Sẽ tiếp tục bán vốn nhà nước tại nhiều DN lớn
Tập đoàn Hàn Quốc muốn mở 60 siêu thị tại Việt Nam
Dầu khí sẽ được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam
Cổ phần hóa DNNN 2011-2015 không thể về đích
Bộ Tài chính: Giá xe nhập khẩu có thể giảm một nửa từ 2019
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 19-10-2015
- Cập nhật : 19/10/2015
Giá ôtô nhập khẩu sẽ giảm bao nhiêu?
Giá ôtô nhập khẩu từ các nước thành viên TPP được dự báo sẽ giảm so với hiện nay sau khi lộ trình giảm thuế với ôtô được áp dụng.
Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế vừa được Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 16-10, mức thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đề xuất rất cao đối với các loại ôtô có dung tích xilanh lớn.
Đồng thời, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép giảm sâu mức thuế suất thuế TTĐB đối với các dòng xe dùng ít nhiên liệu.
Cụ thể, thuế TTĐB đối với ôtô chở người dưới chín chỗ, đề nghị giảm mức thuế suất thuế TTĐB đối với dòng xe ưu tiên phát triển có dung tích xilanh dưới 2.000cm3 cùng với việc phân chia thành ba nhóm nhỏ: loại có dung tích xilanh từ 1.000cm3 trở xuống (giảm mức thuế suất 45% xuống còn 25% kể từ 1-7-2016 và 20% kể từ đầu năm 2018).
Loại có dung tích xilanh từ trên 1.000cm3 đến 1.500cm3 (45% xuống 30% từ ngày 1-7-2016 và còn 25% từ đầu năm 2018).
Loại có dung tích xilanh từ trên 1.500cm3 đến 2.000cm3 (từ 45% xuống 40% từ ngày 1-7-2016 và còn 30% từ đầu năm 2018). Đối với loại xe có dung tích xilanh trên 2.000cm3, tăng từ 50% lên 60% từ ngày 1-7-2016 và 55% từ đầu năm 2018.
Tăng thuế suất thuế TTĐB ở mức cao và đặc biệt cao đối với các dòng xe trên 3.000cm3 hiện nay đang áp dụng mức thuế suất 60%, sẽ phân chia thành bốn nhóm nhỏ và tăng thuế từ ngày 1-7-2016: loại có dung tích xilanh trên 3.000cm3 đến 4.000cm3 áp mức thuế suất 90%, loại có dung tích xilanh trên 4.000cm3 đến 5.000cm3 là 110%, loại có dung tích xilanh trên 5.000cm3đến 6.000cm3 là 130%, loại có dung tích xilanh trên 6.000cm3 là 150%.
Với mức thuế TTĐB như hiện nay, một chiếc xe giá 20.000 USD có dung tích xilanh 2.0L nếu nhập về VN sau khi chịu 60% thuế nhập khẩu, 45% thuế TTĐB, 10% thuế VAT, sẽ có giá 51.040 USD khi đến tay người tiêu dùng.
Nhưng kể từ ngày 1-7-2016 khi chịu mức thuế TTĐB mới, cũng chiếc xe này sau khi nhập khẩu về VN sẽ chịu mức thuế nhập khẩu 50%, cộng thêm 40% thuế TTĐB và 10% VAT giá xe khi đến tay người tiêu dùng chỉ còn 46.200 USD, giảm 4.840 USD.
Một khi thuế nhập khẩu về 0% (nếu đáp ứng các điều kiện TPP), dù có phải chịu các loại thuế phí khác, giá ôtô nhập khẩu từ các nước thành viên TPP được dự báo sẽ giảm so với hiện nay sau khi lộ trình giảm thuế với ôtô được áp dụng.
Ngoài ra, đến năm 2018, thị trường ôtô VN sẽ lần lượt tham gia các lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu ôtô từ các quốc gia thành viên ASEAN (xuống 0%) và ASEAN+3 (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) với mức thuế phổ biến 5%.
