Thiên đường mua sắm giá rẻ Trung Quốc đã đến hồi kết
Hải quan bác tin xuất khoáng sản sang Trung Quốc vênh 5 tỷ USD
Tập đoàn DAVG (Đức) ngỏ ý quan tâm đầu tư vào ngành bảo hiểm Việt Nam
Chính sách tiền tệ, “đánh chuột” và “ngáo ộp” lạm phát
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-10-2015
- Cập nhật : 27/10/2015
Điều gì xảy ra nếu nhân dân tệ vào giỏ tiền dự trữ quốc tế?
Nhân dân tệ có thể trở thành đồng tiền trong giỏ dự trữ quốc tế của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ngay tháng 11 tới.
Một quan chức giấu tên của IMF cho biết, về mặt kỹ thuật, quá trình này đang diễn ra suôn sẻ và không có bất cứ trở ngại nào về mặt chính trị.
IMF thiết lập SDR vào năm 1969 để thúc đẩy thanh khoản toàn cầu do bị ảnh hưởng bởi hệ thống tỷ giá cố định có tên gọi Bretton Woods. SDR đóng vai trò là một bộ phận trong dự trữ quốc tế của các nước thành viên. Quyền này được phân bổ cho các nước thành viên theo tỷ lệ góp vốn của các nước này vào thể chế tài chính đa phương này.
Tuy nhiên, nó chỉ là đơn vị quy ước, chỉ được sử dụng để tính toán chứ không thực sự tồn tại trong lưu thông do vậy không thể tiêu Quyền rút vốn đặc biệt như các loại tiền tệ khác.
Hình thái tồn tại của Quyền rút vốn đặc biệt là những con số ghi trên tài khoản. Quỹ Tiền tệ quốc tế mở cho mỗi nước thành viên một tài khoản để ghi các khoản Quyền được phân bổ và để hạch toán các khoản thu chi bằng Quyền này giữa các ngân hàng trung ương và các nước.
Sự ra đời của Quyền rút vốn đặc biệt đã giảm thiểu những hạn chế trong việc sử dụng đồng USD và vàng là công cụ thanh toán duy nhất
Việc đưa nhân dân tệ vào giỏ dự trữ ngoại tệ của Quỹ Tiền tệ quốc tế sẽ giúp nâng cao vị thế toàn cầu của Trung Quốc cũng như khuyến khích các ngân hàng trung ương tăng cường dự trữ đồng tiền này.
Theo tính toán của Standard Chartered và quỹ đầu tư AXA, ít nhất 1 nghìn tỷ USD dự trữ toàn cầu sẽ chuyển sang các tài sản bằng nhân dân tệ nếu nhân dân tệ vào giỏ dự trữ quốc tế của IMF.
Tổng giá trị phát hành trái phiếu định giá bằng nhân dân tệ của doanh nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc có thể vượt 50 tỷ USD trong vòng 5 năm tới, theo Công ty tài chính quốc tế IFC của World Bank.
“Khi nhân dân tệ vào giỏ SDR, các nhà điều hành ngân hangftrung ương, các nhà đầu tư tổ chức sẽ muốn tích lũy các tài sản bằng nhân dân tệ. Điều này có ý nghĩa quan trọng chiến lược với Trung Quốc khi mở cửa chào đón tất cả các đối tượng phát hành trái phiếu trên thị trường nội địa”, Hua Jingdong, Phó chủ tịch tại IFC nhận định.
Vingroup mua lại hệ thống Maximark
Sau khi hoàn tất các thủ tục, toàn bộ các TTTM - siêu thị Maximark sẽ được chuyển đổi thành các siêu thị VinMart/ VinMart+ thuộc hệ thống Vinmart hoặc sẽ trở thành thành viên của hệ thống Vincom Retail với thương hiệu Vincom.
Việc mua lại toàn bộ hệ thống Maximark nằm trong chiến lược mở rộng quy mô trên toàn quốc, đặc biệt là tại thị trường phía nam của hệ thống phân phối, bán lẻ thuộc Vingroup với hai thương hiệu Vincom và Vinmart.
