Doanh nghiệp Việt Nam cần lập báo cáo tài chính theo chuẩn quốc tế
Giữ nguyên mức thuế xuất khẩu titan
Doanh nhân Hong Kong bị lừa gần 7,5 triệu USD qua điện thoại
Đại chiến gia đình không hồi kết tại Lotte
Warren Buffett: Mua cổ phiếu thì đừng nhìn giá
Tin kinh tế đọc nhanh 08-03-2016
- Cập nhật : 08/03/2016
Tham gia TPP để sản xuất phát triển, chứ không để “chết”
“Lĩnh vực dệt may có năng lực cạnh tranh thực sự trên thị trường thế giới. TPP mở toang cánh cửa để hàng dệt may Việt Nam vào các nước TPP”, ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam tự tin phát biểu tại Hội thảo “TPP với Việt Nam: Từ phê chuẩn tới thực hiện”, do Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội tổ chức cuối tuần qua.Ông Trường minh chứng, trong vòng 10 năm trở lại đây, tổng giá trị sử dụng hàng dệt may trên toàn thế giới hầu như không tăng, nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã tăng gấp đôi, mặc dù hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào những thị trường lớn như Nhật Bản vẫn bị áp thuế suất tương đối cao do không đáp ứng được quy tắc xuất xứ. “Các nước TPP như Mỹ, Nhật, Canada là đối tác xuất khẩu quan trọng của ngành dệt may nước ta. Trong 3 năm đầu tiên kể từ khi TPP có hiệu lực, tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may sẽ tăng 17-20%/năm và đến năm 2020 sẽ cán mốc 50 tỷ USD”, ông Trường dự báo.
Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may cho rằng, chỉ khi nào xuất khẩu mặt hàng dệt may cán đích 50 tỷ USD thì ngành dệt may Việt Nam mới thực sự cất cánh. Bởi chỉ đạt mức xuất khẩu này mới có thể phát triển được ngành công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp mới tập trung đầu tư vào khâu sản xuất nguyên phụ liệu, tăng thu hút đầu tư nước ngoài và giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Với mặt hàng thủy sản, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam năm 2015 chỉ đạt 6,573 tỷ USD, mặc dù giảm so với năm 2014 (đạt 7,836 tỷ USD), song ông Trương Đình Hoè, Tổng thư ký Hiệp hội Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cũng rất tự tin khi gia nhập TPP. Ông Hoè cho rằng, là quốc gia nuôi trồng thuỷ sản đứng thứ 3 thế giới, xuất khẩu đứng thứ 4 thế giới, xuất khẩu vào 165 quốc gia với 612 nhà máy chế biến quy mô công nghiệp, trong đó có 461 nhà máy đạt điều kiện xuất khẩu sang EU, không có lý do gì mà ngành thuỷ sản lại thất bại khi cánh cửa TPP mở ra.
“Trong vòng 10 năm qua, ngành thuỷ sản không ngừng lớn mạnh, đã trở thành một trong những ngành sản xuất lớn nhất, xuất khẩu lớn nhất (chỉ sau điện tử, may mặc, dầu thô và da giày), “nội địa hoá” cao nhất thì không có lý do gì lại thất bại khi thị trường xuất khẩu rộng mở, tiêu dùng thuỷ sản của thế giới dự kiến sẽ tăng lên 20 kg/người/năm vào năm 2030”, ông Hoè tự tin.
Ông Vũ Quang Minh, Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cũng rất tự tin khi cho rằng, gia nhập TPP, ngành nông nghiệp đã có sự chuẩn bị tốt hơn cách đây 10 năm, khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). “Khi gia nhập AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN) và gia nhập WTO, chúng ta cũng lo ngại cho sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, thậm chí còn lo ngại hơn khi gia nhập TPP, nhưng cuối cùng ngành nông nghiệp đã vượt quá khó khăn một cách ngoạn mục. Sau 20 năm kể từ khi chính thức hội nhập kinh tế bằng việc tham gia AFTA, chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm vượt qua khó khăn, thách thức. Hơn nữa, trong mấy năm vừa qua, ngành nông nghiệp đã tiến hành tái cơ cấu và trong tất cả các lĩnh vực nông nghiệp tái cơ cấu đều gắn chặt với hội nhập kinh tế quốc tế”, ông Minh nhấn mạnh.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp bất lợi, thậm chí khó có thể cạnh tranh thành công khi tham gia TPP. Ông Nguyễn Anh Sơn, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội băn khoăn, tham gia TPP có bao nhiêu phần trăm doanh nghiệp sẽ “chết”, các bộ, ngành có tính toán được không? Có lường trước sự ảnh hưởng đến nền kinh tế, an ninh xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động sau khi hàng loạt doanh nghiệp phá sản do không cạnh tranh được với doanh nghiệp trong nội khối TPP.
