu niên vụ 2015-2016 vẫn tăng 6% lên 48,42 triệu bao.
Trong 12 tháng kết thúc vào tháng 5/2016, xuất khẩu cà phê Robusta toàn cầu đạt 71,53 triệu bao so với 68,42 triệu bao cùng kỳ năm trước, trong khi xuất khẩu Arabica đạt 42,35 triệu bao so với 44,48 triệu bao cùng kỳ năm trước.
ICO cũng ước tính sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2015-2016 đạt 144,8 triệu bao, tăng 1,6% so với niên vụ trước.
Tiêu thụ cà phê toàn cầu trong năm 2015 đạt 152,1 triệu bao, tăng 2% so với mức bình quân hàng năm kể từ 2011.
Ông Medvedev: Nga có thể tự cung tự cấp để nuôi sống bản thân
Thủ tướng Nga Medvedev
Xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc đạt 42 triệu USD
Ngày 2-7, phát biểu tại hội nghị trực tuyến về triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của ngành tài chính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Công Trưởng cho biết ước tính mỗi ngày tại cửa khẩu Tân Thanh có khoảng từ 170 - 200 xe vải thiều được xuất sang Trung Quốc.
Xuất khẩu vải thiều năm nay khá thuận lợi, kim ngạch xuất khẩu vải thiều vụ năm nay đã thu được 42 triệu USD.
Ngoài vải thiều, cũng theo ông Trưởng, mỗi ngày có trên 100 xe thanh long, dưa hấu, chuối xanh chủ yếu của các tỉnh miền Trung được xuất sang Trung Quốc qua cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn.
Tổng số nông sản, hoa quả xuất sang Trung Quốc từ đầu năm đến nay là hơn 400 nghìn tấn. Chính xuất khẩu nông sản, hoa quả sang Trung Quốc tăng mạnh đã giúp kim ngạch xuất nhập khẩu của Lạng Sơn trong 6 tháng đầu năm đạt khoảng 2 tỷ USD, tăng 48% so với cùng kỳ.
Theo dự báo của Bộ Công Thương, vụ vải thiều năm nay sẽ có khoảng 78.000 tấn tiêu thụ trong nước và 52.000 tấn xuất khẩu. Và thị trường chính của vải thiều xuất khẩu năm nay sẽ vẫn là Trung Quốc thông qua một số cửa khẩu trên địa bàn các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh.
Cũng theo Bộ Công thương, hai địa phương xuất khẩu vải thiều chủ lực trong năm nay là tỉnh Bắc Giang và Hải Dương sẽ có sản lượng ước tính đạt lần lượt là 130.000 tấn và 50.000 tấn