tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-03-2016

  • Cập nhật : 18/03/2016

Nasdaq rời bỏ Trung Quốc, hướng sang Nhật Bản, Ấn Độ

sau nhieu nam tap trung vao trung quoc, san giao dich chung khoan nasdaq huong ve cac thi truong khac tiem nang hon trong khu vuc - anh: bloomberg

Sau nhiều năm tập trung vào Trung Quốc, sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq hướng về các thị trường khác tiềm năng hơn trong khu vực - Ảnh: Bloomberg

Sau nhiều năm tập trung vào Trung Quốc, sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq tìm kiếm tăng trưởng cao hơn ở các thị trường khác trong khu vực châu Á như Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Phó chủ tịch mảng niêm yết Bob McCooey của hãng NASDAQ OMX Group, công ty sở hữu sàn giao dịch chứng khoán Mỹ Nasdaq, cho hay ông đã theo dõi chặt chẽ các công ty lớn hoặc công ty khởi nghiệp được định giá ít nhất 1 tỉ USD tại các nước trên, những doanh nghiệp mà ông kỳ vọng sẽ sớm lên sàn.
Những năm gần đây, Nasdaq đã hưởng lợi từ một dòng chảy ồ ạt các doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết ở Mỹ, song ông McCooey nhận định “có vẻ như dòng chảy này đang chuyển ra ngoài Trung Quốc”.
“Khi bạn quan sát các doanh nghiệp lớn, nhiều trong số họ đặt tại châu Á. Khi họ muốn lên sàn, chúng tôi phải sẵn sàng”, ông McCooey nói.
Ông McCooey ủng hộ các doanh nghiệp niêm yết tại thị trường chứng khoán nước nhà, song cho rằng niêm yết trên Nasdaq có thể giúp doanh nghiệp trong một số lĩnh vực, chẳng hạn như công nghệ sinh học, được định giá cao hơn. Năm trong số tám đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) từ đầu năm đến nay ở Mỹ là thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học.
Samsung BioLogics và Samsung Bioepis thuộc Tập đoàn lớn nhất xứ Hàn Samsung đang tìm nơi niêm yết. Samsung Bioepis hồi năm ngoái cho hay hãng đang xem xét việc niêm yết trên sàn Nasdaq nửa đầu năm 2016. Nếu Samsung Bioepis lên sàn Nasdaq, đây là sẽ lần đầu tiên tập đoàn Samsung chào bán cổ phiếu lần đầu bên ngoài thị trường Hàn Quốc trong suốt 78 năm hoạt động.
McCooey cho biết thêm ông không quan tâm đến xu hướng hủy niêm yết trên các sàn ngoại của doanh nghiệp Trung Quốc để tìm kiếm khả năng định giá cao hơn ở nước nhà. Ông nhấn mạnh thị trường Mỹ ổn định hơn Đại lục - nơi đã cực kỳ biến động trong thời gian qua.

Việt Nam cần cuộc cải cách thứ 2

ba christine lagarde - tong giam doc quy tien te quoc te (imf) - anh: bloomberg

Bà Christine Lagarde - Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) - Ảnh: Bloomberg

Đó là khuyến nghị của bà Christine Lagarde - Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại buổi làm việc với Bộ Tài chính ngày 16.3.
Bà Christine Lagarde cho biết IMF đánh giá cao kết quả VN đạt được về ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, IMF cũng chỉ ra thách thức bắt đầu khi dân số quá ngưỡng tuổi vàng, lao động sụt giảm.
“Cơ hội và thách thức TPP đem lại, chúng tôi nhận thấy VN cần đợt cải cách thứ hai cho các thế hệ sau”, Tổng giám đốc IMF khuyến nghị và khẳng định tổ chức này sẽ hỗ trợ VN cải cách, tái cấu trúc hệ thống, mở rộng thị trường vốn và phát triển thị trường bảo hiểm.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cảm ơn sự hỗ trợ của IMF dành cho VN và mong muốn IMF tiếp tục hỗ trợ Bộ Tài chính trong các lĩnh vực như ngân sách nhà nước, thuế, hải quan, chứng khoán, bảo hiểm, doanh nghiệp nhà nước...

