Thủ tướng: Tham gia TPP bên cạnh cơ hội sẽ là thách thức không nhỏ
Chính phủ xin Quốc hội cho phép phát hành 3 tỉ USD trái phiếu quốc tế
Siemens cam kết làm ăn lâu dài tại VN
Nhu cầu sử dụng cà phê thế giới tăng gấp đôi trong vòng 20 năm
Nhân dân tệ tiếp tục suy yếu do lo ngại kinh tế Trung Quốc
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-10-2015
- Cập nhật : 19/10/2015
Chỉ có 10% cà phê Việt được tiêu thụ trong nước
Hiện nay phát triển thương mại nông-lâm-thủy sản chủ yếu tập trung vào thị trường xuất khẩu, chưa quan tâm đúng mức tới thị trường trong nước.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã nhìn nhận như vậy tại báo cáo về việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn, vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.
Con số được Bộ trưởng nêu để minh chứng cho nhận định trên là tỷ lệ tiêu thụ trong nước đối với cà phê là 10%, điều 5%, chè 50%, cao su 25%, cá tra 5-7%.
Báo cáo khái quát, hình thức giao dịch nông lâm thủy sản phổ biến là mua bán tự do, giao hàng ngay, việc mua bán hàng hóa thông qua ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp và nông dân chưa phổ biến. Mua bán giao dịch qua chợ đầu mối, trung tâm giao dịch còn hạn chế.
Phần lớn hàng hóa nông lâm thủy sản được giao dịch, phân phối thông qua kênh truyền thống là các chợ. Tỷ lệ hàng hóa được giao dịch phân phối qua các cửa hàng hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại) còn thấp và chủ yếu mới tập trung tại các đô thị lớn.
Tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho nông, lâm, thủy sản là một trong nhiều yêu cầu của Quốc hội với các vị tư lệnh ngành có liên quan, trong đó có Bộ trưởng Cao Đức Phát.
Chủ yếu tập trung vào thị trường xuất khẩu, song theo báo cáo thì xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn.
Hoạt động xuất khẩu chủ yếu vẫn là các sản phẩm nông sản thô, chưa có sản phẩm nông sản mũi nhọn có giá trị gia tăng cao và thương hiệu mạnh, Bộ trưởng khái quát.
Về thị trường xuất khẩu, hàng hóa nông lâm thủy sản của Việt Nam mới chỉ tập trung vào những thị trường - ngành hàng lớn còn ít chú ý phát triển các thị trường - ngành hàng có nhiều tiềm năng.
Dẫn số liệu từ tháng 8/2013,báo cáo cho biết các thị trường lớn, truyền thống và các mặt hàng có lợi thế chiếm tỷ lệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản: Mỹ (2,7%), Trung Quốc (2,4%), Nhật (1,3%); gỗ và các sản phẩm gỗ (18,7%), gạo (11,8%), cà phê (11,5%), tôm (9,5%), cao su (8%), cá tra (6,3%), hạt điều (5,9%).
Báo cáo cũng nêu một số kết quả cụ thể, như kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2014 đạt gần 30,54 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2013. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính đạt 14,35 tỷ USD, tăng 9,9%; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản đạt 7,83 tỷ USD, tăng 17,1%; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính đạt 6,56 tỷ USD, tăng 11,8% so với năm 2013.
Đến nay đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, gồm có gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu, sắn, rau quả, tôm, cá tra, lâm sản.
Năm 2010 hàng hóa nông lâm thủy sản của Việt Nam đã chỉ có mặt ở 117 quốc gia và vùng lãnh thổ, đến năm 2014 đã tăng lên là 129 quốc gia và vùng lãnh thổ, Bộ trưởng thông tin thêm.
Định hướng phát triển thị trường nông lâm thủy sản được nêu tại báo cáo là giai đoạn 2015-2020 phấn đấu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt mức 10-15%.
Vẫn lấy mốc đến năm 2020, Bộ trưởng xác định tỷ lệ hàng nông sản tiêu thụ qua hợp đồng chiếm 25-30%; tỷ trọng hàng nông lâm thủy sản qua hệ thống kênh phân phối hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích đạt 20-30%.
