Cần xúc tiến tìm thị trường xuất khẩu mới cho chè Ô long
Thêm ba trường hợp được sử dụng ngoại hối tại Việt Nam
Hàng giả, hàng nhái Trung Quốc tràn vào Việt Nam
TPHCM sắp có trên 700 căn nhà ở căn nhà ở xã hội
Hà Nội công bố quy hoạch trụ sở nhiều Tổng Công ty tại KĐT Cầu Giấy
Tin kinh tế đọc nhanh 30-10-2015
- Cập nhật : 30/10/2015
Doanh nghiệp Việt đã "rót" 2,4 tỷ USD sang Nga
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến cuối tháng 9 năm 2015, Liên bang Nga đứng thứ 17/105 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 114 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký 1,96 tỷ USD.
Trong đó, vốn đầu tư của Liên bang Nga chủ yếu đổ vào lĩnh vực chế biến, chế tạo với 37 dự án và tổng vốn đầu tư 1,13 tỷ USD (chiếm 58% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ 2 là lĩnh vực khai khoáng với 7 dự án và tổng vốn đầu tư 581,2 triệu USD (chiếm 30% tổng vốn đầu tư).
Đứng thứ 3 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 3 dự án, tổng vốn đầu tư là 72,73 triệu USD. Còn lại là các lĩnh vực xây dựng; nông, lâm nghiệp, thủy sản; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa...
Phân theo hình thức đầu tư, vốn đầu tư của Liên bang Nga chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài và hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Hình thức 100% vốn nước ngoài dẫn đầu với 72 dự án đầu tư, tổng vốn đầu tư 1,267 tỷ USD (chiếm 64% tổng vốn đầu tư đăng ký); hình thức thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với 4 dự án, vốn đầu tư là 381,26 triệu USD (chiếm 19% vốn đầu tư), tiếp theo là đầu tư theo hình thức liên doanh với 36 dự án, tổng vốn đầu tư là 256,43 triệu USD (chiếm 13% tổng vốn đầu tư).
Tính đến nay, Liên bang Nga có dự án tại 26 địa phương, tập trung tại các địa bàn thuận lợi. Dẫn đầu là Bình Định với 01 dự án có tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD; các dự án dầu khí ngoài khơi gồm 6 dự án với tổng vốn đầu tư 531,2 triệu USD; tiếp theo Hà Nội với 29 dự án, tổng vốn đầu tư là 131,9 triệu USD; còn lại là các dự án tại các địa phương khác.
Ở chiều ngược lại, số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, tính đến cuối tháng 9 năm 2015, Việt Nam có 18 dự án đầu tư sang Nga với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn là 2,4 tỷ USD.
Một số dự án đầu tư lớn của Nga vào Việt Nam
Dự án Công ty TNHH Bus Industrial Center, cấp phép ngày 12/4/2013 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1 tỷ USD, với mục tiêu xây dựng nhà máy lắp ráp và sx phụ tùng xe bus và dịch vụ hỗ trợ khác tại Bình Định.
Hợp đồng dầu khí lô 129,130,131,132 ký ngày 28/10/2008, cấp phép ngày 04/2/2009 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 328,2 triệu USD, nhà đầu tư là Công ty GAZPROM VÀ ZARUBEZHNEFTEGAZ với mục tiêu là khai thác dầu khí..
Một số dự án của nhà đầu tư Việt Nam sang Liên bang Nga
Dự án cty Liên doanh Rusvietpetro, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,02 tỷ USD cấp phép ngày 15/10/2008 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam) - PVN) đầu tư tại khu tự trị Nhenhexky, Nga với mục tiêu thăm dò và khai thác dầu khí.
Dự án cty Liên doanh Rusvietpetro, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 125 triệu USD cấp phép ngày 5/3/2013 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đầu tư tại Mỏ Nagumanov, Orenburg, Nga với mục tiêu thăm dò và khai thác dầu khí.
Công ty CP đầu tư trung tâm thương mại Hà Nội-Matxcơva, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 190 triệu USD cấp phép ngày 16/04/2008 do CTCP Trung tâm Thương mại Hà Nội Matxcơva đầu tư, trụ sở tại cây số 94 đưong Makad, q Đông Bắc, tp Matxcơva, Liên bang Nga với mục tiêu đầu tư XD Trung tâm văn hóa, thể thao và thương mại; khách sạn và văn phòng cho thuê.