Ngay từ thời điểm đó, các doanh nghiệp ôtô VN phải chấp nhận một thực tế là các loại ôtô nhập khẩu sẽ đổ vào thị trường VN nhiều hơn, cạnh tranh gia tăng và giá cả phải phù hợp hơn nếu muốn tồn tại.
Thương mại song phương Việt Nam và Malaysia 9 tháng đầu năm 2015 đạt 639 triệu USD
Tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Malaysia trong tháng 9 đầu năm 2015 đạt 5,890 tỷ USD, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Malaysia đạt 2,768 tỷ USD, giảm 5,9% và nhập khẩu của Việt Nam từ Malaysia 3,122 tỷ USD, tăng 2,8%.
Sẽ xem xét hạn chế lượng hàng qua các cảng ở TPHCM
Tại diễn đàn có khá nhiều doanh nghiệp bức xúc về việc các cơ quan quản lý để tình trạng mất cân đối giữa các cảng biển khi lượng hàng dồn quá nhiều về cảng Cát Lái dẫn đến quá tải và kẹt xe khiến chi phí của doanh nghiệp tăng cao. Trong khi đó, cụm cảng Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu) lại rơi vào cảnh “ đói” hàng và chỉ hoạt động cầm chừng.
Trả lời vấn đề mà doanh nghiệp bức xúc, ông Bùi Thiên Thu, Phó cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, thừa nhận hiện nay lượng hàng vào cụm cảng Cái Mép – Thị Vải mới chỉ đạt 15% so với công suất thiết kế của các cảng.
“Bộ GTVT đã có nhiều giải pháp để thu hút các hãng tàu như giảm chi phí hoa tiêu và phí luồng lạch… song lượng tàu đến cảng chưa được như kỳ vọng,” ông nói. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, theo ông Thu, là do vấn đề liên kết vùng hiện nay chưa cao, cụ thể là cả TPHCM và Bà Rịa – Vũng Tàu đều muốn hàng về cảng của mình.
Để giải quyết vấn đề này, ông Thu cho biết sẽ báo cáo Bộ GTVT áp dụng hạn mức hàng vào các cảng ở TPHCM để chuyển bớt lượng hàng ra cụm cảng Cái Mép- Thị Vải.
Cơ sở để Cục Hàng hải kiến nghị thực hiện giải pháp này là bài học từ việc phát triển cảng Laem Chabang tại Thái Lan khi chính phủ nước này áp mức trần sản lượng đối với cảng Bangkok. Sau đó các hãng tàu phải thay đổi và đưa hàng về Laem Chabang. Giải pháp này của Thái Lan sau đó đã thành công, vừa giảm tải cho cảng Bangkok vừa phát triển được cảng Laem Chabang.
Ông Thu cũng cho biết thêm, sắp tới khi dự thảo Bộ luật hàng hải sửa đổi được Quốc hội thông qua thì sẽ có cơ sở để thực hiện giải pháp này.
Hiện nay, Cảng Cát Lái tại Quận 2, TPHCM đang bị quá tải, và hồi tháng 5-2015, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đã phải ký hợp đồng thuê cơ sở hạ tầng tại cảng Phú Hữu ở Quận 9 để đưa bớt hàng về cảng này nhằm giảm tải cho cảng Cát Lái.
Ngoài ra, Tân Cảng Sài Gòn đã được Bộ GTVT chấp thuận cho xây dựng một cảng cạn tại xã Phú Thạch, Huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng Nai với diện tích hơn 11 héc ta, công suất dự kiến đạt 150.000 TEU/năm để giảm tải cho cảng Cát Lái.
Alibaba muốn thâu tóm 'tiểu YouTube của Trung Quốc'
Trang thương mại điện tử Alibaba vừa cho biết sẵn sàng mua lại cổ phần của 'tiểu YouTube Trung Quốc' là trang Youku Tudou. Ước tính, tổng giá trị của thương vụ là 5,2 tỉ USD.
2 bộ cùng quản lý một mặt hàng phân bón