Dự án tuyến metro số 2 “đội vốn” 726 triệu USD
Kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu dịp Têt Nguyên đán 2016
Doanh nghiệp nhận giấy phép kinh doanh trong 3 ngày
Vingroup giải thể 4 công ty con
Vingroup đề xuất đầu tư dự án cải tạo đường Nguyễn Hữu Cảnh
Tin kinh tế đọc nhanh 04-10-2015
- Cập nhật : 04/10/2015
Thu 24.500 tỉ đồng nợ thuế sau 9 tháng
Từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế đã thu được 24.500 tỉ đồng tiền thuế nợ đọng cũng như thu hàng ngàn tỉ đồng sau thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp.
Cơ quan thuế đã đốc thúc và thu được trên 24.500 tỉ đồng tiền thuế nợ đọng tại thời điểm 31/12/2014.
Cơ quan hải quan đã thực hiện 1.835 cuộc thanh tra sau thông quan và xử lý truy thu vào ngân sách khoảng 1.189 tỉ đồng, tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2014.
Công tác thanh tra, kiểm tra thuế, chống buôn lậu và gian lận thương mại, thu hồi nợ đọng thuế được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong năm nay của ngành tài chính nhằm gia tăng nguồn thu cho ngân sách trong bối cảnh giá dầu thô sụt giảm.
Tổng Cục thuế cũng yêu cầu các Cục thuế địa phương trước 30/9/2015 phải thu được ít nhất 50% số nợ thuế của 600 doanh nghiệp nợ thuế lớn nhất cả nước đã công bố trước đó.
Tổng nguồn vốn của VBSP đạt 147.196 tỷ đồng
Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (VBSP) đã tập trung được nguồn lực và chuyển tải nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến tận tay 7 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác một cách an toàn và tiết kiệm.
VBSP cho biết, ngày 4/10/2015 đánh dấu 13 năm thành lập và đi vào hoạt động ngân hàng với những thành tựu đáng tự hào. Đến nay, tổng nguồn vốn của VBSP đạt 147.196 tỷ đồng, gấp hơn 20 lần so với thời điểm nhận bàn giao từ Ngân hàng phục vụ người nghèo - tiền thân của VBSP.
VBSP đã xây dựng được mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng đặc thù, hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn nước ta. Đó là mạng lưới hoạt động đã được xây dựng từ Trung ương đến địa phương với 63 chi nhánh cấp tỉnh, 626 phòng giao dịch cấp huyện.
Nhờ có mạng lưới rộng lớn, nên trong thời gian chưa dài, kết hợp với phương thức ủy thác qua hội đoàn thể, sự tham gia của toàn thể hệ thống chính trị VBSP đã tập trung được nguồn lực và chuyển tải nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến tận tay 7 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác một cách an toàn và tiết kiệm.
Nguồn vốn chính sách được VBSP thực hiện đã giúp hơn 3,6 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo, thu hút tạo việc làm cho trên 12 triệu lao động, trong đó trên 106 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; xây dựng được 7,2 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; hỗ trợ trên 3,3 triệu học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng được 484 nghìn ngôi nhà cho hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách, 3.204 căn nhà ở phòng, tránh bão lụt, gần 103 nghìn căn nhà vượt lũ cho hộ gia đình vùng đồng bằng sông Cửu Long...
Với trên 20 chương trình cho vay, hoạt động tín dụng chính sách do NHCSXH thực hiện là một giải pháp có tính nhân văn sâu sắc và phù hợp với thực tiễn đất nước.
Tập đoàn Mỹ đầu tư khách sạn Sheraton 40 triệu USD ở Hạ Long
Đến dự buổi lễ có nhiều quan chức của tỉnh Quảng Ninh như ông Nguyễn Đức Long, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Vũ Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến dự.
Theo hai hợp đồng trên, một khách sạn mang tên Sheraton Ha Long Bay sẽ được khởi công xây dựng tại TP Hạ Long trong quý IV-2015 và sẽ đưa vào sử dụng trong năm 2017.
Khách sạn Sheraton Ha Long Bay nằm trong quần thể Dự án Khu khách sạn và dịch vụ cao cấp tại phường Hồng Hải, TP Hạ Long. Dự án có vị trí đẹp, kết nối các sản phẩm du lịch cao cấp của tỉnh như: Thư viện, Bảo tàng tỉnh; Cung quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh, tạo sức hút về du lịch cho Quảng Ninh.
