Đồng Nai: Thủ tướng đồng ý chuyển đổi 93 ha đất trồng lúa thực hiện dự án logistics
Dư nợ Chính phủ đã vượt trần
Xếp hạng tín nhiệm của Nga và Ảrập Xêút “trôi” theo giá dầu
Vì sao Bí thư Thăng "chê" kết quả thu hút vốn FDI vào khu công nghệ cao
Vietnam Airlines bác tin cổ phần hóa Vasco
Tin kinh tế đọc nhanh tối 07-03-2016
- Cập nhật : 07/03/2016
Doanh nghiệp Nhật đầu tư gần 38 tỷ USD vào Việt Nam
Tính đến đến cuối tháng 6/2015, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 2 tại Việt Nam với hơn 2.600 dự án, tổng vốn đăng ký gần 38 tỷ USD.
Sáng 6/3, thành phố Đà Nẵng tổ chức chương trình Xúc tiến đầu tư từ các doanh nghiệp Nhật Bản vào địa bàn thành phố và trao giấy Chứng nhận đầu tư cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ươm mầm nhân lực Seflwing Việt Nam.
Công ty Seflwing Việt Nam hoạt động trong 4 lĩnh vực chính: Ươm mầm, phát triển nhân lực theo mô hình giáo dục Nhật Bản; Giới thiệunguồn nhân lực; Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến đầu tư vào Việt Nam; Hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến cuối tháng 6/2015, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 2 đầu tư vào Việt Nam với hơn 2.600 dự án, tổng vốn đăng ký gần 38 tỷ USD. Trong đó, thành phố Đà Nẵng có 120 dự án đầu tư của Nhật Bản, với số vốn 500 triệu đô la Mỹ, đứng thứ 4 trong số các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào đây.
Ông Đặng Việt Dũng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết, thành phố có nhiều ưu thế để thu hút đầu tư khi nằm trên tuyến Hành lang kinh tế Đông-Tây, giao thông thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, hạ tầng các Khu công nghiệp hoàn chỉnh, đặc biệt là Khu công nghệ cao đang gấp rút hoàn thành để đón các nhà đầu tư.
Trong chiến lược phát triển kinh tế trong tương lai, chúng tôi mong muốn tiếp tục được hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ, công nghệ thông tin, công nghệ cao. Bên cạnh đó còn có các lĩnh vực liên quan đến y tế, xây dựng bệnh viện quốc tế, xây dựng các khu nghỉ dưỡng.
Thành phố Đà Nẵng cam kết sẽ làm hết sức mình để tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp Nhật Bản nói chung, doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp Đà Nẵng hợp tác đạt kết quả cao nhất.
Hãng Apple bắt đầu suy thoái sau thời kỳ tăng trưởng "nóng"?
Mặc dù tiếp tục duy trì báo cáo doanh thu và doanh số kỷ lục với dòng điện thoại cao cấp iPhone trong quý vừa qua, Apple dường như vẫn đang trải qua những gì mà các chuyên gia công nghệ dự báo là sự suy giảm của các thiết bị di động cao cấp, giá cao.
Chính giám đốc điều hành của Apple, Tim Cook đã không ngần ngại khẳng định các dự báo tăng trưởng chậm doanh số bán iPhone là có cơ sở.
Với nhiều iFan (người hâm mộ các sản phẩm Apple), việc Apple giảm doanh số bán hàng là một vấn đề không tồn tại. Tuy nhiên, họ sẽ buộc phải chấp nhận thực tế đáng buồn này.
Theo hãng nghiên cứu thị trường Gartner, xu hướng đi xuống của thị trường điện thoại thông minh toàn cầu đã thực sự bắt đầu.
Tình hình kinh doanh của Apple qua những con số
Nhìn chung, năm 2015 vừa qua là một năm không tệ xét về doanh số bán iPhone.
Theo Gartner, Apple đã bán được 225,85 triệu điện thoại thông minh trong năm ngoái, tăng gần 35 triệu chiếc so với mức 191,43 triệu của năm 2014. Mức gia tăng doanh số thường niên trên giúp Apple tiếp tục cải thiện thị phần của mình trên thị trường điện thoại thông minh toàn cầu khi trao cho hãng 15,9% thị phần - tăng nhẹ so với mức thị phần năm trước là 15,4%, và đó là tin tốt.
