Theo dự thảo, sau khi được phép phát hành chứng khoán tại VN, các tổ chức nước ngoài phải mở một tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng VND tại một tổ chức tín dụng được phép. Mọi giao dịch thu, chi liên quan đến hoạt động phát hành chứng khoán bằng VND phải được thực hiện thông qua tài khoản này.
Trường hợp tổ chức phát hành nước ngoài có nhiều dự án đầu tư tại VN phải mở tài khoản riêng biệt cho từng dự án… Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra dự thảo thông tư quy định việc mở và sử dụng tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ để thực hiện việc phát hành chứng khoán ở nước ngoài của người cư trú là tổ chức.
Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giảm
Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giảm
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của các ngân hàng tính đến cuối tháng 8 giảm về mức 25,91% (cuối tháng 7 là 28,39%).
Trong đó tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của khối ngân hàng thương mại nhà nước giảm mạnh từ mức 31,95% của tháng 7 xuống còn 25,28%; công ty tài chính, cho thuê giảm từ 66,04% xuống còn 64,42%; tổ chức tín dụng hợp tác giảm từ 51,6% xuống còn 49,62%.
Riêng chỉ có khối ngân hàng cổ phần là tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn tăng từ mức 33,08% lên 35,51%.
Huy động ngoại tệ tăng mạnh, cho vay ngoại tệ tăng chậm
Huy động ngoại tệ tăng mạnh, cho vay ngoại tệ tăng chậm
Tốc độ huy động vốn ngoại tệ trong các ngân hàng đã gia tăng mạnh trong ba tháng gần đây, lên tới xấp xỉ 8-9% chỉ riêng quý 3 vừa qua.
Điều này ngược lại với tăng trưởng tín dụng ngoại tệ tại các ngân hàng, đã có xu hướng chậm lại từ tháng 6-2015 sau thời gian tăng mạnh hồi đầu năm nay.
Theo ước tính của một số tổ chức tín dụng, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ trong khối ngân hàng đã chậm lại còn khoảng 4-5% trong quý 3, tức là tốc độ huy động vốn ngoại tệ cao gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng tín dụng của dòng ngoại tệ mà các nhà băng cho vay ra thị trường.
Tín dụng ngoại tệ các tháng cuối năm được giới ngân hàng dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng thận trọng, khó có khả năng mở rộng mạnh trong khi huy động vốn ngoại tệ vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá đều đặn. Điều này có nghĩa là ngoại tệ nằm trong các ngân hàng đang khá dồi dào so với giai đoạn nửa đầu năm.
Lý giải về việc này, nhiều ý kiến từ các ngân hàng thương mại nhận định rằng đó là do tâm lý thận trọng trước các diễn biến đột ngột có thể xảy ra với tỷ giá và thị trường ngoại hối từ nay tới đầu năm 2016. Tâm lý này dẫn đến việc cả người dân, doanh nghiệp và nhà băng đều muốn găm giữ ngoại tệ vì cho rằng tỷ giá có thể được điều chỉnh từ nay tới đầu năm 2016 không chỉ ở thị trường Trung Quốc (đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam) mà cả ở một số thị trường lớn khác, cũng như tiền lệ điều chỉnh tỷ giá vào đầu năm dương lịch của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã từng xảy ra.
Nếu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ và cho thấy thông điệp đủ mạnh mẽ thì tâm lý thị trường sẽ trở nên bớt lo ngại hơn, ít nhất là trong ngắn hạn. Tuy nhiên, các rủi ro với biến động của tỷ giá VND/USD vẫn còn hiện diện, đó là các động thái của Ngân hàng trung ương Trung Quốc, nhập siêu của Việt Nam vẫn gia tăng, và sức chịu đựng của Quỹ Dự trữ ngoại hối là có hạn.
Từ nay tới cuối năm, theo dự đoán của một số ngân hàng, thanh khoản trên thị trường ngoại tệ về cơ bản sẽ không căng thẳng. Lãi suất có thể nhích nhẹ khoảng 0,1 điểm nhưng tiếp tục ổn định ở mức thấp, quanh khoảng 0,3-0,5 % với các khoản vay kỳ hạn dưới một tuần trên thị trường liên ngân hàng nếu không có yếu tố bất ngờ nào khác. Nguồn cung vốn của khối ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam vẫn duy trì dồi dào.
Kích tín dụng trung và dài hạn bằng lãi suất
Kích tín dụng trung và dài hạn bằng lãi suất
Để kích thích nhu cầu vốn đầu tư, sản xuất, ngân hàng cần xem xét giảm thêm lãi suất cho vay trung, dài hạn như mục tiêu đưa ra đầu năm nay.
