tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 18-09-2017

  • Cập nhật : 18/09/2017

Người dân nước nào đang sở hữu nhiều bất động sản ở Dubai nhất?

Dubai là thành phố nổi tiếng về sự xa xỉ và những dự án bất động sản nổi tiếng, thu hút không ít dòng vốn ngoại.

 

mot goc dubai. anh: frontera

Một góc Dubai. Ảnh: Frontera

 

Theo trang Frontera, tính từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2017, người dân Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đầu tư khoảng 10,2 tỷ USD, chiếm 1/4 tổng số tiền (41,4 tỷ USD) đổ vào thị trường bất động sản ở Dubai – thành phố lớn nhất thuộc UAE, và phần còn lại là từ nhà đầu tư nước ngoài.

Công dân các nước Ấn Độ, Saudi Arbaia, Anh Quốc, Pakistan và Jordan thuộc nhóm 5 quốc tịch nước ngoài đầu tư nhiều nhất vào bất động sản ở Dubai trong khoảng thời gian trên.

Ấn Độ là nước có lượng vốn đầu tư nhiều nhất vào bất động sản Dubai. Theo đó, dòng tiền từ quốc gia này chiếm 13,5% tổng lượng vốn đầu tư trong vòng 18 tháng (từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2017), chỉ xếp sau lượng vốn có nguồn gốc UAE.

Sự năng động của nền kinh tế, thủ tục chuyển nhượng nhanh chóng, quy định về thuế hấp dẫn (như không áp thuế chuyển nhượng hay thuế nhà đất), các lựa chọn thanh toán và lợi suất cho thuê cao là những nguyên nhân chính giúp thị trường bất động sản Dubai thu hút dòng vốn từ Ấn Độ. (Bizlive)
-----------------------

Tăng thuế xe bán tải, bị phản ứng

Xe bán tải được xếp vào dòng có niên hạn sử dụng, nếu tăng thuế tiêu thụ đặc biệt như với xe con - dòng được sử dụng không thời hạn - là không hợp lý

Bộ Tài chính đang muốn tăng thuế tiêu thụ đặc biệt xe pick up (hay còn gọi là xe bán tải) từ mức 15% lên trung bình khoảng 33% nhưng các hãng xe không đồng tình.

Lý do được Bộ Tài chính đưa ra khi đề xuất tăng thuế là bán tải có thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) thấp hơn so với ô tô chở người có cùng số chỗ ngồi (xe SUV có thuế TTĐB là 55%) nên một số người tiêu dùng đã chuyển sang mua xe bán tải để phục vụ nhu cầu cá nhân thay vì mua xe SUV. Thực tế, trong những năm qua, số lượng ô tô vừa chở người vừa chở hàng đã tăng rất nhanh. Cụ thể, năm 2012 lượng xe tiêu thụ mới là gần 3.300 chiếc thì đến năm 2016, lượng xe tiêu thụ lên đến hơn 28.200 chiếc. Xe bán tải chủ yếu nhập khẩu từ Thái Lan.

Về mức tăng, theo Bộ Tài chính, vừa bảo đảm thông lệ thuế TTĐB đối với ô tô vừa chở người vừa chở hàng ở mức thấp hơn mức thuế suất đối với ô tô chở người dưới 9 chỗ, bảo đảm đúng mục đích sử dụng xe, Bộ Tài chính đề nghị áp dụng mức thuế TTĐB với xe bán tải bằng 60% mức thuế suất xe con cùng dung tích xi lanh. "Xe bán tải chủ yếu có dung tích từ 2.000-3.000 cc. Mức này ở xe chở người thì thuế suất là 55%, như vậy mức thuế suất của xe bán tải sẽ là 33%" - đại diện Bộ Tài chính nói.

Theo đại diện Công ty Ford Việt Nam, với luận điểm cho rằng xe bán tải hiện nay được sử dụng rất nhiều và sử dụng để chở người, Bộ Tài chính phải có số liệu cụ thể. Bởi vì, theo số của Ford, trên 70% khách hàng mua xe đăng ký dưới tên của doanh nghiệp và họ đang sử dụng với mục đích thương mại, vừa chở người vừa chở hàng.

"Tại lần sửa đổi thuế TTĐB với xe bán tải trước đây, Bộ Tài chính cũng đề xuất tăng thuế này với xe bán tải bằng 60% thuế suất thuế TTĐB của xe chở người dưới 9 chỗ. Vấn đề này đã được Quốc hội rà soát và quyết định cũng tăng nhưng không đến mức bằng 60%. Lần này Bộ Tài chính lại đề xuất tăng nhưng chúng tôi không thấy có lập luận nào mới. Vì vậy, chúng tôi đề nghị để bảo đảm ổn định thuế suất và bảo đảm doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất kinh doanh thì cần giữ nguyên thuế TTĐB với xe bán tải như hiện nay" - đại diện Ford Việt Nam đề nghị.