Sản lượng cá tra giảm 17%

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (Vasep) cho biết trong 2 tháng đầu năm nay, sản lượng cá tra đã thu hoạch ước đạt 114.000 tấn, giảm đến 17% so với cùng kỳ năm 2015.
Đồng Tháp là tỉnh có sản lượng giảm mạnh nhất, lên đến 43%. Kế đến là Bến Tre giảm 17%, An Giang giảm 13%. Sản lượng cá tra thu hoạch giảm là điều đã được dự báo từ trước vì diện tích tái thả nuôi trong dân sụt giảm mạnh do thua lỗ kéo dài; nông dân hết vốn để tái đầu tư.
Năm 2015, giá cá tra sụt giảm mạnh, trung bình từ 2.000 - 2.500 đồng/kg vào thời điểm cuối năm so với đầu năm. Mức giá thấp nhất trong năm qua chỉ từ 18.000 - 19.000 đồng/kg, tương đương giá thành nên nhiều hộ nuôi nhỏ lẻ thu hoạch đúng vào thời điểm này đã bị lỗ vốn phải treo ao. Nhiều khả năng năm nay ngành sản xuất cá tra sẽ rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu.

Giá điều thô tăng xấp xỉ "đỉnh" cách đây 5 năm

Theo các doanh nghiệp chế biến nhân điều, giá điều tăng mạnh do nguồn cung trong nước khan hiếm so với nhu cầu sản xuất của các nhà máy.

Nhiều nông dân trồng điều tại Bình Phước cho biết giá điều tươi hiện lên tới 33.000 - 34.000 đồng/kg.

Theo các doanh nghiệp chế biến nhân điều, giá điều tăng mạnh do nguồn cung trong nước khan hiếm so với nhu cầu sản xuất của các nhà máy.

Với mức giá này, điều thô về đến kho nhà máy có giá thành lên đến 40.500 - 41.000 đồng/kg, cao nhất trong vòng năm năm qua, xấp xỉ mức “đỉnh” vào tháng 3-2011, lên tới 42.000 đồng/kg.

Ông Đỗ Tấn, giám đốc doanh nghiệp Tấn Tài (Phước Long, Bình Phước), cho biết với giá này các doanh nghiệp không có lời khi xuất khẩu, chỉ một số doanh nghiệp đã ký hợp đồng từ trước phải mua điều chế biến để giao hàng đúng thời hạn.


Chứng khoán Việt Nam chưa đủ lớn để hấp thụ vốn nước ngoài

Ngày 17/3, tại hội thảo "Đối thoại TPP: Cơ hội nào cho Doanh nghiệp tại Việt Nam," ông Trần Đắc Sinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) nhận định, dưới tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), HOSE rất kỳ vọng thị trường chứng khoán sẽ có nhiều thay đổi tích cực.

Dựa trên nền tảng phát triển chung, chất lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán cũng sẽ được cải thiện đáng kể, không chỉ đối với chứng khoán của các ngành hưởng lợi như dệt may, da giày, thủy sản, mà còn cộng hưởng đến các ngành phụ trợ khác.

Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam sẽ gia tăng mạnh, tạo động lực tăng trưởng mới cho thị trường - ông Sinh dự báo.

Đánh giá về thị trường chứng khoán Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, bên cạnh các cơ hội thì TPP cũng mang lại nhiều khó khăn, thách thức.

Điển hình, quy mô hiện nay của thị trường chứng khoán chưa đủ lớn để có thể hấp thụ hết lượng vốn khổng lồ từ nước ngoài; sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp là không nhỏ trên sân chơi chung của quốc tế.

Để chuyển cơ hội thành lợi ích kinh tế, không chỉ doanh nghiệp tích cực chuyển mình thay đổi mà các cơ quan quản lý, điều hành cũng cần đổi mới. Doanh nghiệp phải là chủ thể phản ánh sức mạnh và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, đồng thời là Trưởng đoàn đàm phán TPP Việt Nam cho biết, ngày 4/2 vừa qua, TPP đã chính thức được ký kết, đánh dấu việc hoàn tất toàn bộ quá trình hơn 5 năm đàm phán.

Việt Nam là một nước năng động, dân số cao, nhiều tiềm năng trong việc mang lại giá trị gia tăng lớn cho các nước. Do đó, việc tham giaHiệp định TPP và có các mối quan hệ với các cường quốc lớn đã củng cố vị thế của Việt Nam trên trường khu vực và quốc tế.

Cụ thể, với 12 quốc gia thành viên, TPP đang tạo ra một khu vực thương mại lớn nhất thế giới với tổng dân số hơn 800 triệu người, chiếm 11,2% dân số thế giới, sản lượng kinh tế tương đương 40% GDP toàn cầu và 30% tổng doanh thu xuất nhập khẩu thế giới.