Trưởng đoàn đàm phán TPP, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho biết, hiện chưa có bất cứ quốc gia nào, tổ chức quốc tế nào, chuyên gia kinh tế nào có thể đo đếm, tính toán được sẽ có bao nhiêu doanh nghiệp bị “chết” do thực hiện hiệp định thương mại tự do. Nhưng thực tế đã chứng minh, càng hội nhập thì hoạt động sản xuất càng phát triển do đẩy mạnh được xuất khẩu.n
“Chúng ta đã từng quan ngại ngành sản xuất, chế biến sữa; gạch men, gốm sứ, vật liệu xây dựng; đồ điện dân dụng... phá sản hàng loạt khi mở cửa thị trường, nhưng thực tế đã chứng minh ngược lại, doanh nghiệp Việt Nam thích nghi với môi trường mới rất nhanh. Vì thế, không nên quá quan ngại về sức cạnh tranh của doanh nghiệp khi tham gia TPP”, ông Khánh nói.
Nhân dân tệ quay đầu giảm bất chấp tỷ giá tham chiếu tăng
Bất chấp việc tỷ giá tham chiếu được điều chỉnh tăng mạnh nhất trong 2 tháng qua, đồng nhân dân tệ vẫn quay đầu giảm nhẹ trong phiên sáng nay, chấm dứt chuỗi 4 phiên tăng điểm liên tiếp.
Nguyên nhân, theo Bloomberg là do các quan chức nước này vẫn chưa đưa ra được một giải pháp cụ thể nào để ổn định đồng nội tệ.
Theo đó, đồng nhân dân tệ đã giảm 0,09% so với USD xuống còn 6,5127 nhân dân tệ/USD thời điểm 9:52 tại thị trường Thượng Hải. Trên thị trường Hong Kong, đồng nhân dân tệ cũng giảm 0,05% xuống mức 6,5059 nhân dân tệ/USD. Trong khi đó, sáng nay, PBoC đã tăng tỷ giá tham chiếu của đồng nhân dân tệ so với USD 0,26% lên 6,5113 nhân dân tệ/USD, mức tăng mạnh nhất trong vòng 2 tháng qua.
Mặc dù số liệu chính thức sẽ được công bố vào cuối ngày thứ Hai, song giới chuyên môn dự đoán, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tiếp tục bốc hơi 3,19 nghìn tỷ USD trong tháng hai mà nguyên nhân chủ yếu là do nước này tiếp tục phải bán ra USD để chặn đà rơi của đồng nội tệ.
HSBC: 'Tiền mặt vẫn là vua'
Dù thị trường chứng khoán đã phần nào hồi phục sau khởi đầu năm tồi tệ, song HSBC vẫn khuyên nhà đầu tư cẩn trọng khi quyết định mua vào.
Nhóm nghiên cứu của HSBC do Fredrik Nerbrand, phụ trách Bộ phận Phân phối Tài sản Toàn cầu, chủ trì, trong báo cáo ra hôm thứ Năm 4/2, cho rằng, tiền mặt là vua trong một thế giới ngập trong nợ nần. Mặc dù các thị trường đã ổn định sau đợt bán tháo hồi tháng 1 vừa qua, nhưng HSBC vẫn nhận thấy chưa có nhiều lý do để tăng cường mua vào cổ phiếu.
Dưới đây là 2 yếu tố chính mà HSBC đưa ra để giải thích cho thái độ "thận trọng":
Lợi nhuận của các công ty đang giảm
Có rất nhiều cuộc thảo luận về sự sụt giảm lợi nhuận của các công ty trong suốt những tháng qua và HSBC cho rằng việc này chưa thể sớm kết thúc. Khi không có thêm lý do để lạc quan về lợi nhuận công ty, cũng có ít lý do để lạc quan về cổ phiếu. "Trừ khi lợi nhuận công ty bắt đầu tăng, chưa thể lạc quan về các loại tài sản nhạy cảm về kinh tế như chứng khoán", HSBC cho biết.
