tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 30-08-2018

  • Cập nhật : 30/08/2018

Ông Putin kêu gọi bán than gấp đôi cho châu Á

Nga là nước xuất khẩu than lớn thứ ba thế giới và đang tìm cách tăng gấp đôi lượng than xuất khẩu sang châu Á vào năm 2025.

Phát biểu tại một cuộc họp với các quan chức chính phủ và các nhà quản lý hàng đầu của các công ty năng lượng tại Kemerovo, Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố kế hoạch mở rộng sự hiện diện của Nga trên thị trường than thế giới.

tong thong putin trong chuyen da ngoai o siberia

Tổng thống Putin trong chuyến dã ngoại ở Siberia

"Năm ngoái, các công ty trong nước đã xuất khẩu hơn 190 triệu tấn than. Theo chỉ số này, nước ta tự tin đứng thứ ba trên thế giới" - Tổng thống Nga cho biết. Nga đang tìm cách tăng gấp đôi lượng than xuất khẩu sang châu Á vào năm 2025.

Tổng thống Putin tin tưởng rằng, cạnh tranh trên thị trường than toàn cầu đang nóng lên. Tình hình hiện tại đang tạo cơ hội để mở rộng sự hiện diện than đá của Nga trên thị trường than thế giới.

"Kế hoạch tăng sản xuất của nhà sản xuất phải liên quan đến chương trình phát triển của Đường sắt Nga (RZD), cũng như kết hợp với các dự án đầu tư cảng biển" - Tổng thống Putin vạch ra kế hoạch.

Ông Putin cho biết: “Môi trường kinh doanh hiện tại cho phép Nga mở rộng thị trường than toàn cầu, tăng cường vị trí và nâng cao thị phần của mình”.

Tổng thống Nga cũng lưu ý việc gia tăng khai thác than xuất khẩu phải được chú ý để không làm ảnh hưởng tới môi trường. 

tong thong putin trong chuyen di da ngoai truoc khi hop ban ve xuat khau than o kemerovo

Tổng thống Putin trong chuyến đi dã ngoại trước khi họp bàn về xuất khẩu than ở Kemerovo

Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết Nga có kế hoạch sản xuất khoảng 420 triệu tấn than trong năm nay, vượt qua mức cao kỷ lục của Liên Xô.

Ngành xuất khẩu than cũng nên được tập trung cho thị trường Trung Quốc. Đây là thị trường được ông Putin tuyên bố là đặc biệt quan trọng.

Trung Quốc và Nga cũng đang có kế hoạch xây dựng dự án đường sắt liên quốc gia ở vùng Viễn Đông. Đây có thể là tuyến đường sắt chiến lược phục vụ vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là than đá sang Trung Quốc.

Tuyến đường sắt cao tốc dài 180km có thể sớm kết nối thành phố Suifenhe của Trung Quốc ở phía đông nam tỉnh Hắc Long Giang với Vladivostok của Nga ở Viễn Đông.

Phó Thủ Tướng Nga, Đặc phái viên toàn quyền của Tổng thống Nga tại Viễn Đông - ông Yuri Trutnev cho biết, dự án có trị giá 7 tỷ USD và công ty Trung Quốc sẽ là nhà thầu xây dựng.

Do kích cỡ đường ray tàu hỏa của Nga khác với Trung Quốc, hai bên đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán để tìm phương án khả thi để tuyến đường sắt cao tốc có thể phục vụ lâu dài và hiệu quả.

Tuyến đường sắt mới sẽ là một phần của tuyến đường sắt cao tốc Mudanjiang- Vladivostok được ký kết hồi đầu năm nay. Dự án này có trị giá 12 tỷ USD sẽ liên quan đến việc xây dựng hơn 380km đường sắt, kết hợp với khoảng 12 trạm mới, một số cầu và đường hầm chưa rõ số lượng cụ thể.

Trong bối cảnh nền kinh tế Nga chịu những tác động trừng phạt kinh tế mạnh mẽ của Mỹ, việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa chất lượng cao được cho là chiến lược của Moscow.

Mới đây nhất, Tổng thống Putin cũng đã ban hành đạo luật chuẩn hóa sản phẩm organic trong nông nghiệp, tập trung vào thị trường nông nghiệp giành cho giới thượng lưu, nâng cao vị thế của nông sản Nga trên thị trường thế giới.(ĐVO)
----------------------------

Nga nuôi tham vọng cường quốc nông nghiệp sạch

Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi đầu tháng này vừa ký một đạo luật mới quy định về sản xuất, bảo quản và vận chuyển các sản phẩm organic tại Nga.

Đạo luật cấm các hóa chất nông nghiệp, thuốc trừ sâu, hormone và chất kích thích tăng trưởng kháng sinh.

nga khong canh tranh san pham nong nghiep gia re.

Nga không cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp giá rẻ.