Tính đến tháng 10.2015, hệ thống siêu thị VinMart và VinMart+ đã có 125 cơ sở. Hệ thống Vincom Retail cũng đã có 12 TTTM Vincom và Vincom Mega Mall đã đi vào hoạt động, dự kiến sẽ tăng lên gần 40 TTTM vào năm 2016 và tiến tới phát triển 100 TTTM trên toàn quốc vào năm 2020.
Mục tiêu của Vingroup là xây dựng một hệ thống phân phối bán lẻ thương hiệu Việt đạt đẳng cấp quốc tế, có khả năng đối trọng với các thương hiệu bán lẻ nước ngoài nổi tiếng vào VN. Đồng thời, với việc mở rộng hệ thống phân phối trên cả nước, Vingroup sẽ tăng khả năng giữ vững thị phần cho các ngành hàng uy tín VN tại các kênh bán lẻ hiện đại, góp phần gia tăng sức cạnh tranh cho cộng đồng doanh nghiệp Việt.
Tổ chức tín dụng tái cơ cấu được vay vốn tới 100% mệnh giá trái phiếu
Đó là một trong những nội dung quan trọng của Thông tư số 18/2015 quy định về tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của Công ty quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng (VAMC), thay thế cho thông tư số 20 ngày 9/9/2013 do Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Theo đó, mức tái cấp vốn cụ thể cho tổ chức tín dụng sẽ do Thống đốc quy định nhưng không vượt quá 70% tổng mệnh giá trái phiếu đặc biệt. Riêng với trường hợp tổ chức tín dụng đang tái cơ cấu theo phương án đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt thì mức tái cấp vốn không quá 100% mệnh giá trái phiếu đặc biệt.
Về lãi suất tái cấp vốn vẫn được giữ nguyên như quy định hiện hành. Cụ thể lãi suất tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Lãi suất tái cấp vốn quá hạn bằng 150% lãi suất tái cấp vốn ghi trên hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng Nhà nước và tổ chức tín dụng.
Đối với quy định về thời hạn tái cấp vốn và gia hạn tái cấp vốn: Thời hạn tái cấp vốn dưới 01 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của trái phiếu đặc biệt. Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định gia hạn tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng, tuân thủ các quy định tại Thông tư này. Thời gian gia hạn mỗi lần không vượt quá thời hạn tái cấp vốn lần đầu của khoản tái câp vốn đó và không vượt quá thời hạn còn lại của trái phiếu đặc biệt.
Đối với việc trả nợ vay tái cấp vốn, Thông tư quy định, trong thời hạn 5 ngày làm việc đầu quý tiếp theo, trên cơ sở hợp đồng mua, bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt, VAMC sử dụng số thu hồi nợ bằng tiền mà tổ chức tín dụng được hưởng trong quý từ từng khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt đang làm cơ sở tái cấp vốn để trả nợ Ngân hàng Nhà nước và có văn bản thông báo cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng về số tiền trả nợ theo từng trái phiếu đặc biệt.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày trái phiếu đặc biệt đang làm cơ sở vay tái cấp vốn đến hạn thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC, tổ chức tín dụng phải trả nợ trước hạn cho Ngân hàng Nhà nước. Số tiền gốc vay tái cấp vốn phải trả đối với từng trái phiếu đặc biệt đến hạn thanh toán bằng mệnh giá trái phiếu đặc biệt sau khi trừ dự phòng rủi ro và thu hồi nợ xấu bằng tiền được ghi tại Bảng kê trái phiếu đặc biệt kèm theo Quyết định tái cấp vốn trừ đi số tiền VAMC đã trả nợ theo quy định trên.
Cũng trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của VAMC về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng mua, bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt đang làm cơ sở vay tái cấp vốn theo quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC, tổ chức tín dụng phải trả hết nợ gốc và lãi khoản vay tái cấp vốn cho Ngân hàng Nhà nước.
