Dệt may Đông Nam Á e dè Việt Nam
Tham ô hàng tỷ USD, tỷ phú Iran bị kết án tử hình
Bộ trưởng Vinh: Có thể hết tiền đầu tư do ứng trước quá nhiều
Dầu rớt thảm, ngân sách quốc phòng Nga giảm 160 tỉ rúp
Cảnh báo nguy cơ từ lãi suất âm
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-03-2016
- Cập nhật : 07/03/2016
Thấy gì từ mục tiêu tăng trưởng của Trung Quốc?
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong khoảng 6,5-7% của Trung Quốc vẫn được nhận định là quá cao - Ảnh: AFP
Công ty viễn thông Trung Quốc ZTE bị Mỹ điều tra
Bộ Thương mại Mỹ chuẩn bị áp đặt các biện pháp hạn chế xuất khẩu đối với công ty thiết bị viễn thông Trung Quốc ZTE với cáo buộc vi phạm luật kiểm soát xuất khẩu cho Iran.
Một sự kiện của ZTE ở Bắc Kinh. ZTE bị tố xuất đồ của Mỹ cho Iran, vi phạm lệnh cấm vận của Washington. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, với biện pháp mới này, ZTE sẽ khó khăn hơn trong việc mua các sản phẩm của Mỹ.
Biện pháp mới sẽ yêu cầu các nhà cung ứng của ZTE phải xin giấy phép xuất khẩu trước khi xuất bất cứ thiết bị hoặc linh kiện nào của Mỹ cho ZTE.
Biện pháp hạn chế này sẽ có hiệu thực vào ngày 8-3 tới đây, áp dụng đối với bất cứ công ty nào trên toàn cầu muốn xuất hàng của Mỹ sản xuất cho ZTE ở Trung Quốc.
Công ty ZTE chưa bình luận gì về động thái này mặc dù họ có thể kháng lại quyết định trên.
Trước đó, Bộ Thương mại Mỹ đã điều tra ZTE về các cáo buộc vi phạm quy định kiểm soát xuất khẩu theo sau bản tin của Reuters năm 2012 rằng công ty này đã ký các hợp đồng để chuyển hàng triệu USD phần cứng và phần mềm từ các công ty công nghệ nổi tiếng của Mỹ cho tập đoàn viễn thông lớn nhất Iran là TCI.
Các công ty Mỹ như Microsoft, IBM, Oracle, Dell nói họ không hề biết gì về những hợp đồng với Iran này.
Từ lâu, Washington đã cấm việc bán các sản phẩm công nghệ do Mỹ sản xuất cho Iran. Cuộc điều tra của Bộ Thương mại Mỹ tập trung vào việc liệu ZTE có mua các sản phẩm của Mỹ thông qua các công ty bình phong rồi chuyển chúng đến Iran hay không vì điều này vi phạm lệnh cấm vận của Washington.
Nga dẫn đầu các nước sản xuất dầu có thể bị hạ xếp hạng tín nhiệm
Chi 50 triệu USD có thể sở hữu May Việt Tiến
28 triệu cổ phiếu VGG của Tổng công ty May Việt Tiến sẽ chính thức được đưa lên sàn UpCom giao dịch kể từ ngày 10/3 tới đây. Giá tham chiếu của VGG là 40.000 đồng. Như vậy Việt Tiến được định giá khoảng 1.120 tỷ đồng, tương đương 50,2 triệu USD.
May Việt Tiến được xếp vào những doanh nghiệp may có doanh thu lớn nhất Việt Nam và tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2015, doanh thu của công ty đạt hơn 6.400 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 331 tỷ đồng. Trước đó, năm 2014, công ty cũng đạt doanh thu 5.482 tỷ, lợi nhuận sau thuế 312 tỷ đồng.
Công ty có vốn điều lệ 280 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Dệt may nắm hơn 47,9% vốn tại đây. Cổ đông ngoại, tiêu biểu là hai tổ chức đến từ Hong Kong và Maylaysia đang nắm giữ 6,7 triệu cổ phần, tương đương 24% vốn điều lệ. Việt Tiến trả cổ tức thường niên bằng tiền mặt ở mức khá cao 30%.