Ngành nông nghiệp cũng sẽ chú trọng hơn vào phát triển thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường nông thôn (chiếm tới hơn 70% dân số và là nhóm tiêu thụ nhóm lương thực, thực phẩm gấp 1,42-1,44 lần so với thành thị), theo thông tin từ Bộ trưởng.
Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu là một trong nhiều giải pháp phát triển thị trường nông lâm thủy sản được Bộ trưởng đề cập.
Theo đó, sẽ có chính sách ưu đãi về vốn và lãi suất cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu theo hướng: Mở rộng định mức vay và giãn thời hạn trả nợ vay ngân hàng cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu. Xem xét khoanh nợ cho các doanh nghiệp (kể cả các khoản vay từ ngân hàng thương mại).
Mặt khác, cho phép thành lập một số quỹ phát triển ngành hàng, trước mắt cho các ngành hàng chủ lực như cà phê, cá tra, tôm... để góp phần ổn định sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, báo cáo viết.
Tiềm năng thu hút đầu tư FDI vào dịch vụ môi trường
Tại hội thảo “Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ môi trường tại Việt Nam do EU-Mutrap phối hợp với Viện chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tại TP.HCM ngày 16-10, các chuyên gia cho biết, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ môi trường ngày càng gia tăng.
Theo ông Lại Văn Mạnh, chuyên gia trong nước của EU-Mutrap, đầu tư FDI trong lĩnh vực hàng hóa môi trường có xu hướng tăng mạnh. Theo kết quả khảo sát thực hiện năm 2014, nếu như 2011 nguồn vốn đầu tư vào các dự án nước thải và chất thải rắn mới chỉ đạt khoảng 710 triệu USD thì đến năm 2013 đã đạt mức 1.285 triệu USD.
Số DN FDI tham gia vào lĩnh vực này cũng tăng từ 5 doanh nghiệp (năm 2005) lên 37 doanh nghiệp vào năm 2012. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, kết quả kinh doanh của các DN FDI trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ môi trường tương đối khả quan. Các nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam ngày càng nhận ra những lợi ích tiềm năng của việc đầu tư vào trong các lĩnh vực hàng hóa dịch vụ môi trường tại Việt Nam.
Thực tế cũng cho thấy tăng trưởng kinh tế và phát triển công nghiệp đã tạo ra áp lực và hệ quả về môi trường ngày càng cao. Trong đó, lĩnh vực xử lí chất thải nước được tập trung nhiều nhất.
“Dự báo nhu cầu về vốn cho bảo vệ môi trường của Việt Nam năm sau luôn tăng hơn năm trước. Dự kiến đến năm 2020 mức vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường ở Việt Nam sẽ ở mức khoảng trên 40.000 tỉ đồng”, ông Mạnh cho biết.
Theo nhận định của các chuyên gia, môi trường pháp lý của Việt Nam và đầu tư trong các lĩnh vực hàng hóa dịch vụ môi trường đang có nhiều thuận lợi. Đầu tư vào hàng hóa dịch vụ môi trường thực sự được khuyến khích với các chính sách miễn, giảm đáng kể thuế nhập khẩu và phí sử dụng đất.
Lợi ích của các nhà đầu tư sẽ gia tăng nếu có các khoản đầu tư liên quan đến chuyển giao công nghệ mới đặc biệt là công nghệ cao. Đồng thời các nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi ích tối đa nếu thực hiện các dự án đầu tư tại các địa bàn được khuyến khích đầu tư. Ngoài ra đầu từ vào ngành hàng hóa và dịch vụ môi trường cũng sẽ được hưởng lợi từ việc bảo hộ sở hữu trí tuệ liên quan đến các công nghệ được chuyển giao.
Đánh giá cao các chính sách ưu đãi đối với việc đầu tư vào lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ môi trường, tuy nhiên phần lớn các DN FDI cho rằng vẫn còn một số rào cản trong các chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Trong đó sự thiếu minh bạch của pháp luật cũng như rào cản nguôn ngữ đang ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các DN.
Bên cạnh đó, chính sách miễn thuế DN thực hiện không thống nhất giữa các địa phương, thủ tục hành chính còn phức tạp và tốn thời gian cũng gây không ít khó khăn cho các DN.
