Doanh nghiệp Việt đã "rót" 2,4 tỷ USD sang Nga
Wilmar bước chân vào lĩnh vực sản xuất nước chấm tại Việt Nam
Hơn 760 doanh nghiệp “chết” mỗi tháng
Fed sẽ xem xét việc tăng lãi suất tại cuộc họp vào tháng 12
Bất động sản phục hồi giúp ngân hàng 'thổi bay' nợ xấu
Tin kinh tế đọc nhanh 28-10-2015
- Cập nhật : 28/10/2015
Việt Nam xuất siêu 59 triệu USD trong nửa đầu tháng 10
Cán cân thương mại hàng hóa của cả nước tính từ đầu năm đến hết ngày 15/10/2015 thâm hụt 3,97 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ I tháng 10/2015 (từ ngày 1/10 đến 15/10) đạt 13,1 tỷ USD, giảm 10,3% so với nửa cuối tháng 9/2015.
Cán cân thương mại hàng hóa trong kỳ I tháng 10/2015 đạt thặng dư 59 triệu USD.
Cụ thể, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu trong kỳ này đạt gần 6,58 tỷ USD, giảm 9,7% so nửa cuối tháng 9/2015. Trong đó, trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt gần 4,54 tỷ USD, giảm 10% so với nửa cuối tháng 9/2015.
Về nhập khẩu, trị giá hàng hoá nhập khẩu đạt 6,52 tỷ USD, giảm 10,8% so với nửa cuối tháng 9/2015. Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ 1 đạt hơn 3,95 tỷ USD, giảm 9,1%.
Tính đến hết ngày 15/10/2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 257,46 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 126,74 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu đạt 130,72 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ.
Cán cân thương mại hàng hóa của cả nước tính đến hết ngày 15/10/2015 thâm hụt 3,97 tỷ USD.
Toyota giành lại danh hiệu hãng xe bán chạy nhất thế giới
Kết quả trên đã bao gồm khoảng thời gian gần 2 tuần sau khi Volkswagen thừa nhận dùng phần mềm để gian lận trong các bài kiểm tra khí thải tại Mỹ. 6 tháng đầu năm, số xe bán ra của hãng này trên toàn cầu lớn hơn Toyota. Nhưng họ hiện lại phải sửa chữa 11 triệu xe và ngừng bán các sản phẩm chạy diesel tại một số thị trường. Nhu cầu xe Volkswagen tại Trung Quốc - thị trường lớn nhất của hãng - cũng có thể giảm sút.
"Toyota sẽ là số một trong năm nay. Còn doanh số Volkswagen sẽ sụt giảm do scandal cho đến năm tới, tại cả châu Âu và Mỹ. Tôi cũng không cho là thị trường Trung Quốc sẽ hồi phục sớm", Koji Endo - nhà phân tích ôtô tại Advanced Research Japan cho biết trên Bloomberg.
Trong khi Volkswagen gặp khó, Toyota lại chuẩn bị giao lô xe Prius mới. Sau gần 7 năm không thay đổi thiết kế, hãng này tuyên bố sẽ tung ra phiên bản mang tính thể thao hơn, tiết kiệm 10% nhiên liệu và thân thiện với môi trường. Việc giao hàng tại Nhật sẽ bắt đầu từ cuối năm nay.
Toyota cũng lên kế hoạch tuyển thêm 1.400 nhân công tại các nhà máy ở Nhật để tăng sản xuất dòng xe Prius mới và bản nâng cấp Land Cruiser, một nguồn tin thân cận cho biết. Là một trong những mẫu xe bán chạy nhất trong các dòng sản xuất tại riêng Nhật Bản, Prius được kỳ vọng giúp tăng xuất khẩu của nước này. Toyota cũng kỳ vọng sự cải thiện về tính năng tăng tốc và độ an toàn sẽ đẩy mạnh nhu cầu Land Cruiser (giá 80.000 USD) - dòng xe thể thao đa dụng đắt nhất của hãng hiện nay.
Hãng hàng không được góp không quá 30% vốn sân bay
Đây là một trong những nội dung đáng chú tại Nghị định 102 quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay tại Việt Nam, vừa được Chính phủ ban hành, sẽ có hiệu lực từ 12/12 tới.Quy định này được đưa ra trong bối cảnh các hãng hàng không nội như Vietnam Airlines hay Vietjet Air đang muốn giành quyền khai thác một sân bay hoặc một vài nhà ga hành khách mà Bộ Giao thông đang muốn thí điểm nhượng quyền, như Phú Quốc hay T1 Nội Bài.
Nghị định mới cũng quy định room với nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia vào lĩnh vực này. Cụ thể, đối với doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác khu bay, dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát, dịch vụ khí tượng hàng không, tỷ lệ vốn góp tối đa là 30% vốn điều lệ. Phần vốn Nhà nước tại các đơn vị này cũng không được thấp hơn 65%.
Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga hành khách, hàng hóa, dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không, phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài cũng không được vượt quá 30%. Riêng các dịch vụ không lưu, thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn thì chỉ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước mới được thực hiện.
Nghị định nhấn mạnh, doanh nghiệp cảng hàng không, cung cấp dịch vụ hàng không tại sân bay phải là pháp nhân Việt Nam. Liên quan đến tỷ lệ vốn tối thiểu, quy định này yêu cầu đối với việc thành lập và duy trì điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp cảng hàng không, cung cấp dịch vụ hàng không tại sân bay không quốc tế là 200 tỷ đồng. Trong khi con số này với công ty kinh doanh tại cảng hàng không nội địa là 100 tỷ đồng Việt Nam.
Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga, khu bay, bảo đảm hoạt động bay, cung cấp xăng dầu, phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay; cung cấp suất ăn hàng không, vốn tối thiểu là 30 tỷ đồng. Còn vốn tối thiểu đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị hàng không; dịch vụ kỹ thuật hàng không; dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không là 10 tỷ đồng.
Góp ý với Chính phủ về chủ trương thí điểm nhượng quyền khai thác cảng hàng không của Bộ Giao thông vận tải hồi giữa năm nay, Bộ Tài chính từng lưu ý việc xây dựng tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp phải được rà soát chặt chẽ. “Không nên chuyển nhượng quyền khai thác các sân bay cho các hãng vận chuyển hàng không vì có thể tạo nên cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh”, Bộ Tài chính khi ấy từng cảnh báo.
Các tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc đau đầu với 'công ty thây ma'
Xuất khẩu điện thoại tăng trên 6 tỉ USD