Tính đến tháng 6/2015, công ty có tổng tài sản đạt 3.468 tỷ đồng. Việt Tiến đang có khoản đầu tư 268 tỷ đồng vào 17 công ty con với tỷ lệ vốn góp từ 20 đến 55%. Hiện công ty có 8.694 lao động, thu nhập bình quân năm 2014 khoảng 8 triệu đồng một tháng.
Việt Tiến đang xuất khẩu sản phẩm sang 30 nước trên thế giới với các đối tác lớn như: Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc… Tuy vậy, các nguồn nguyên vật liệu chính vẫn chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc nên việc hưởng lợi từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vẫn bỏ ngỏ bởi phải đợi nguồn nguyên liệu trong nước xem có đáp ứng được không.
Tiền thân của May Việt Tiến là một xí nghiệp may tư nhân được thành lập bởi 8 cổ đông góp vốn do ông Sâm Hào Tài - một doanh nhân người Hoa làm giám đốc. Khi đó xí nghiệp may chỉ có điện tích 1.513 m2 và 65 máy may, 100 công nhân làm việc.
Sau ngày thống nhất đất nước, Nhà nước tiếp quản và quốc hữu hoá, Bộ Công Thương quản lý. Năm 2007, Công ty May Việt Tiến được thành lập và thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
Việt Tiến đang sở hữu hàng loạt thương hiệu như Sanciaro, Manhattan, TT-up, Việt Tiến, Viettien Smartcasual, Việt Long...
Các hãng xăng dầu nước ngoài than khó vì thủ tục hải quan
Các khó khăn này xuất phát từ khi Việt Nam thực thi các Hiệp định tự do như: FTA Việt Nam - Hàn Quốc, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Cụ thể, các hãng tàu nước ngoài khi gửi hàng tại Cảng Vân Phong thuộc quản lý của Công ty Liên doanh kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong (VPT) - một công ty con của Petrolimex gặp vướng mắc trong quá trình đề nghị cấp chứng nhận xuất xứ (CO).
Petrolimex cho biết, thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan ASEAN-Việt Nam, theo Thông tư số 01 của Bộ Công Thương, khi cấp CO Back to back thương nhân nước ngoài phải có mặt tại Việt Nam để làm thủ tục.
Tập đoàn này cho rằng thương nhân nước ngoài không phải lúc nào cũng có mặt tại Việt Nam vì vậy đề xuất cấp chứng nhận xuất xứ trong trường hợp không có sự hiện diện của họ.
Hiện Hải quan Khánh Hoà chưa chấp nhận khai tên nước xuất khẩu theo CO gốc cấp ban đầu do chưa có hướng dẫn cụ thể khi đưa hàng form D từ nước ngoài vào Vân Phong rồi đưa tiếp vào nội địa. Vì vậy, tập đoàn này đề nghị thống nhất ghi tên nước xuất khẩu ngay trên CO gốc.
Việc thực thi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hàn Quốc, các thương nhân nước ngoài đưa lô hàng lớn vào Vân Phong nhưng khi chia nhỏ đưa vào nội địa lại không được cấp CO.
Petrolimex kiến nghị Tổng cục Hải quan, Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương xem xét, hướng dẫn, tạo điều kiện cho Công ty Kho ngoại Vân Phong duy trì hoạt động để tạo lập thị trường trung chuyển xăng dầu có uy tín của khu vực Vân Phong, thu hút khách hàng lớn, kinh doanh có hiệu quả.
Hiện Vân Phong đang tiến hành xuất nhập khoảng 8 triệu m3 xăng dầu các loại, tổng thuế nhập khẩu thu tại hải quan Vân Phong khoảng 12.000 tỷ đồng. Kho ngoại ở đây đang dần trở thành điểm trung chuyển xăng dầu của khu vực với khách hàng chủ yếu là hãng xăng dầu nước ngoài.