Đạo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, quy định các tham chiếu cho "sản phẩm hữu cơ", "nhà sản xuất sản phẩm hữu cơ" và "nông nghiệp hữu cơ", cũng như các bộ quy định kiểm soát các vấn đề sản xuất, bảo quản, dán nhãn, buôn bán và vận chuyển mặt hàng này.

Đạo luật không quy định về các mặt hàng như nước hoa, mỹ phẩm và dược phẩm, hạt cây rừng, săn bắt, đánh cá tự nhiên tách bạch với nghề nuôi trồng thủy sản.

Đến nay, hơn 80 quốc gia đã thông qua những quy định tương tự.

Những nỗ lực để áp dụng các biện pháp trên đã được khởi xướng từ 15 năm trước đây ở Nga. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hồi đầu năm nay từng khẳng định rằng đạo luật trên có thể giúp nước này giành được 25% thị trường sản xuất organic toàn cầu.

Chủ tịch Hạ viện Nga Vyacheslav Volodin cho rằng, đạo luật trên bao gồm cả việc tạo ra một hệ thống đăng ký quốc gia, sẽ giúp đào thải những nhà sản xuất không trung thực ra khỏi thị trường và sẽ có tác động tích cực tới chất lượng của các sản phẩm organic.

Từ năm 2015, Tổng thống Putin đã thông báo các kế hoạch biến Nga thành nhà sản xuất lớn nhất các thực phẩm lành mạnh và chất lượng cao. Vào cuối năm 2017, nhà lãnh đạo Nga tuyên bố trên website của Điện Kremlin rằng Moscow đang tiến hành các biện pháp cải thiện năng suất nông nghiệp để đưa nước này thành nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm organic ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

"Nga là một trong những nền kinh tế đi đầu toàn cầu về xuất khẩu ngũ cốc, dầu thực vật, cá và một số thực phẩm khác. Chúng tôi kỳ vọng trở thành nhà sản xuất hàng đầu các thực phẩm sinh thái sạch cho những nước láng giềng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương" - ông chủ Điện Kremlin khẳng định, đồng thời nhấn mạnh thêm rằng Nga đang nỗ lực thực hiện các biện pháp để tăng sản lượng nông nghiệp cũng như cải thiện năng suất.

Đạo luật này đã được cả hai Viện của Quốc hội Nga thông qua, cho phép Nga tạo một chuẩn riêng về việc sản xuất organic trên trường quốc tế.

Trước khi có đạo luật nói trên, các nhà sản xuất organic địa phương thường áp dụng các biện pháp canh tác để đạt được chứng nhận chính thức từ bên thứ ba, như Mỹ hoặc Liên minh châu Âu (EU) để có thể xuất khẩu ra ngoài nước Nga.

Việc cố gắng cạnh tranh sản phẩm giá rẻ dường như là không thể. Do đó, lựa chọn canh tác nhiều cây trồng organic hơn để có thể bán với giá "thượng lưu" là lựa chọn phù hợp.

nga huong toi san pham cho gioi thuong luu.

Nga hướng tới sản phẩm cho giới thượng lưu.

Thị trường thực phẩm organic trị giá hơn 90 tỉ USD trên toàn cầu đang lớn mạnh ở châu Âu và Mỹ trong những năm gần đây. Với tiềm năng khổng lồ về quỹ đất, kỹ thuật canh tác, lại được sự "ủng hộ" của biến đổi khí hậu, Nga chắc chắn có nhiều điều kiện để phát triển ngành nông nghiệp "cấp cao".

Kể từ khi nước Nga bị ảnh hưởng bởi sức ép trừng phạt từ Mỹ và châu Âu, ngành nông nghiệp của nước này đang có tiềm năng trỗi dậy. Cùng với biến đổi khí hậu, áp dụng khoa học kỹ thuật trong canh tác đã khiến một số mặt hàng nông sản Nga đạt kỷ lục về xuất khẩu, vượt qua cả nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới là Mỹ.

Bộ Nông nghiệp Nga tin rằng nước này có thể giành lại được vị thế của một nước xuất khẩu ròng các sản phẩm nông nghiệp trong 2 năm tới và lấy lại ngôi vị xuất khẩu lương thực vốn đã bị mất 65 năm trước.

Khách hàng mua ngũ cốc của Nga là hơn 100 quốc gia trên thế giới, bao gồm Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Saudi Arabia, Indonesia, Azerbaijan, Nigeria…

Mặc dù đã đạt được những thành công về xuất khẩu, Nga vẫn là nước nhập khẩu thực phẩm. Năm ngoái, nước này đã nhập khẩu 28,8 tỷ USD hàng tiêu dùng và nguyên liệu cho sản xuất thực phẩm.

Tổng thống Nga V.Putin trong thông điệp liên bang đã đặt mục tiêu đưa nước này thành nước thuần tuý xuất khẩu lương thực thực phẩm sau 4 năm nữa. Bộ Nông nghiệp Nga dự kiến nước này sẽ xuất khẩu ròng vào năm 2020.(Baodatviet)
--------------------------

Học Nga tích trữ vàng, Đức xem lại quan hệ với Mỹ

Phân tích chiến lược mua vàng phế truất đồng USD của Nga, Berlin tuyên bố xem xét lại quan hệ với Mỹ.