Từ những khó khăn nêu trên, các DN kiến nghị, các quy định pháp luật và tiêu chuẩn liên quan đến hoạt động đầu tư về hàng hóa và dịch vụ môi trường cũng phải được công bố công khai và dễ thực hiện. Bên cạnh đó, cần có sự thống nhất về thủ tục cấp phép và các quy định về môi trường trong cả nước. Đồng thời, việc áp dụng hệ thống kiểm tra, kiểm soát giống nhau giữa các DN FDI và DN trong nước cùng hoạt động trong lĩnh vực này...
Burberry kinh doanh ảm đạm ở Trung Quốc
Ngày 15.10, CNN đưa tin cổ phiếu của Burberry, chuyên về thời trang cao cấp, vừa giảm giá 12% trên thị trường chứng khoán London (Anh).
Steve Ballmer mua lại cổ phần của Twitter
Steve Ballmer - cựu CEO Microsoft vừa tiết lộ đã bỏ tiền túi để mua lại một số cổ phần của mạng xã hội Twitter.
Ngay cả đồng sáng lập và là CEO Twitter Jack Dorsey cũng chỉ sở hữu 3,2% cổ phần tại Twitter. Hiện nay, người nắm giữ cổ phần Twitter cao nhất là Even Williams với 6,9%.
Sau khi rời khỏi cương vị Giám đốc điều hành của Microsoft, ông Steve Ballmer từng bỏ ra khoảng 2 tỉ USD để mua lại câu lạc bộ bóng rổ Los Angeles Clippers (LAC) thuộc Hiệp hội Bóng rổ Nhà nghề Mỹ (NBA). Đây là mức giá cao kỷ lục đối với một đội bóng nhà rổ.
Được biết, ông Steve Ballmer trở thành CEO của Microsoft vào tháng 1.2000 sau khi Bill Gates rời khỏi chức vụ này. Đến cuối tháng 8.2013, ông Ballmer rời khỏi ghế trên.
Apple vi phạm bằng sáng chế phải bồi thường 234 triệu USD
Tòa án Mỹ tuyên bố Apple phải trả cho Trường đại học Wisconsin số tiền 234 triệu USD vì vi phạm bằng sáng chế ở lĩnh vực vi xử lý, theo AFP.
Apple bị xử thua trong vụ kiện tại tòa án liên bang ở Madison, Wisconsin, nhưng cho biết sẽ kháng cáo - Ảnh: Reuters
Wisconsin Alumni Research Foundation (WARF) cho rằng phán quyết này rất quan trọng trong việc bảo vệ bản quyền từ những trường hợp sử dụng trái phép. Họ khẳng định đã cấp bằng sáng chế cho những nhà nghiên cứu của Đại học Wisconsin vào năm 1998, theo AFP ngày 17.10.
Bằng sáng chế này đã cấp cho nhóm Andreas Moshovos, Scott Breach, Terani Vijaykumar và Gurindar Sohi, những người đã tìm ra công nghệ nâng cao hiệu quả xử lý của các loại chip thông minh.
Theo đó, nhóm này cáo buộc hãng công nghệ Apple đã sử dụng công trình của mình để tích hợp vào một số loại chip xử lý như A7, A8, A8X dùng trong iPhone 5S, iPhone 6 và iPhone 6 Plus mà không có sự chấp thuận.
“Chúng tôi tin rằng công nghệ của chúng tôi đã đi trước thời đại. Gần hai thập niên trước, chúng tôi đã dự đoán về việc các sản phẩm máy tính phải cần tới công nghệ này. Nhóm đã ra bỏ hơn 11 năm làm việc để giải quyết vấn đề này”, ông Sohi đại diện nhóm cho biết.
WARF đã đệ đơn kiện Apple từ năm ngoái với tổng số tiền bồi thường thiệt hại là 862 triệu USD, nhưng năm nay mới nhận được một phán quyết thắng kiện với số tiền bồi thường 234 triệu USD.
Đại học Wisconsin trước đây từng thắng kiện hãng chip Intel cũng liên quan đến bằng sáng chế tương tự, nhưng mức bồi thường không được tiết lộ, theo BBC.
Phía Apple chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về phán quyết này, nhưng cho biết chọ sẽ kháng cáo lên tòa án cao hơn.