Ông Nguyễn Văn Quý, Giám đốc đối ngoại và truyền thông Công ty TNHH General Motors Việt Nam, cho rằng khái niệm xe vừa chở người vừa chở hàng không hề tồn tại trong bất cứ văn bản pháp luật nào của nhà nước. Xe bán tải cũng chỉ là cách gọi "dân gian" còn thực chất trong các văn bản, chỉ có tên gọi xe pick up. Việc Bộ Tài chính đề nghị tăng thuế TTĐB với xe này là không rõ ràng.

Một điều nữa cần lưu ý là không phải ngẫu nhiên người ta xếp xe pick up vào loại xe tải để được chịu thuế suất thấp chứ không phải coi nó như xe con. Dòng xe bán tải chỉ có niên hạn sử dụng 25 năm, sau đó buộc phải "vứt đi", không được hoán cải cũng như không được phục vụ mục đích nào khác. (NLĐ)
----------------------------

“Điểm mặt” các dự án đầu tư không hiệu quả: Vinacafe, Vinafood 2 “đội sổ”

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ này có số dự án thua lỗ nhiều nhất, lên tới 27 dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả.

 

tong cong ty luong thuc mien nam (vinafood 2) co 9 du an tam ngung hoat dong, 2 du an phai ban

Tổng công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) có 9 dự án tạm ngừng hoạt động, 2 dự án phải bán

 

Trong số 27 dự án có dấu hiệu đầu tư không hiệu quả thuộc Tổng công ty Lương thực Miền Nam - Vinafood 2 (11 dự án), Tổng công ty Cà phê Việt Nam -Vinacafe (13 dự án), Công ty TNHH MTV Thuỷ sản Hạ Long có 3 dự án, với tổng mức đầu tư được phê duyệt sau cùng là 909,76 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào các nhóm là nhóm dự án đã tạm dừng hoạt động (13 dự án), nhóm dự án đang sản xuất, vận hành nhưng thua lỗ là 8 dự án.

Đặc biệt, Tổng công ty Lương thực Miền Nam có 9 dự án tạm ngừng hoạt động, 2 dự án phải bán năm 2015.

Cụ thể, các dự án tạm dừng hoạt động của Tổng công ty Lương thực Miền Nam gồm: Dự án Nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản (173 tỷ đồng); Dự án nhà máy chế biến và bảo quản thuỷ sản thực phẩm (190); Dự án nuôi trồng cồn Đông Giang (18 tỷ đồng); Dự án nhà máy sản xuất thức ăn thuỷ sản sông Tiền (23 tỷ đồng); Dự án nhà máy chế biến thuỷ sản Cầu Quan (163,3 tỷ đồng); Dự án nhà máy chế biến phụ phẩm Cầu Quan (35 tỷ đồng); Dự án nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản Tiểu Cần (5,4 tỷ đồng); Dự án nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản Vàm Trà Vinh (30,5 tỷ đồng); Nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản Châu Phú (35,5 tỷ đồng.

2 dự án đã bán năm 2015 thuộc Tổng công ty Lương thực Miền Nam là Dự án nuôi trồng thuỷ sản Cồn Thuỷ Tiên (16,6 tỷ đồng) và Dự án nuôi trồng thuỷ sản Cồn Cỏ (79,6 tỷ đồng).

Công ty TNHH MTV Thuỷ sản Hạ Long có 2 dự án tạm dừng hoạt động gồm: Dự án dây chuyền sản xuất và lắp ráp ô tô vận tải chuyên dùng cho ngành thuỷ sản (10 tỷ đồng), Dự án nhà máy sản xuất đầu lọc thuốc lá (5,19 tỷ đồng) và Dự án vùng nuôi tôm theo hướng công nghiệp Kiến Thuỵ Hải Phòng (49,11 tỷ đồng) thì đang đầu tư dở dang.

Tổng công ty Cà phê có hàng loạt dự án thua lỗ như: Dự án chè Chư prông (6,61 tỷ đồng); Dự án cà phê chè IaGrai (2,76 tỷ đồng); Dự án đầu tư xưởng chế biến cà phê chè chất lượng cao tại Chư prông - Gia Lai (7,68 tỷ đồng); Dự án cà phê chè nông trường Phi Liêng, Lâm Đồng (8,42 tỷ đồng); Dự án thiết bị chế biến khô cà phê nhân Brazin năm 2000 (5,14 tỷ đồng); Dự án trồng ca cao trên đất cà phê thanh lý (7,2 tỷ đồng); Dự án ca cao (5,02 tỷ đồng); Nhà hàng tiệc cưới số 1 (6 tỷ đồng)...Dự án Dự án 160 ha cà phê Catimo (8,67 tỷ đồng) không hiệu quả phải chuyển đổi sang trồng cao su, Dự án sản xuất, kinh doanh cacao và sầu riêng xen trong cà phê năm 2002-2010 (10,77 tỷ đồng) thì một phần dự án đang hoạt động và một phần chuyển đổi sang trồng cà phê vối. Riêng Dự án trạm thu mua chế biến nông sản và dịch vụ sản xuất nông nghiệp (1,8 tỷ đồng) thì hiện đã thanh lý. (Baodautu)
--------------------------