Đây là quần thể kiến trúc có tính chất đặc thù, tạo hình ảnh và điểm nhấn cho TP Hạ Long, đồng thời là khu vực bến đỗ đưa đón du khách tham quan các công trình văn hóa của tỉnh, tạo sức hút về du lịch cho TP Hạ Long nói riêng và của Quảng Ninh nói chung.
Dự án Khu khách sạn và dịch vụ cao cấp với tổng mức đầu tư gần 40 triệu đô la Mỹ, bao gồm 265 phòng và đầy đủ các tiện nghi cao cấp tiêu chuẩn quốc tế 5 sao (trong đó có 01 phòng tổng thống với diện tích 180m2); 68 căn hộ cho thuê (service apartment); Khu dịch vụ tiền sảnh, quầy bar, nhà hàng, quầy lưu niệm, lễ tân, trung tâm mua sắm, các phòng họp nhỏ, khu thư giãn, sảnh đợi, bể bơi trong, phòng tập thể dục và một khu spa cao cấp; tổ hợp chăm sóc sức khỏe, nhà hàng, dịch vụ giải trí, ăn uống, tổ chức sự kiện ...
Ông Nguyễn Đức Long, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh hy vọng công trình này sẽ đảm bảo chất lượng từ khâu thiết kế theo đúng thương hiệu Sheraton. Tỉnh Quảng Ninh cam kết sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất về giải quyết thủ tục hành chính cũng như các điều kiện khác để doanh nghiệp triển khai thành công dự án trên địa bàn tỉnh.
Starwood là tập đoàn lớn của Mỹ trong hoạt động kinh doanh khách sạn, nghỉ dưỡng đầu tư vào Hạ Long của Việt Nam. Trước đó, ngày 15/9/2015, tập đoàn Khách sạn WYNDHAM (Mỹ) cũng đã ký kêt một hợp đồng với công ty Dịch vụ Sao Hạ Long về việc đầu tư khai thác dịch vụ khách sạn ở thành phố này. Cụ thể, khách sạn WYNDHAM Legend HaLong sẽ được xây dựng với thiết kế với tiêu chuẩn 5 sao quốc tế với 217 phòng ngủ tiện nghi và nhiều dịch vụ đẳng cấp. Dự kiến đến năm 2016, khách sạn sẽ chính thức đi vào hoạt động.
Nhiều “đại gia” quan tâm tới khu đất Khách sạn Kim Liên
Hiện Khách sạn Kim Liên có quy mô 9 toà nhà, gồm 437 phòng và 5 nhà hàng, có thể phục vụ hàng nghìn lượt khách ăn, ở cùng lúc. Lợi nhuận hàng năm đạt 15 - 17 tỷ đồng.
Hiện cổ đông của Công ty mong muốn tối ưu hóa lợi thế khu đất 3,5 héc-ta. Bởi vậy, trong định hướng dài hạn, doanh nghiệp sẽ đầu tư chuyển đổi hệ thống khách sạn, nhà hàng để đem lại lợi ích nhiều hơn. Theo nguồn tin của ĐTCK, hiện có hơn 10 “đại gia” mong muốn mua lại toàn bộ vốn nhà nước tại CTCP Du lịch Kim Liên.
Việt Nam là nước có vị trí thấp nhất khu vực về quản trị công ty
Đó là ý kiến của bà Nguyễn Nguyệt Anh, Chuyên gia QTCT của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC.
Sáng ngày 2/10/2015, trong khuôn khổ Hội nghị Doanh nghiệp niêm yết thường niên năm 2015, Sở GDCK Hà Nội (HNX) đã tổ chức Diễn đàn quản trị công ty 2015 với chủ đề “Quản trị công ty: thích ứng để phát triển”.
Tham gia Diễn đàn có các diễn giả đến từ các cơ quan quản lý như Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch & Đầu tư, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), UBCKNN, chuyên gia quản trị công ty (QTCT) của IFC cùng đại diện của 250 doanh nghiệp niêm yết trên HNX.