Wilmar bước chân vào lĩnh vực sản xuất nước chấm tại Việt Nam
Tập đoàn Wilmar (Wilmar International) và Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Sài Gòn (Saigon Co.op) vừa hợp tác thành lập Công ty TNHH Thực phẩm Quốc Tế Nam Dương chuyên sản xuất các loại nước chấm và gia vị. Tỷ lệ góp vốn giữa Saigon Co.op và Wilmar lần lượt là 49% và 51%.
Công ty TNHH Thực phẩm Quốc Tế Nam Dương sẽ thực hiện dự án với tổng số vốn đầu tư là 577,2 tỉ đồng (tương đương với 25,6 triệu đô la Mỹ) để xây dựng một nhà máy mới tại Khu Công nghiệp Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh, sản xuất các loại nước chấm, gia vị bán ra thị trường mang nhãn hiệu Nam Dương.
Wilmar ra đời sau thương hiệu Nam Dương tới 40 năm (1991) – có trụ sở chính tại Singapore – là một trong những tập đoàn hàng đầu châu Á kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp. Hoạt động chính của Wilmar bao gồm: Trồng cây dầu cọ, tinh luyện dầu ăn, mía đường, sản xuất và chế biến chất béo chuyên dụng, sản phẩm từ công nghiệp hóa dầu, dầu diesel sinh học, phân bón và chế biến ngũ cốc.
Hiện nay, Wilmar có hơn 500 phân xưởng sản xuất cùng hệ thống phân phối tại Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và 50 quốc gia khác trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, Wilmar được biết đến với vai trò là một trong 2 thành viên sáng lập Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân (thành viên còn lại là Vocarimex).
Hơn 760 doanh nghiệp “chết” mỗi tháng
Thống kê mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính chung 10 tháng, cả nước có 77.542 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 486,1 nghìn tỷ đồng, tăng 29,2% về số doanh nghiệp và tăng 37,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2014. Bên cạnh đó, có 737,8 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn trong 10 tháng qua.
Như vậy, tổng số vốn bổ sung thêm vào nền kinh tế trong 10 tháng năm 2015 là 1223,9 nghìn tỷ đồng. Số lao động dự kiến được tạo việc làm của các doanh nghiệp thành lập mới trong 10 tháng là 1157,1 nghìn người, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2014.
Số doanh nghiệp ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động trong 10 tháng năm nay là 16.198 doanh nghiệp, tăng 24,6% so với cùng kỳ năm trước. Những chuyển biến tích cực của nền kinh tế cùng với các giải pháp và quyết tâm của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường kinh doanh đã hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, bước đầu đạt mức tăng khá so với năm 2014.
Tuy nhiên, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh trong 10 tháng là 7.641 doanh nghiệp, chỉ giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó phần lớn là những doanh nghiệp quy mô nhỏ có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng.
Cùng với đó, số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động trong 10 tháng là 60.164 doanh nghiệp, tăng 29,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 46.539 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký.
Fed sẽ xem xét việc tăng lãi suất tại cuộc họp vào tháng 12
Kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày 27-28/10, mặc dù vẫn giữ nguyên lãi suất, song Fed cho biết sẽ xem xét việc tăng lãi suất tại cuộc họp diễn ra vào tháng 12 tới.
Đây là điều hoàn toàn bất ngờ với các nhà đầu tư khi họ vẫn nghĩ rằng Fed sẽ tiếp tục đưa ra quan điểm nước đôi về việc tăng lãi suất. Những lần này, Fed đã chỉ định rõ thời điểm tháng 12 tới, dù không cam kết sẽ tăng lãi suất trong năm nay.
Tuyên bố phát đi sau cuộc họp cũng cho thấy, Fed đã bớt quan ngại hơn về bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu gần đây, và cho rằng thị trường lao động Mỹ vẫn đang phục hồi tích cực dù tốc độ tăng trưởng việc làm có chậm hơn.
"Ủy ban sẽ cân nhắc việc tăng lãi suất tại cuộc họp tiếp theo dự trên việc đánh giá tiến độ, bao gồm cả hiện tại và kỳ vọng, hướng tới mục tiêu việc làm tối đa và lạm phát 2%”, Fed cho biết trong tuyên bố phát đi sau cuộc họp.
Tuyên bố này của Fed đã làm thay đổi kỳ vọng của thị trường. Giới đầu tư đã nhanh chóng nâng tỷ lệ đặt việc Fed sẽ tăng lãi suất trong tháng 12 lên 43%, cao hơn nhiều mức 34% trước khi cuộc họp của Fed kế thúc.
"Fed đang xem xét nghiêm túc việc tăng lãi suất vào tháng 12", Harm Bandholz, một nhà kinh tế tại UniCredit ở New York cho biết.