Bán dầu thô cho Trung Quốc giá rẻ, “mất trắng” hơn 300 tỷ đồng

Xuất khẩu 1,7 triệu tấn dầu thô sang Trung Quốc 8 tháng đầu năm với mức giá rẻ đã khiến Việt Nam mất hơn 340 tỷ đồng.

 

xuat khau 1,7 trieu tan dau tho sang trung quoc 8 thang dau nam voi muc gia re da khien viet nam mat hon 340 ty dong.

Xuất khẩu 1,7 triệu tấn dầu thô sang Trung Quốc 8 tháng đầu năm với mức giá rẻ đã khiến Việt Nam mất hơn 340 tỷ đồng.

 

Thông tin mới đây từ Tổng cục Hải quan cho biết trong 8 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu dầu thô với mức giá trung bình là 408 USD/tấn (tương đương 9,3 triệu đồng), trong khi đó lại xuất sang Trung Quốc với mức giá rẻ hơn, 400 USD/tấn (tương đương 9,1 triệu đồng).

Tính từ đầu năm đến hết tháng 8, Việt Nam đã xuất khẩu 4,9 triệu tấn dầu thô. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc 1,7 triệu tấn với giá trị 680 triệu USD, chiếm gần 35% sản lượng.

Theo Tổng cục Hải quan, giá dầu thô Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đang rẻ hơn mức giá trung bình 200.000 đồng/tấn. Vì vậy, với 1,7 triệu tấn dầu thô xuất khẩu sang Trung Quốc khiến Việt Nam mất hơn 340 tỉ đồng.

Trong khi đó, giá dầu thô Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản, Thái Lan... đều cao hơn khoảng từ 300.000 - 400.000 so với Trung Quốc. Được biết, Trung Quốc mua được dầu thô giá rẻ từ các nước là do chính sách trả tiền mặt hoặc trao đổi viện trợ kỹ thuật trong chiến lược con đường tơ lụa của quốc gia này.

Tăng nhập khẩu dầu thô, tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dầu mỏ và sự xuất hiện của nhà máy tinh chế dầu mỏ tư nhân được xem là chiến lược quan trọng trong ngành công nghiệp dầu mỏ của Trung Quốc thời gian qua.

Từ năm 2014, khi giá dầu thô giảm xuống khoảng 40 USD/thùng, thì Trung Quốc luôn tranh thủ nhập khẩu dầu thô của Việt Nam, còn trước đó, khi giá dầu cao nước này nhập rất ít. Cụ thể, quý I/2016, Trung Quốc nhập 1,1 triệu tấn dầu thô của Việt Nam, quý I/2015, nước này chỉ nhập hơn 330.800 tấn.

Tuy nhiên, quý I/2014, khi giá dầu thô thế giới chưa giảm mạnh, Trung Quốc chỉ nhập hơn 223.000 tấn; quý I/2013, nước này cũng chỉ nhập 81.000 tấn dầu thô của Việt Nam. Mức nhập thấp hơn nhiều so với các đối tác nhập dầu thô lớn của Việt Nam như Nhật Bản, Úc, Thái Lan hay Singapore...

Từ năm 2016, Trung Quốc luôn được xem là một trong những nước nhập khẩu dầu thô lớn của Việt Nam. Chiến lược này là để lắp đầy các kho tích trữ mới, giúp Trung Quốc có lợi về cả chiến lược và thương mại. Theo một ước tính, Trung Quốc từng nhập khẩu nhiều hơn nhu cầu tiêu thụ của mình khoảng từ 600.000 - 1,2 triệu thùng mỗi ngày để dành cho các kho dự trữ chiến lược.

Trong khi đó về phía Việt Nam, một trong những giải pháp được đưa ra thời gian tới để bảo mục tiêu tăng trưởng 6,7% của năm nay là tăng thêm lượng khai thác dầu thô trong nước.

Trong đó, Chính phủ giao Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) điều chỉnh kế hoạch khai thác dầu thô năm 2017, triển khai các giải pháp kỹ thuật phấn đấu mục tiêu sản lượng khai thác dầu thô trong nước đạt trên 13,28 triệu tấn trên cơ sở hiệu quả kinh tế. Với những lý do trên, nhiều dự báo cho rằng sản lượng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh từ nay đến cuối năm.(Một thế giới)

Trở về

Bài cùng chuyên mục