Diễn đàn quản trị công ty (QTCT) 2015 xoay quanh các vấn đề về sự thay đổi môi trường pháp lý với QTCT, những cơ hội và thách thức trong bối cảnh hội nhập. Đây được xem là hoạt động thường niên của HNX nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy các doanh nghiệp niêm yết cải thiện chất lượng QTCT, hiện thực hoá cam kết của HNX trong việc đồng hành với doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp nhiều hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng CBTT nói riêng và QTCT nói chung vì tương lai phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phát biểu khai mạc, Bà Vũ Thị Kim Liên, Chủ tịch Hội đồng tư vấn QTCT HNX, nguyên Phó Chủ tịch UBCKNN cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập nền kinh tế toàn cầu, thị trường chứng khoán - kênh huy động vốn nước ngoài hữu hiệu cũng cần phải có sự chuẩn bị tốt nhất để hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế.
Để kênh huy động vốn này phát huy hết hiệu quả thì các vấn đề nòng cốt là: hệ thống văn bản pháp quy cần chuẩn hóa và hướng theo thông lệ quốc tế, chất lượng doanh nghiệp, hệ thống QTCT phải tốt.
Năm 2015 là năm có nhiều thay đổi về khung pháp lý đối với DN và thị trường chứng khoán, thông qua diễn đàn này, các DN sẽ có cơ hội hiểu thêm những cơ hội và thách thức trong bối cảnh hội nhập, cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô, các thay đổi trong môi trường pháp lý và quản trị công ty,.
Đề cập đến tình hình kinh tế vĩ mô, ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng CIEM, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định tốc độ phát triển của kinh tế thế giới 2015-2016 có xu hướng phục hồi, song yếu và bất định, dự kiến đạt khoảng 3,3% (2015) và 3,8% (2016). Mục tiêu 2016-2020 của Việt Nam là tăng trưởng 6,5-7,0%, lạm phát khoảng 5%.
Để đạt được các mục tiêu này, ngoài cải cách thể chế, ổn định kinh tế vĩ mô, Việt Nam còn phải tăng tốc cải cách cơ cấu (mức độ minh bạch, đại diện sở hữu, quản trị và điều hành, cổ phần hóa...). Bên cạnh đó, Việt Nam thực sự cần có một động lực mới cho cải cách cũng như “các nguồn lực có chất lượng” để phát triển.
Để giúp các DN nắm bắt và thích ứng tốt hơn với các quy định mới của Luật Doanh nghiệp 2014, Ông Phan Đức Hiếu, Trưởng ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh CIEM đã trao đổi về các điểm mới trong QTCT của công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014 với các nội dung: người đại diện theo pháp luật, mô hình quản trị công ty cổ phần, hạ thấp tỷ lệ thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị, các điều khoản về bảo vệ cổ đông/nhà đầu tư, các quy định giúp cổ đông dễ dàng khởi kiện hơn, kiểm soát giao dịch với bên có liên quan.
Bà Nguyễn Nguyệt Anh, Chuyên gia QTCT của Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC cho rằng các yếu tố quyết định thu hút vốn đầu tư trực tiếp FDI, cạnh tranh nguồn vốn, tác động của khủng hoảng kinh tế là những lý do mà DN Việt Nam cần minh bạch hơn và nâng cao công tác QTCT.
Minh bạch sẽ giúp DN thu hút nguồn vốn trên một thị trường cạnh tranh tăng cao, xây dựng được niềm tin từ phía các bên có lợi ích liên quan, giúp các thành viên lãnh đạo DN ra các quyết định kinh doanh hiệu quả.
Bà Nguyệt Anh đã giới thiệu với các đại biểu các nguyên tắc QTCT của OECD về trách nhiệm của HĐQT, công bố thông tin của DN và khuyến khích các DN áp dụng thông lệ quốc tế tốt trong QTCT.
Bà cho biết thêm, hiện nay, dù đã có những tiến bộ nhất định qua từng năm, Việt Nam vẫn là nước có vị trí thấp nhất về QTCT nói chung và Công bố & Minh bạch thông tin nói riêng trong khu vực ASEAN trong các năm 2012, 2013, 2014.
Bàn về tình hình minh bạch và quản trị công ty của các DNNY tại HNX, đại diện trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đơn vị đánh giá độc lập của Chương trình đánh giá CBTT&MB năm 2015, đã chia sẻ về một số điểm đáng lưu ý trong CBTT&MB của các DNNY. Kết quả cụ thể của Chương trình sẽ được công bố tại Hội nghị DN thường niên 2015 tổ chức vào chiều cùng ngày.