Vẫn bị định giá quá cao
Tuy giá cổ phiếu đã trở nên hấp dẫn hơn sau khi thị trường đi xuống, song HSBC vẫn cho rằng biên lợi nhuận vẫn chưa đủ rộng để mua vào. Thị trường vẫn còn có thể biến động mạnh trong thời gian tới, và sự ổn định hiện tại chỉ là tạm thời.
Dựa vào đó, HSBC đã điều chỉnh mô hình phân bổ tài sản, tăng lượng tiền mặt nắm giữ thêm 11 điểm phần trăm lên 17% trong danh mục đầu tư 6 tháng, trong khi giảm lượng vốn phân bổ vào trái phiếu chính phủ Đức và Thụy Điển khi lợi tức "hiện đã giảm xuống mức rất thấp". Trong khi đó, HSBC cũng đang cắt lỗ đối với chứng khoán Trung Quốc do kết quả thu về không tương xứng với kỳ vọng.
“Kinh tế sẽ tiếp tục có xu hướng đi xuống”, nhóm nghiên cứu HSBC cho biết. “Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận doanh nghiệp và niềm tin của nhà đầu tư. Triển vọng tăng trưởng ảm đạm cũng làm tăng rủi ro chính trị. Chúng ta có thể thấy mối tương quan giữa giữa thị trường chứng khoán và trái phiếu ngoại vi đã trở nên mật thiết hơn. Điều này cho thấy thị trường đang lo ngại về các nguy cơ mà nợ công đem lại.”
Nhận định của HSBC cũng đồng quan điểm các cảnh báo trước đó của các hãng trên Phố Wall, như Citigroup - dự đoán nguy cơ suy thoái toàn cầu tiếp tục tăng. Trong khi đó, các chuyên gia của JPMorgan Chase khuyên rằng nhà đầu tư nên dùng đợt phục hồi chứng khoán hiện nay để bán cổ phiếu. Họ cũng chỉ ra các lý do là triển vọng tăng trưởng kinh tế ảm đạm, lợi nhuận doanh nghiệp giảm và nguy cơ suy thoái lớn dần.
Hơn 100 doanh nghiệp Nhật Bản tìm cơ hội đầu tư vào Đà Nẵng
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Đặng Huy Đông và Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Đặng Việt Dũng tham dự. Chương trình thu hút hơn 100 doanh nghiệpNhật Bản và Việt Nam, hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, thương mại, tài chính và dịch vụ du lịch...
Theo ông Đặng Việt Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng: Đà Nẵng muốn hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản sản xuất, chế tạo, công nghiệp, công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, y tế, logictic, y tế, nghỉ dưỡng, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ... Ông Dũng nhận định có nhiều lý do để các doanh nghiệp xúc tiến đầu tưvào Đà Nẵng, đó là: đô thị trung tâm của miền Trung, điểm cuối hành lang kinh tếĐông-Tây; giao thông hiện đại, đi lại dễ dàng; nguồn nhân lực dồi dào; hạ tầng các Khu công nghiệp hoàn chỉnh, đặc biệt Khu công nghệ cao đang được gấp rút hoàn thành để đón các nhà đầu tư có nhu cầu...
.Tại Chương trình xúc tiến đầu tư doanh nghiệp Nhật Bản, Sở Kế hoạch- Đầu tư TP. Đà Nẵng đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Ươm mầm nhân lực Seflwing Việt Nam, hoạt động trong 4 lĩnh vực chính: Ươm mầm, phát triển nhân lực theo mô hình giáo dục Nhật Bản; Giới thiệu nguồn nhân lực; Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến đầu tư vào Việt Nam; Hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, Đà Nẵng hiện đang thiếu cơ sở giáo dục và y tế cho con em người nước ngoài đang sinh sống và làm việc, đặc biệt là các gia đình của Doanh nghiệp Nhật Bản. Công ty TNHH Ươm mầm Nhân lực Selfwing Việt Nam được thành lập nhằm đào tạo nguồn nhân lực có đầy đủ kiến thức, chuyên môn, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp và hội nhập trong môi trường quốc tế, có tinh thần tự lập và tính khởi nghiệp, hiểu biết văn hóa và phù hợp với xu thế toàn cầu hóa thế giới, đáp ứng các yêu cầu lao động theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
Seflwing Việt Nam sẽ hợp tác cùng Đại học Đà Nẵng triển khai các khóa đào tạo kỹ năng ngắn hạn, gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân theo mô hình kinh doanh trực tiếp dưới sự kiểm soát của trụ sở kinh doanh chính; Đào tạo bậc đại học hướng đến xây dựng một “phong cách sống mới” với tinh thần hiếu khách của Nhật Bản; Chương trình đào tạo Tinh thần doanh nhân cho học sinh tiểu học trở lên. Các chương trình đào tạo có sự hỗ trợ chuyên môn và chỉ đạo của Bộ Giáo dục Nhật Bản.
