Toan tính của người Thái trong cuộc thâu tóm thị trường bán lẻ Việt Nam
DOC lùi thời gian áp thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam
Một năm có thể điều chỉnh giá điện tới 4 lần
Doanh nghiệp lấy thưởng Tết tiền tỷ để 'đánh bóng' tên tuổi
Hơn 30 triệu một đồng vàng lì xì Tết
Tin kinh tế đọc nhanh 29-10-2015
- Cập nhật : 29/10/2015
Gần 20 tỷ USD vốn ngoại đổ vào Việt Nam trong 10 tháng
Trong 10 tháng qua, cả nước có 47 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới, tức là còn 16 tỉnh không thu hút được dự án FDI nào.
Vốn FDI tăng hơn 40% so với cùng kỳ
Theo số liệu mới công bố của Tổng cục thống kê, tính từ đầu năm đến ngày 20/10/2015, cả nước đã thu hút 1657 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt gần 12,43 tỷ USD, tăng 26,9% về số dự án và tăng 24,8% về số vốn so với cùng kỳ năm 2014.
Đồng thời có 667 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký tăng vốn với số vốn tăng thêm đạt 6,87 tỷ USD. Như vậy tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt gần 19,3 tỷ USD, tăng 40,8% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 10 tháng năm nay ước đạt 11,8 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong 10 tháng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút các nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 12,48 tỷ USD, chiếm 64,7% tổng vốn đăng ký. Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 2,62 tỷ USD, chiếm 13,6%. Ngành kinh doanh bất động sản đạt 2,14 tỷ USD, chiếm 11,1%; các ngành còn lại đạt 2,05 tỷ USD, chiếm 10,6%.
16 tỉnh vẫn “trắng tay” với dự án đầu tư nước ngoài
Đồng thời, cũng theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong 10 tháng qua, cả nước có 47 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới, tức là còn 16 tỉnh không thu hút được dự án FDI nào.
Trong đó, Trà Vinh có số vốn đăng ký lớn nhất với 2,53 tỷ USD, chiếm 20,3% tổng vốn đăng ký cấp mới. Tiếp theo là TP Hồ Chí Minh với vốn đăng ký đạt 2,3 tỷ USD, chiếm 18,4%; Đồng Nai đạt 1,26 tỷ USD, chiếm 10,2%; Bình Dương đạt 1,14 tỷ USD, chiếm 9,2%; Hà Nội đạt 791,6 triệu USD, chiếm 6,4%; Tây Ninh đạt 701,5 triệu USD, chiếm 5,6%; Hải Phòng đạt 466,6 triệu USD, chiếm 3,8%; Quảng Ninh đạt 360,7 triệu USD, chiếm 2,9%.
Trong số 59 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới tại Việt Nam trong 10 tháng, Malaysia là nhà đầu tư lớn nhất với 2,42 tỷ USD, chiếm 19,4% tổng vốn đăng ký cấp mới.
Đứng thứ 2 là Hàn Quốc với vốn đăng ký đạt 2,06 tỷ USD, chiếm 16,6%; Vương quốc Anh đạt 1,27 tỷ USD, chiếm 10,2%; Nhật Bản đạt 1,12 tỷ USD, chiếm 9,1%; Đài Loan đạt 845,5 triệu USD, chiếm 6,8%; Singapore đạt 793,4 triệu USD, chiếm 6,4%; Thổ Nhĩ Kỳ 660,3 triệu USD, chiếm 5,3%...
Jollibee tìm kiếm đối tác nhượng quyền tại Việt Nam
Theo chia sẻ của bà Gwendalyn V. Suganob, Quản lý và điều hành Bộ phận nhượng quyền của Jollibee Việt Nam, đơn vị này đã có ý định nhượng quyền từ lâu nhưng chính thức lên kế hoạch từ năm 2015.
Cũng theo bà Gwendalyn, Jollibee hy vọng sẽ tìm được đối tác phù hợp thông qua việc tham gia Triển lãm Ngành bán lẻ và Nhượng quyền thương hiệu 2015 (Vietrf) sắp tới tại TP.HCM.
TP.HCM: Tín dụng đến tháng 10 đã tăng trưởng 8,4%
Theo thông tin từ Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, tổng vốn huy độngtrên địa bàn thành phố đến đầu tháng 10 đạt 1.491.600 tỷ đồng, tăng 2,8% so tháng trước (chỉ số này tháng trước là +2%) và tăng 19,4% so với tháng cùng kỳ.
Vốn huy động của các ngân hàng thương mại cổ phần chiếm 54,4% tổng vốn huy động, tăng 16,5% so tháng cùng kỳ.
Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 16%, tăng 22,9% so tháng cùng kỳ. Vốn huy động VNĐ chiếm 84% tổng vốn huy động, tăng 18,7% so tháng cùng kỳ. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm chiếm 53,5% tổng vốn huy động, tăng 15,4% so với tháng cùng kỳ.
Đối với hoạt động cho vay, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố đến đầu tháng 9 đạt 1.157.300 tỷ đồng, tăng 8,4% so với tháng 12/2014 và tăng 14,6% so với tháng cùng kỳ.
Dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần đạt 644.400 tỷ đồng, chiếm 55,7% tổng dư nợ, tăng 15,2% so tháng cùng kỳ.
Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ đạt 149.100 tỷ đồng, chiếm 12,9% tổng dư nợ, giảm 11,6% so tháng cùng kỳ. Dư nợ tín dụng bằng VNĐ đạt 1.008.100 tỷ đồng chiếm 87,1% tổng dư nợ, tăng 19,8% so tháng cùng kỳ.
Châu Âu đẩy mạnh xuất khẩu hàng nội thất vào thị trường Việt Nam
Để tận dụng các cơ hội kinh doanh, đầu tư, nhiều doanh nghiệp EU tăng cường khảo sát, tìm hiểu thị trường và gặp gỡ các đối tác kinh doanh tại Việt Nam.
Chương trình xúc tiến thương mại “Lifestyle Tradde Mission to Vietnam 2015,” do Mạng lưới kết nối doanh nghiệp châu Âu-Việt Nam (EVBN) và Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham), tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27/10, đã thu hút sự tham gia của các công ty đến từ 6 quốc gia châu Âu gồm Bỉ, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Anh.
Ông David Holkinson, giám đốc Công ty thiết kế Noor cho biết, các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU, Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quan hệ hợp tác sản xuất, kinh doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam và EU.
Vì vậy, để tận dụng các cơ hội kinh doanh, đầu tư, nhiều doanh nghiệp EU tăng cường khảo sát, tìm hiểu thị trường và gặp gỡ các đối tác kinh doanh tại Việt Nam.
Đặc biệt, Việt Nam có hơn 90 triệu dân nên trở thành một trong những thị trường tiềm năng lớn cho ngành công nghiệp sản xuất đồ nội thất, nhất là các mặt hàng nội thất cao cấp.
Theo đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), mức tiêu thụ hàng nội thất cao cấp tại Việt Nam đang tăng cao trong những năm gần đây; trong đó, các mặt hàng xuất xứ từ châu Âu rất được ưa chuộng.
Cụ thể, trong tổng số hàng hóa nội thất nhập khẩu vào Việt Nam, sản phẩm nội thất nhập khẩu từ các nước châu Âu luôn chiếm vị trí dẫn đầu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp châu Âu có thế mạnh và truyền thống lâu đời trong lĩnh vực thiết kế nội thất, sản phẩm nội thất của họ luôn dẫn đầu thị trường toàn cầu về mẫu mã lẫn chất lượng.
Thông qua Chương trình xúc tiến thương mại “Lifestyle Tradde Mission to Vietnam 2015,” bà Delphine Rousselet, giám đốc Dự án tại EVBN, khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh gia tăng giá trị sản phẩm khi thâm nhập thị trường châu Âu, hạn chế tình trạng chủ yếu gia công.
Vì nếu chỉ tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng ở khâu gia công, dựa vào giá nhân công rẻ sẽ không phát triển bền vững và khó nâng cao được năng lực cạnh tranh, dẫn đến nguy cơ mất khách hàng, đơn hàng và thị trường.
Song song đó, các doanh nghiệp Việt Nam chủ động và tích cực trong khâu thiết kế sản phẩm và xây dựng thương hiệu riêng của mình hoặc của địa phương, quốc gia để xuất khẩu sang các thị trường quốc tế.
Dự kiến, từ 27-30/10, chương trình sẽ kết nối hơn 100 cuộc gặp gỡ giữa doanh nghiệp Việt Nam và EU tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội./.
Bất ngờ ô tô nhập khẩu tháng 10
Số lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 10/2015 là 11.000 chiếc; với trị giá đạt 203 triệu USD, tăng 28,2% về số lượng nhưng chỉ tăng nhẹ 3,6% về trị giá so với tháng trước.
Theo số liệu mới công bố của Tổng cục thống kê, số lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 10/2015 là 11.000 chiếc; với trị giá đạt 203 triệu USD, tăng 28,2% về số lượng nhưng chỉ tăng nhẹ 3,6% về trị giá so với tháng trước.
Trước đó, số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy, nhập khẩu ô tô tháng 9 “chững lại” với 8.580 chiếc và trị giá đạt 196 triệu USD.
Kết quả đạt được đã nâng tổng số lượng ô tô nhập khẩu trong 10 tháng lên 94.610 chiếc và trị giá đạt 2,31 tỷ USD; tăng 182,8% về lượng và tăng mạnh tới 200,2% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, số liệu thống kê năm 2014 cho thấy, cả năm 2014 người Việt nhập khẩu 72.000 ô tô nguyên chiếc với giá trị đạt 1,57 tỷ USD; ghi nhận một năm bùng nổ của thị trường ô tô nhập khẩu tại Việt Nam với mức tăng trưởng tới 3 con số so với năm trước.
Như vậy, xét cả về số lượng và giá trị, ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong 10 tháng năm 2015 đã vượt cả năm 2014.
Một điều khá bất ngờ là nếu so với cả năm 2013, giá trị nhập khẩu ô tô nguyên chiếc trong 10 tháng năm nay đã tăng gần gấp hơn 3 lần (cả năm 2013 là 709 triệu USD).
Trước đó, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) dự báo thị trường tiêu thụ ô tô trong nước năm nay có thể cán mốc 200.000 xe.
Đặc biệt, trong bối cảnh thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại từ ASEAN sẽ giảm dần từ mức 50% năm 2015 xuống 40% vào năm 2016, 30% vào năm 2017 và 0% vào năm 2018 theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN; giá xăng dầu giảm… là những nhân tố tích cực hứa hẹn một năm tiếp tục bùng nổ của thị trường ô tô nhập khẩu tại Việt Nam.