Đồ nhựa Việt Nam ‘gặp nạn’ tại Ấn Độ
Goldman Sachs chịu án phạt kỷ lục
Tăng trưởng GDP của TP.HCM có khả năng đạt trên 10%
Cải cách thuế vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng
Xuất khẩu giảm khiến nông dân lao đao
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-10-2015
- Cập nhật : 29/10/2015
Quy định mới của Hàn Quốc gây khó cho nông sản Việt Nam
Theo thông tin từ Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Từ ngày 1-1-2017, Hàn Quốc sẽ áp dụng quy định quản lý mới đối với tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên nông sản thực phẩm nhập khẩu.
Điều này gây ra nhiều khó khăn cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam.
Cụ thể, từ ngày 1-1-2017, Hàn Quốc sẽ áp dụng hệ thống danh mục (PLS) để quản lý các loại thuốc BVTV chưa được đăng ký. Nếu thuốc BVTV chưa được đăng ký hoặc chưa thiết lập quy định mức giới hạn (MRLs) thì sẽ áp dụng mức mặc định là 0,01 ppm từ 1-1-2017.
Nafiqad phân tích, việc áp dụng danh mục PLS sẽ hạn chế về số lượng, chủng loại thuốc BVTV được sử dụng trong phòng trừ sâu bệnh tại Việt Nam (nhiều loại thuốc BVTV chưa được đăng ký theo quy định mới của Hàn Quốc nên sẽ bị áp dụng mức mặc định 0,01 ppp), do vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nông dân, doanh nghiệp khi sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm chủ lực như cà phê, lạc nhân, hạt điều và các loại trái cây sang thị trường này.
Đại diện Nafiqad đưa ra dẫn chứng, hiện nay Hàn Quốc đã quy định MRLs cho 29 loại hoạt chất thuốc BVTV trên cà phê nhưng từ ngày 1-1-2017 thì trong PLS sẽ chỉ còn 2 loại thuốc BVTV được thiết lập MRLs. Điều này đồng nghĩa với việc ngoài hai loại hoạt chất trên thì tất cả các hoạt chất còn lại đều chịu mức MRLs là 0,01 ppm.
Với ca cao, đang có 20 loại thuốc BVTV được quy định MRLs nhưng kể từ 1-1-2017 thì sẽ không có loại thuốc BVTV nào thuộc danh mục PLS, đồng nghĩa với việc áp dụng mức mặc định 0,01 ppm đối với tất cả các loại thuốc BVTV.
Không chỉ quy định mới về mức giới hạn, quy định đăng ký thuốc BVTV của Hàn Quốc cũng gây nhiều khó khăn cho nông sản Việt. Cụ thể, hiện tại Hàn Quốc có hai hệ thống đăng ký thuốc BVTV khác nhau áp dụng cho nội địa và nhập khẩu nhưng khi lưu thông trong nước thì áp dụng như nhau về MRLs trên hàng hóa.
Theo quy định, thời gian thẩm tra hồ sơ đăng ký là 3 lần/năm, thiết lập mức MRLs là 1 năm. Thời gian xem xét thay đổi hoặc miễn MRLs là 210 ngày. Kinh phí thiết lập MRLs là 30.000 USD; thay đổi MRLs hoặc miễn MRLs là 10.000 USD… (quy định mới này cũng tương tự như một số nước đang áp dụng như Nhật, Mỹ, EU…).
Nafiqad nhận định: Quy trình đăng ký và thiết lập mức MRLs của Hàn Quốc cho hoạt chất thuốc BVTV tốn nhiều thời gian và kinh phí thực hiện. Do không có quy định bắt buộc các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cung ứng thuốc BVTV tại Việt Nam phải đăng ký với cơ quan thẩm quyền Hàn Quốc để thiết lập MRLs thuốc BVTV nên chưa có cơ sở yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV cho Việt Nam thực hiện đăng ký với Hàn Quốc.
Tuy nhiên, theo Nafiqad, phía Hàn Quốc khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cung ứng thuốc BVTV thực hiện đăng ký với cơ quan thẩm quyền của Hàn Quốc để được xem xét, thiết lập MRLs cho các loại thuốc BVTV, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp kinh doanh nông sản.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng đạt 24,6 tỷ USD
Theo Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 10 năm 2015 ước đạt 2,55 tỷ USD. Đưa giá trị xuất khẩu của ngành 10 tháng lên 24,61 tỷ USD, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2014.