Tin rất không tốt là cách Apple kết thúc năm vừa qua. Cần lưu ý rằng Gartner chỉ ước tính doanh số bán cho người dùng cuối, không tính chính xác số lượng thiết bị mà Apple chuyển cho danh sách dài các nhà phân phối sản phẩm của hãng. Và trên cơ sở đó, iPhone mất một số lượng lớn thiết bị bán được trong quý 4/2015.
Trong báo cáo kết quả kinh doanh quý Một năm 2016, phía Apple cho biết họ "đã bán được 74,8 triệu chiếc iPhone trong quý này," tương đương với doanh số quý 4/2014. Tuy nhiên, quý 4/2015 liền trước đó lại chỉ đạt 71,5 triệu chiếc, một bước thụt lùi so với cùng kỳ năm 2014. Thêm nữa, thị phần nắm giữ trên thị trường điện thoại thông minh của Apple năm 2015 cũng sụt giảm khi chỉ chiếm 17,7%, so với mức 20,4% của năm 2014.
Trong khi đó, đối thủ lâu năm của Apple là Samsung lại đi ngược xu hướng suy giảm vào cuối năm 2015 của các đối thủ khi nhích thêm 20,7% thị phần nắm giữ trên thị trường điện thoại thông minh sau khi bán được 83,44 triệu chiếc điện thoại.
Mối quan tâm lớn của Apple hiện nay là gì?
Gartner dự báo rằng hai phần ba doanh số bán điện thoại thông minh toàn cầu sẽ đến từ các loại điện thoại "cơ bản và thấp cấp" trong ba năm tới. Và đây chính là cơ hội đồng thời cũng là thách thức cho Apple.
Thách thức là hiện nay gần 70% doanh thu của Apple đến từ iPhone, dòng điện thoại thông minh cao cấp và đắt giá.
Đã có thời điểm, Apple thử tạo ra một sản phẩm điện thoại iPhone giá thấp, tầm trung (iPhone 5c, năm 2013). Tuy nhiên, iPhone 5c đã nhanh chóng trở thành một thất bại muốn lãng quên của Apple.
Ken Segall, người đã từng có 6 năm làm việc cùng Apple và "phù thủy" Steve Jobs cách đây hơn 1 năm đã đưa ra nhận xét Apple không nên sản xuất các thiết bị giá rẻ và nên chấp nhận mất thị phần tại các thị trường đang phát triển. Segall nhấn mạnh "Steve Jobs đã đúng," "Apple không phải là công ty làm ra những sản phẩm giá rẻ."
Theo Segall, những sản phẩm của Apple luôn là những sản phẩm hướng đến thiết kế, sự đơn giản, chất lượng và trải nghiệm tốt, và người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm tiền để được sở hữu những sản phẩm đó.
Tuy nhiên, thật không may với Apple trong giai đoạn hiện nay khi thị trường điện thoại thông minh chung toàn cầu đang đi vào "khúc cua hẹp." Cũng giống như máy tính bảng, người tiêu dùng đang có xu hướng "lười" nâng cấp điện thoại di động thông minh của mình khi trong tay họ là những chiếc điện thoại "vẫn còn dùng tốt" và vẫn còn đáp được những yêu cầu sử dụng trong khi những mẫu điện thoại được các hãng cho ra mắt liên tiếp, dày đặc gần đây không mang nhiều những nâng cấp quá đột phá đủ sức nặng buộc người tiêu dùng phải chia tay chiếc điện thoại hiện dùng.
Theo các chuyên gia phân tích thị trường, điều có thể và là cơ hội giúp Apple vượt qua giai đoạn khó khăn, đầy thách thức hiện nay đó là các thị trường mới nổi, nơi vẫn còn rất nhiều "đất trống" để các hãng công nghệ thể hiện nhưng lại có đòi hỏi buộc các hãng phải giải quyết một cách hài hòa mối quan hệ giữa giá bán và các tính năng hấp dẫn trên mỗi sản phẩm điện thoại nếu muốn vượt lên trên trong cuộc chiến cạnh tranh gay gắt.
Với những phân tích trên, Apple sẽ phải tiếp tục điều chỉnh chính sách kinh doanh và cơ cấu sản phẩm của mình nếu muốn nắm chắc cơ hội vàng, để củng cố, duy trì vị thế của hãng trên thị trường công nghệ di động thế giới./.