Với chủ trương kích cầu tín dụng, tạo đà tăng trưởng kinh tế, đầu năm 2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và bảo đảm hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2015.
Trong đó, Thống đốc NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2015, duy trì ổn định mặt bằng lãi suất, phấn đấu tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay trung, dài hạn thêm từ 1 đến 1,5%/năm, hỗ trợ thị trường tài chính trong huy động vốn cho đầu tư phát triển.
Trên thực tế, trải qua hơn 3 quý trong năm 2015, các ngân hàng đã nỗ lực đưa lãi suất cho vay về mức phù hợp để kích thích tăng trưởng tín dụng. Thế nhưng, theo đánh giá của các chuyên gia tài chính - tiền tệ, mặt bằng lãi suất cho vay trung, dài hạn được ngân hàng áp dụng cho doanh nghiệp vẫn ở mức cao, phổ biến là 9-10,5%/năm cho doanh nghiệp lớn, sức khỏe tốt và 10-11,5%/năm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tổng giám đốc một ngân hàng cho rằng, khó có thể kỳ vọng lãi suất cho vay trung, dài hạn giảm sâu, vì vốn huy động của ngân hàng hiện nay chủ yếu là ngắn hạn. Đồng thời, chi phí huy động vốn trung, dài hạn của ngân hàng vẫn là 7 - 7,5%/năm cho kỳ hạn 12 tháng trở lên. Nếu cho vay ở mức lãi suất 9-10%/năm đối với vốn trung, dài hạn, thì chênh lệch giữa huy động và cho vay còn lại chỉ 2,5-3%, không đủ bù chi phí và dự phòng.
Tuy nhiên, TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, cầu tín dụng cuối năm nay sẽ cải thiện so với năm trước, nhưng muốn khơi được dòng chảy tín dụng, yêu cầu trước hết đối với ngân hàng là xem xét giảm thêm lãi suất cho vay vốn trung, dài hạn ít nhất 0,5-1%. Với lạm phát thấp và trần lãi suất huy động 5,5%/năm hiện nay, việc giảm thêm lãi suất cho vay trung, dài hạn không ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng khi biên lợi nhuận thu về vẫn khả thi.
Mặc dù vẫn còn những khó khăn nhất định, nhưng với sự ấm dần của nền kinh tế, nhu cầu vốn của doanh nghiệp trong năm nay được kỳ vọng sẽ cải thiện hơn so với năm trước. Đặc biệt, thị trường bất động sản đang có dấu hiệu khởi sắc ở phân khúc nhà ở sẽ là điều kiện tốt để ngân hàng đẩy mạnh vốn cho khách hàng cá nhân có nhu cầu nhà ở thực sự.
Thêm vào đó, mặt bằng lãi suất giảm dần, nợ xấu từng bước được giải quyết thì cơ hội cho các khách hàng tiếp cận vốn ngân hàng nhiều hơn, nhất là với vốn vay ưu đãi. Tuy nhiên, giải quyết được bài toán vốn hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là khi sức khỏe doanh nghiệp chưa thực sự hồi phục và nợ xấu vẫn là mối lo đối với ngân hàng.
Vì vậy, theo chuyên gia ngân hàng Huỳnh Bửu Sơn, muốn khơi thông vốn trung, dài hạn, chỉ còn kỳ vọng giảm thêm lãi suất cho vay trung hạn cho nhóm doanh nghiệp làm ăn tốt để mở rộng đầu tư. Thực tế, với các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư mới, trong bối cảnh lãi vay vẫn là “gánh” nặng chi phí, họ vẫn chủ yếu dùng vốn tự có chứ không phải vốn vay.
Theo các chuyên gia tài chính, để thực hiện được mục tiêu giảm lãi suất, không cần thiết giảm thêm lãi suất huy động. Với mặt bằng lãi suất huy động 5,5-6%/năm hiện nay, cho vay với lãi suất 9-10%/năm đối với vốn trung, dài hạn là các ngân hàng đã có cơ hội kiếm lời. Với các khoản vốn cho vay cá nhân, nhất là vay tiêu dùng, biên lợi nhuận cho vay còn cao hơn rất nhiều, lên đến 5-6%.
Mặt khác, trước tình hình thị trường khó khăn, tín dụng chưa thể tăng nhanh, thì các ngân hàng cũng không nên kỳ vọng lợi nhuận quá cao, mà cần có sự chia sẻ với khách hàng để cùng tồn tại.