Dự kiến có hiệu lực từ năm 2018, Hiệp định TPP mở ra những cơ hội lớn cho cộng đồng các doanh nghiệp trong nước hoạt động trong lĩnh vực thương mại, sản xuất, xuất nhập khẩu./.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-08-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-08-2016

    Lãi suất cho vay tiêu dùng cao: Có hay không việc bẫy người vay?
    Hoàn tất quá trình điều tra sơ bộ sản phẩm thép mạ nhập khẩu vào Việt Nam
    Thoái vốn ngân hàng: Kẹt do cổ phiếu “vua” mất giá
    Trung Quốc duy trì là nhà nhập khẩu quặng sắt lớn nhất của Nga

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng  08-08-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 08-08-2016

    Đà Nẵng vào "tầm ngắm" của các doanh nghiệp logistics Hồng Kông
    Ông Takehiko Nakao tái đắc cử chức Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á
    Khởi công dự án mở rộng cảng Chu Lai - Trường Hải, vốn đầu tư 200 tỷ đồng
    Quỹ Mekong Capital đầu tư khoảng 15 triệu USD vào ABA

  • Tin kinh tế đọc nhanh 08-08-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 08-08-2016

    Hiệp định TPP khó "qua cửa" Quốc hội Mỹ
    Dữ liệu 200 triệu người dùng Yahoo bị rao bán
    Việt Nam lần đầu sản xuất thiết bị điện hạt nhân cho Hàn Quốc
    Khách hàng chính là kẻ thất bại trong thương vụ Uber-Didi

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 07-08-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 07-08-2016

    Hụt nguồn cung, giá kính xây dựng tăng phi mã
    Thực phẩm Nga lên ngôi nhờ lệnh cấm lương thực phương Tây
    Ấn Độ thông qua Luật thuế hàng hóa và dịch vụ, DN Việt cần lưu ý
    Canada tài trợ hơn 13 triệu USD thúc đẩy thương mại ASEAN

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-08-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-08-2016

    Giá vàng đang trong xu hướng tăng dần
    Quốc Cường Gia Lai báo lãi gấp 13 lần cùng kỳ
    Bao bì ghi sai sự thật bị phạt đến 60 triệu đồng
    Thế Giới Di Động thu 20 tỷ đồng từ bán thực phẩm
    Phần lớn kiều hối đầu tư sản xuất, kinh doanh

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-08-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-08-2016

    65 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đầu tư tại Việt Nam
    Sẽ "khai tử" 67 ngành nghề kinh doanh có điều kiện
    Công ty không được phép ủy quyền cho chi nhánh dự thầu
    Đại gia Thuỵ Sỹ bán xi măng Holcim Việt Nam cho Thái Lan

  • Tin kinh tế đọc nhanh 07-08-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 07-08-2016

    Gần 1 tỷ USD vốn FDI đổ vào bất động sản 7 tháng đầu năm
    Người tiêu dùng Việt lạc quan về nền kinh tế
    42 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào TP. Hồ Chí Minh
    Xuất khẩu gạo đạt 1,32 tỷ USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-08-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-08-2016

    Điểm đầu tư nóng nhất châu Á
    7 tháng đầu năm, NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối
    VPBank đang "phanh gấp"?
    Quỹ đầu tư của Chính phủ Singapore có thể rót 600 triệu USD vào Vietcombank

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-08-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-08-2016

    Một đại gia BĐS Hà Nội thâu tóm dự án trên 7000 tỷ đồng ở Thủ Thiêm
    Xuất khẩu thiếc tinh luyện của Indonesia giảm 48% trong tháng 7
    “Ông lớn” xi măng LafargeHolcim rút khỏi Việt Nam, “bỏ túi” 890 triệu USD
    Vietinbank sẽ thoái vốn tại Cảng Sài Gòn và Cảng Hải Phòng

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-08-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-08-2016

    Kinh tế Nga ghi nhận giảm phát lần đầu tiên sau 5 năm
    Anh cắt giảm lãi suất để đối phó suy thoái
    Tăng trưởng kinh doanh của khu vực Eurozone tăng nhẹ
    Cạnh tranh trong ngành thép: Lợi thế cho doanh nghiệp nào chủ động được nguồn phôi