Bất động sản phục hồi giúp ngân hàng 'thổi bay' nợ xấu
“Thị trường bất động sản đang trên đà phục hồi sẽ giúp các ngân hàng xử lý một khối lượng tài sản xấu rất lớn”, PGS-TS Trần Hoàng Ngân - đại biểu Quốc hội, thành viên Hội đồng tư vấn tiền tệ nhận định.
Đề cập đến câu chuyện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, ông Ngân nhận định: Trong năm 2016 và những năm tiếp theo, để thực hiện thành công đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 2, cần tổng hòa của các giải pháp từ cả nền kinh tế chứ không riêng hệ thống ngân hàng.
Cụ thể hơn, ông Ngân lưu ý và đề xuất, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh công bằng, minh bạch. Khi môi trường kinh doanh ổn định, thuận lợi hơn, doanh nghiệp mới tăng cường đầu tư vốn. Cùng đó, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế phải diễn ra đồng bộ. không chỉ đẩy nhanh tái cơ cấu hệ thống ngân hàng (NH) mà cả lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) cũng cần diễn ra mạnh mẽ hơn.
Về điều hành chính sách tiền tệ, ông Ngân cho rằng cần tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát, giữ ổn định lãi suất, tỷ giá, gia tăng lòng tin của người dân vào đồng Việt Nam. Đồng thời phải tìm ra giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đề tài sản của các ngân hàng.
“Thủ tục pháp lý liên quan tới giải quyết tài sản thế chấp đến thời điểm này vẫn còn ách tắc, cần phải có sự hỗ trợ của các cơ quan, ban, ngành có liên quan để xử lý dứt điểm vấn đề nan giải này. Nhất là khi thị trường bất động sản đang trên đà phục hồi sẽ giúp các ngân hàng xử lý một khối lượng tài sản xấu rất lớn”, ông Ngân nói.
“Đối với vấn đề tái cơ cấu đầu tư công, phải sớm triển khai cụ thể hóa Luật Đầu tư công qua việc ban hành các nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn cụ thể, đảm bảo đúng người, đúng việc, sao cho tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Từ đây, cần làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến những dự án đầu tư công không hiệu quả, chậm tiến độ gây lãng phí; đồng thời xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan liên quan trong quá trình tái cơ cấu đầu tư công”, ông Ngân nhấn mạnh.
Để hoạt động tái cơ cấu DNNN hiệu quả, không nên chạy theo thành tích về con số DN được cổ phần hóa mà phải quan tâm đến chất lượng, mà cụ thể là về hiệu quả kinh doanh thông qua việc sử dụng vốn cổ phần hóa hiệu quả. Vấn đề quan trọng nữa là thay đổi mô hình quản trị, giám sát và đảm bảo tính minh bạch, công khai tại DNNN, để người dân giám sát được hoạt động kinh doanh của Nhà nước. Có như vậy mới giải quyết bài toán tái cơ cấu DNNN.
Và sau cùng, ông Ngân khẳng định: về phía NHNN dù đạt được nhiều thành công, nhưng tái cơ cấu của hệ thống ngân hàng không phải sẽ chấm dứt khi thời hạn thực hiện Đề án 254 kết thúc. Mà đây là hoạt động thường xuyên, liên tục để đảm bảo duy trì sự ổn định, lành mạnh hóa năng lực tài chính của các ngân hàng, tạo lập được một hệ thống ngân hàng an toàn, lành mạnh, hiệu quả và góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế đất nước.
Tính từ 1/1 đến 18/10/2015, VAMC đã phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ xấu của các TCTD được 13.065 khoản nợ tương ứng với 91.963 tỷ đồng dư nợ gốc, giá mua là 82.681 tỷ đồng của 39 TCTD. Lũy kế từ 2013 đến 30/9/2015, VAMC đã phát hành 191.333 tỷ đồng giá trị trái phiếu đặc biệt mua nợ xấu với giá trị dư nợ gốc 225.518 tỷ đồng.
Trả lời Tiền Phong, ông Vũ Quốc Hùng, Chủ tịch VAMC thừa nhận, chiếm chủ yếu trong số nợ xấu VAMC đã “gom” là các tài sản bất động sản.
“Chỉ cần có cơ chế và thị trường phục hồi, chúng tôi đảm bảo sẽ xử lý rất nhiều khoản nợ ngon lành, thậm chí VAMC sẽ chỉ là nơi môi giới thu phí còn sẵn sàng trả phần lời đó lại cho tổ chức tín dụng”, ông Hùng khẳng định.