Thống kê của Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch –Đầu tư), đến cuối tháng 6/2016, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 2 vào Việt Nam với 2.661 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư với gần 38 tỷ USD. Trong đó, Đà Nẵng đóng góp khoảng 500 triệu USD của120 doanh nghiệp Nhật Bản. Tại Đà Nẵng, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 4 với và văn phòng đại diện đã và đang đóng góp cho sự phát triển kinh tế thành phố, giải quyết cho nhiều người lao động.
Viglacera kỳ vọng hút 10 tỷ USD vốn đầu tư vào KCN Yên Phong
Để cụ thể hóa mục tiêu này, vào ngày 7/3/2016, Tổng công ty Viglacera sẽ khởi công xây dựng KCN Yên Phong I mở rộng tại huyện Yên Phong (Bắc Ninh) với diện tích 314ha.
Dự án đầu tư mở rộng KCN Yên Phong I nhằm đáp ứng nhu cầu thuê đất mở nhà máy của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
KCN Yên Phong nằm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh với tổng diện tích 658.71 ha được bắt đầu khởi công xây dựng từ năm 2005. Với nhiều thương hiệu lớn như Samsung, Orion, Flexcom, Dongsin, Mobase, Dawo Vina, Hansol…
Khu công nghiệp Yên Phong Viglacera có tổng diện tích 658,7 ha chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 là 344,8 ha được khởi công từ năm 2005 và sau hơn mười năm cơ bản đã được lấp đầy và đó là cơ sở để Viglacera đầu tư KCN Yên Phong mở rộng với diện tích là 314 ha.
Việc khởi công xây dựng KCN Yên Phong I mở rộng không những tiền đề để Khu Công nghiệp Yên Phong Viglacera trở thành một trong những KCN kiểu mẫu mà còn đưa Bắc Ninh lên đứng vị trí hàng đầu trong toàn quốc về thu hút đầu tư trong những năm trở lại đây với mục tiêu thu hút 10 tỷ USD vốn đầu tư.
Dự án này còn góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển ngành công nghiệp điện tử viễn thông, công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp xanh, sạch, sớm đưa Bắc Ninh trở thành trung tâm của ngành này tại Việt Nam.
Năm 2015, với quyết định đầu tư thêm 3 tỷ USD của Samsung tại KCN Yên Phong, đã nâng tổng vốn đầu tư vào KCN này gần 8 tỷ USD, trong đó có 7,2 tỷ USD đến từ nguồn vốn FDI.
"KCN Yên Phong Viglacera là một trong những KCN có hiệu quả sử dụng đất/tổng vốn đầu tư cao nhất của cả nước, với tổng diện tích đất công nghiệp 246ha, tính trung bình, mỗi hecta đất KCN Yên Phong đã thu hút được 0.31 tỷ USD vốn đầu tư, đóng góp phần lớn vào giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh Bắc Ninh với giá trị xuất khẩu cả năm 2015 của toàn tỉnh là khoảng 28 tỷ USD”, đại diện Viglacera cho hay.
Không những có đóng góp lớn về giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh Bắc Ninh, các doanh nghiệp trong KCN Yên Phong còn góp phần không nhỏ trong công tác an sinh xã hội, phát triển cộng đồng, tạo việc làm cho hơn 60.000 lao động công nghiệp và 4.000 lao động dịch vụ gián tiếp, góp phần giải quyết công ăn việc làm ổn định không những cho lao động địa phương mà còn thu hút lao động của các tỉnh thành từ khắp nơi trên cả nước.
Cùng với sự kiện khởi công Khu CN Tiền Hải – Thái Bình ngày 19/02/2016, Viglacera tiếp tục khẳng định những bước tiến mạnh mẽ trong lĩnh vựcbất động sản đặc biệt là đầu tư Khu CN. Hiện tại, Viglacera đang là doanh nghiệp hàng đầu Bộ Xây dựng với tốc độ tăng trưởng phát triển ổn định, bền vững, đồng thời nắm giữ vị trí tiên phong trong đầu tư sản xuất, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ hiện đại trong sản xuất vật liệu xây dựng và là nhà đầu tư uy tín trong lĩnh vực bất động sản.