Moody's dọa hạ bậc tín nhiệm các nước sản xuất dầu mỏ vùng Vịnh
Hãng đánh giá tín nhiệm Moody's ngày 5/3 đã hạ mức độ tín nhiệm của Oman và Bahrain, đồng thời đặt các quốc gia sản xuất dầu mỏ ở vùng Vịnh còn lại vào danh sách cân nhắc hạ bậc tín nhiệm.
Thông báo của Moody's nêu rõ quyết định nêu trên được đưa ra phản ánh giá dầu giảm ngày càng tác động mạnh tới các quốc gia sản xuất dầu mỏ ở vùng Vịnh.
Mức tín nhiệm của Bahrain bị hạ một bậc xuống Ba1 (mức độ đáng đầu tư song có rủi ro tín dụng đáng kể) và mức tín nhiệm của Oman bị hạ 2 bậc xuống A1 (mức trên đầu tư trung bình với rủi ro tín dụng thấp).
Ngoài ra, Moody's cũng thông báo sẽ xem xét hạ bậc tín nhiệm của Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), Kuwait và Qatar.
Tháng trước, Saudi Arabia vừa bị hãng đánh giá tín nhiệm khác là Standard & Poor's hạ 2 bậc tín nhiệm xuống mức A-./.
Doanh nghiệp phát triển công nghiệp hỗ trợ sắp được tính ưu đãi thuế
Theo Thông tư 21 vừa được Bộ Tài chính ban hành, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng đối với thu nhập của doanh nghiệp thực hiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ từ ngày 1/1/2015.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 21/2016 (hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4/2016) hướng dẫn về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, ban hành tại Nghị định số 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Theo đó, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng đối với thu nhập của doanh nghiệp thực hiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ từ ngày 1/1/2015 đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật số 71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành, được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ (gọi tắt là Giấy xác nhận ưu đãi).
Trình tự, thủ tục xác nhận ưu đãi và hậu kiểm ưu đãi đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển thực hiện theo quy định tại Thông tư số 55/2015/TT-BCT của Bộ Công thươngBộ Công thương.
Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển là cơ sở để áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Về mức ưu đãi, thời điểm bắt đầu áp dụng ưu đãi, việc chuyển tiếp ưu đãi thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp xác định riêng thu nhập từ dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển để hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Thông tư này áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2015.
Thị trường châu Á có thể thiếu hụt 10.000 thùng xăng mỗi ngày
Châu Á rất có thể sẽ phải chứng kiến cảnh thiếu xăng lần đầu tiên sau hơn 15 năm trong bối cảnh giá dầu giảm mạnh và thị trường ôtô khởi sắc.
Doanh số bán ôtô tại Trung Quốc và Ấn Độ đang tăng mạnh với khoảng 3 triệu xe mới được xuất ra thị trường mỗi tháng.
Trong khi đó, các nhà máy lọc dầu tại Australia và Vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) lại đang có xu hướng đóng cửa do cuộc khủng hoảng giá dầu. Trong bối cảnh này, rất có thể thị trường châu Á sẽ thiếu hụt 10.000 thùng xăng/ngày trong năm nay và 90.000 thùng/ngày trong năm 2017, theo số liệu ước tính của công ty tư vấn FGE.
Bà Yasmina Serghini, chuyên gia tín dụng cấp cao thuộc Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's, dự đoán doanh số bán ôtô tại Trung Quốc trong năm 2016 sẽ đạt 6,5%, tăng so với mức 4,6% ghi nhận trong năm 2015.
Lý giải cho đà tăng này, bà Serghini cho rằng chủ yếu là nhờ chính sách cắt giảm 5% thuế mua ôtô chở khách động cơ nhỏ cũng như các chính sách tiền tệ của Bắc Kinh.
Mặc dù giới chuyên gia dự đoán doanh số bán ôtô tại Trung Quốc sẽ chậm lại vào năm 2017 khi chính sách trợ thuế nói trên hết hạn nhưng với lượng ôtô “khủng” đã xuất ra thị trường trong những năm qua cũng như việc doanh số bán xe mạnh tại Ấn Độ, “cơn khát” xăng khó có thể ngừng lại.