Ngoài các mặt hàng tiêu và điều vẫn giữ được đà tăng trưởng, các mặt hàng nông sản chính hầu hết đều sụt giảm cả lượng và giá trị. Cụ thể, xuất khẩu gạo 10 tháng ước đạt 5,32 triệu tấn với giá trị 2,26 tỷ USD, giảm 4,6% về khối lượng và giảm 11,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Giá gạo xuất khẩu bình quân 9 tháng đạt 428,69 USD/tấn, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2014. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam chiếm 37% thị phần.
Cũng giống như gạo, xuất khẩu cà phê, cao su vẫn có sự sụt giảm mạnh với mức hai con số. Sau 10 tháng, cà phê xuất khẩu ước đạt 1,05 triệu tấn với tổng giá trị 2,13 tỷ USD, giảm 29,6% về khối lượng và giảm 31,4% về giá trị so cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu cao su ước đạt 870.000 tấn, giá trị đạt 1,22 tỷ USD, tăng 3,5% về khối lượng nhưng giảm 15,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Giá chè xuất khẩu vẫn có sự tăng nhẹ nhưng do khối lượng xuất khẩu giảm đã kéo theo sự sụt giảm về giá trị. Khối lượng xuất khẩu chè 10 tháng ước đạt 99.000 tấn (giảm 9,1%) với giá trị đạt 170 triệu USD (giảm 8,4%, về khối lượng và về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Tiêu biểu trong các nông sản xuất khẩu vẫn là điều và tiêu. Khối lượng hạt điều xuất khẩu ước đạt 272.000 tấn với 1,97 tỷ USD, tăng 6,3% về khối lượng và tăng 18% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Với giá tiêu xuất khẩu tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, mặt hàng tiêu dù giảm 19,6% về khối lượng (đạt 117.000 tấn) nhưng vẫn tăng 0,5% về giá trị (đạt 1,11 tỷ USD).
Đối với gỗ và sản phẩm gỗ, ước giá trị xuất khẩu 10 tháng qua đạt 5,47 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2014. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc là 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 67,21% tổng giá trị xuất khẩu.
Giá trị xuất khẩu thủy sản 10 tháng năm 2015 đạt 5,37 tỷ USD, giảm 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 19,43% tổng giá trị xuất khẩu.
“Bỏ quên” 27 container rượu tại cảng Sài Gòn
Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 4, các container hàng nêu trên đều đã quá thời hạn làm thủ tục hải quan nhiều tháng nay, nhưng doanh nghiệp vẫn không đến nhận hàng.
Chi cục đã thực hiện việc đăng thông báo, sau 60 ngày, nếu chủ hàng không đến làm thủ tục nhận hàng, đơn vị sẽ xử lý theo hàng tồn đọng quy định tại Thông tư 203/2014/TT-BTC ngày 22-12-2014 của Bộ Tài chính.
Không được chào bán thuốc nhập khẩu
Đây là nội dung trong dự thảo Thông tư về đấu thầu thuốc, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam lấy ý kiến ngày 27-10.
Ngoài ra, Thông tư này cũng hướng dẫn rõ hơn quy trình đấu thầu thuốc tập trung, sẽ thực hiện trong thời gian tới. Theo đó, Bộ Y tế sẽ thành lập Đơn vị mua sắm tập trung thuộc Bộ Y tế. Đơn vị này chọn nhà thầu cung cấp thuốc thuộc danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia. Các Sở Y tế tỉnh, thành sẽ tổng hợp nhu cầu về thuốc của địa phương, báo cáo cho Đơn vị này để tiến hành đấu thầu tập trung.
Thông tư này cũng làm rõ việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải đánh giá trên tiêu chí kỹ thuật (đảm bảo chất lượng) kết hợp với giá “của từng mặt hàng thuốc”. Quy định này giải quyết điểm vướng hiện nay là chọn mua thuốc theo giá rẻ nhất hoặc đánh giá trên tổng gói thầu mà không làm rõ từng loại thuốc trong gói thầu.
Trên 25.000 doanh nghiệp thành lập mới tại TP.HCM
Số vốn tăng chủ yếu trong khu vực dịch vụ, tăng trên 52%. Tuy nhiên, số vốn đổ vào nông lâm thủy sản giảm hơn 43% so với cùng kỳ, mặc dù tăng đến 42% về số lượng DN nông nghiệp thành lập. Điều này cho thấy DN đổ vào ngành nông nghiệp ngày càng nhỏ hơn.
Cũng theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, có gần 17.000 DN đã ngưng nghỉ hoạt động, giảm khoảng 9% so với cùng kỳ.