Khi số tiền phải trả nợ trước hạn cho Ngân hàng Nhà nước bằng số tiền Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn, tổ chức tín dụng thực hiện trả hết nợ gốc và lãi khoản vay tái cấp vốn.
Đáng chú ý, so với quy định hiện hành, Thông tư 18 đã có những sửa đổi về điều kiện tái cấp vốn. Theo quy định hiện hành, Ngân hàng Nhà nước chỉ xem xét và quyết định tái cấp vốn khi tổ chức tín dụng không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, tuy nhiên Thông tư 18 đã bỏ quy định này.
Thông tư 18 có hiệu lực thi hành từ 10/12/2015./.
TP. Hồ Chí Minh đã giải quyết phần lớn tồn kho bất động sản
Các căn hộ khu nhà cao tầng phía Đông quận 2 đang được hoàn thiện để bán cho khách hàng. (Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN)
Sở Xây dựng đã kiểm tra và phê duyệt danh sách mua nhà ở xã hội có nguồn vốn ngoài ngân sách cho 3.485 trường hợp tại dự án của HQC Plaza, Khu dân cư lô số 4-Khu 6B (huyện Bình Chánh), dự án Chung cư Thạnh Lộc (quận 12) và dự án Thủ Thiêm Sky (quận 2).
Về việc thực hiện gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, từ đầu năm đến ngày 15/8, hạn mức tín dụng cam kết gần 1.270 tỷ đồng cho 2.995 khách hàng, giải ngân hơn 1.082 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu chương trình thực hiện gói tín dụng đến nay, hạn mức tín dụng cam kết hơn 4.048 tỷ đồng cho 5.223 khách hàng và 5.216 cá nhân, đã giải ngân được 2.225 tỷ đồng.
Như vậy, hạn mức tín dụng cam kết và tốc độ giải ngân đều tăng do nguồn cung nhà ở thương mại giá thấp và nhà ở xã hội đang được xây dựng ngày càng nhiều. Cùng với đó, thành phố đã chấp thuận cho phép chuyển đổi 9 dự án nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội từ quy mô 4.024 căn tăng lên thành 8.175 căn.
Đánh giá về thị trường bất động sản thành phố trong thơi gian qua, Công ty Savills Việt Nam , thị trường căn hộ bán tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 9 tháng đầu năm 2015 đã diễn ra sôi động cả ở nguồn cung lẫn nguồn cầu.
Trong quý 3/2015, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mở bán hơn 9.550 căn và đã có 5.220 căn được tiêu thụ, tăng 4% so với quý 2/2015. Với quý 2/2015, trong số 9.700 căn hộ mở bán đã có khoảng 5.000 căn hộ được tiêu, còn quý 1/2015 có 4.200/6.600 căn được giao dịch thành công.
Đơn cử, chỉ trong ngày 24/10 vừa qua tại Thành phố Hồ Chí Minh có đến 3 chủ đầu tư, nhà phân phối mở bán nhiều dự án bất động sản quy mô hàng nghìn căn hộ như Tập đoàn Đất Xanh công bố 20 dự án, Công ty cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy mở bán dự án City Gate Towers (quận 8) và Công ty Thanh Yến Land mở bán dự án căn hộ Depot Metro Tower - Tham Lương (quận 12).
Ông Nguyễn Vĩnh Trân, Giám đốc Điều hành Quỹ Jen Capital cho biết, lượng căn hộ bán ra thị trường như hiện nay thực tế vẫn chưa phải là nhiều, chưa đáng lo ngại việc cung vượt cầu. Nhất là với Thành phố Hồ Chí Minh quy mô dân số 10 triệu người, có những gia đình 10 người sống chung trong căn hộ có diện tích dưới 40m2. Vấn đề là dân số đó có đủ tiền mua hay không và chủ đầu tư cần tính toán dự án sao cho phù hợp với túi tiền của người mua.