Tờ Die Welt của Đức mới đây đã có bài viết phân tích cách Nga loại bỏ "sự độc tôn" của đồng dollar Mỹ.

bao duc phan tich cach nga song trong trung phat my.

Báo Đức phân tích cách Nga sống trong trừng phạt Mỹ.

Theo đó, Chính phủ Nga đã lựa chọn đẩy mạnh hoạt động mua vàng và bán trái phiếu quốc gia Mỹ.

Tờ báo Đức cho rằng, chính quyền Nga có những động thái "tỏ ra" không trông đợi khả năng bình thường hóa quan hệ với phương Tây trong thời gian tới.

Die Welt dẫn lời chuyên gia Mỹ James Rickards cho rằng, nhà chức trách Nga sẵn có "kế hoạch chiến lược". Vàng là "vốn tư bản lý tưởng" để bảo vệ Nga chống lại lệnh cấm vận của Mỹ.

Điều này thấy rõ nhất bằng các số liệu thu thập được trong thập kỷ qua, Moscow đã gia tăng dự trữ vàng một cách có hệ thống, thậm chí những chỉ số này của Nga còn vượt qua cả Trung Quốc và trở thành quốc gia đứng thứ 5 thế giới về lượng dự trữ vàng.

Ngày cả Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Dmitry Tulin cũng tuyên bố, Moscow xem vàng là “vật bảo đảm 100% trước các rủi ro về pháp lý và chính trị”.

Theo giải thích của Ngân hàng Trung ương Nga, tích trữ vàng cũng là chiến lược của nước này nhằm đa dạng hóa nguồn dự trữ ngoài đồng USD.

Trữ lượng vàng của Nga đang tiến gần đến đỉnh cao dự trữ thời Xô Viết là 2.800 tấn vào năm 1941. Trong thập kỷ qua, tỉ trọng vàng dự trữ của Nga tăng gấp 10 lần.

Bloomberg dẫn số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cho biết, hiện tổng dự trữ vàng của Nga là 2.170 tấn. Ở mức giá hiện tại, số vàng có giá trị khoảng 83,6 tỷ USD.

Gần 2/3 số vàng của Nga được cho là cất trong kho của Ngân hàng trung ương tại Moscow. Số còn lại có thể được dự trữ tại thành phố St. Petersburg và thành phố Yekaterinburg.

Tờ báo Đức kết luận, chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump là ráo riết  sử dụng đồng USD làm vũ khí chống các nước khác. Điều này có thể dẫn đến thực tế là vàng sẽ lên ngôi, đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong hệ thống tài chính toàn cầu.

Trong bối cảnh Mỹ liên tục áp dụng tăng thuế nhập khẩu lên hàng loạt hàng hóa của đối tác Mỹ, chiến lược đối với vàng sẽ là một trong những cách mà Berlin chú ý.

ngoai truong duc haiko maas

Ngoại trưởng Đức Haiko Maas

Là một trong những trọng tâm mà Washington nhắm tới, Đức cũng tuyên bố có ý định xem xét lại quan hệ với Mỹ.

Ngoại trưởng Đức Haiko Maas cho biết ông sẽ giới thiệu chiến lược chính sách đối ngoại mới của Đức đối với Mỹ tại sự kiện được gọi là "Năm của Đức tại Mỹ" bắt đầu từ ngày 3/10.

"Chúng tôi đã cần đánh giá lại quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương với Mỹ: tỉnh táo, phê phán và thậm chí là tự phê phán" - Ngoại trưởng Đức cho biết.

Từng có phát biểu trên tờ Handelsblatt Global, Ngoại trưởng Maas lưu ý rằng, Mỹ và châu Âu đã dần dần rời xa nhau trong vòng nhiều năm, và những quyền lợi và giá trị chung của hai bên đang dần mất đi.

Bộ trưởng Ngoại giao Đức nhấn mạnh, quá trình bình thường hóa quan hệ với phương Đông đã bắt đầu trước khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ.

Ông Maas cũng lên tiếng chống lại chiến lược cho rằng châu Âu chỉ nên chờ đợi sự thay đổi quyền lực ở Mỹ. Thay vào đó, ông tôn trọng ý tưởng hợp tác cân bằng. Cho rằng sự hợp tác muốn có được cân bằng phải trở thành cơ sở cho mối quan hệ mới với Washington.

Việc tạo ra một châu Âu mạnh và độc lập là mục tiêu chính của chính sách đối ngoại của Đức. Ỏ những lĩnh vực mà Mỹ đã đi quá "lằn ranh đỏ", châu Âu cần phải có quan điểm "đối trọng" với Washington.(Baodatviet)

Trở về

Bài cùng chuyên mục