Thực tế hiện nay chủ đầu tư chỉ bán ra những cái họ xây được, khách hàng ai có tiền thì mua chứ chưa có kênh kết nối hai bên. Vì vậy cần phải tính đến kênh kết nối giữa người dân với chủ đầu tư thông qua hệ thống ngân hàng để người dân tiếp cận dễ dàng hơn với dự án.
Vào TPP, giá bất động sản dự báo tăng cao
CBRE Việt Nam vừa có phân tích về những tác động của Hiệp định TPP đối với thị trường bất động sản. Theo đó giá BĐS dự báo tăng cao; đặc biệt là ở Bình Dương, Đồng Nai và Long An.
Tin tức trên báo điện tử Infonet, đơn vị chuyên nghiên cứu và tư vấn bất động sản CBRE cho rằng, Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) về lâu dài sẽ có những tác động nhất định tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản nói riêng.
TPP dự kiến sẽ tăng tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam lên 46 tỷ đô trong 10 năm từ mức 200 tỷ đô hiện tại. Tuy nhiên, với bất động sản, mặc dù CBRE cho rằng tác động của TPP lên thị trường bất động sản địa phương không lớn như các ngành công nghiệp nói trên, nhu cầu của các ngành liên quan đến bất động sản như khu công nghiệp, nhà kho, và ngành hậu cần có thể sẽ tăng nhất định.
Đây là kết quả của việc thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhu cầu về văn phòng và nhà ở cũng được dự kiến sẽ tăng lên để đáp ứng các yêu cầu thuê mặt bằng và chỗ ở của các công ty nước ngoài và người nước ngoài.
Mặc dù có thể là quá sớm để kết luận về khả năng tăng giá đất, nhưng CBRE nhận định, việc nhu cầu tăng đối với đất công nghiệp và nguồn cung hạn chế của đất tiêu chuẩn là hai yếu tố sẽ khiến giá đất thay đổi, đặc biệt là ở những khu vực được săn tìm nhiều nhất bởi các nhà sản xuất hàng may mặc như Bình Dương, Đồng Nai và Long An.
Tin tức trên báo VOV, các công ty Mỹ có khả năng sẽ nhắm đến các khu đất công nghiệp tại các tỉnh phía Nam của Việt Nam, nơi mà một số nhà máy dệt may hiện hữu đang tọa lạc Tương tự như trên, các nhà sản xuất từ các nước khác chắc chắn sẽ xem xét việc chuyển đổi từ các nước ngoài hiệp định TPP như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Ấn Độ sang Việt Nam để hưởng mức thuế cực thấp.
Điều này sẽ “gia tăng thêm nhu cầu cho đất công nghiệp, kho bãi và nhà máy, không nhất thiết từ các nước trong hiệp đinh TPP mà còn từ các nước không có trong hiệp định như Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan, những nước vốn luôn muốn chạy trước hiệp đinh”- ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc Điều hành CBRE nhấn mạnh dự báo.
Đối với thị trường văn phòng và nhà ở, CBRE tin rằng: Việc tăng cường đầu tư nước ngoài và nhu cầu phát triển cho các công ty nước ngoài thành lập tại Việt Nam sẽ gia tăng nhu cầu về mặt bằng văn phòng tiêu chuẩn quốc tế.
Do hạn chế nguồn cung văn phòng chất lượng cao tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, chủ đầu tư văn phòng tương lai có thể nên xem xét lại kế hoạch phát triển nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển văn phòng.
Tăng trưởng dự kiến của các công ty nước ngoài đến Việt Nam đồng nghĩa với việc nhu cầu đối với căn hộ dịch vụ, căn hộ cho thuê và thậm chí căn hộ để bán sẽ tăng cao hơn.
Nhìn chung, CBRE đánh giá, Hiệp đinh TPP sẽ giúp tăng uy tín của Việt Nam. Sẽ có một nhu cầu lớn hơn cho việc phát triển các khu công nghiệp, các dự án thương mại và nhà ở, cũng như cơ sở hạ tầng trên toàn quốc để xây dựng hệ thống đường sá, cảng, và các dịch vụ kết nối tốt hơn.