VCBS: Ngân hàng Nhà nước không còn dư địa để giữ ổn định tỷ giá
Bất động sản Anh nguy cơ giảm tốc vì Brexit
Trong ngắn hạn, tỷ giá USD/VND sẽ phản ánh Brexit thế nào?
Brexit: Lửa thử vàng
Tin kinh tế đọc nhanh 16-04-2017
- Cập nhật : 16/04/2017
Vay nước ngoài hơn 203 triệu USD trong quý đầu năm
Theo Bộ Tài chính, trong tháng 3 Chính phủ không ký kết thêm Hiệp định vay nước ngoài. Tính chung 3 tháng đầu năm đã ký kết 4 Hiệp định vay ới tổng trị giá 203,24 triệu USD tương đương 4.487 tỷ đồng.
Về công tác giải ngân, trong tháng 3 tổng trị giá vốn vay ODA, ưu đãi đã giải ngân đạt 5.234 tỷ đồng. Lũy kế đến ngày 27/3/2017, tổng trị giá giải ngân ước đạt 11.008 tỷ đồng.
Về công tác trả nợ nước ngoài, trong tháng 3/2017, tổng trị giá trả nợ của Chính phủ là 19.199 tỷ đồng. Lũy kế đến 27/3/2017 tổng giá trị chi trả nợ là 73.743 tỷ đồng, trong đó trả nợ trong nước là 61.773 tỷ đồng, trả nợ nước ngoài là 11.970 tỷ đồng.
Bộ Tài chính cũng thông tin về tình hình huy động vốn cho NSNN cho biết, công tác phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2017 khá thuận lợi, đáp ứng kịp thời các nhiệm chi ngân sách theo dự toán. Đến hết ngày 31/3/2017, đã phát hành được 56.497 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ bằng 30,8% kế hoạch năm 2017.(Thời báo ngân hàng)
----------------------------------------
Xe Anh, ô tô Đức: Mất quá nửa khách hàng Việt Nam
Nhập khẩu ô tô 3 tháng đầu năm nay đã có sự chuyển hướng ngoạn mục. Ô tô nhập khẩu của Anh, Đức, Pháp về Việt Nam giảm một nửa trong khi ô tô Ấn Độ, Indonesia tăng mạnh.
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, ô tô nhập khẩu từ các nước như Anh, Canada, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản về Việt Nam đã giảm mạnh.
Cụ thể, 3 tháng năm 2017 chỉ có 105 chiếc ô tô nhập khẩu từ Anh về Việt Nam, trong khi cùng kỳ năm 2016 là 235 chiếc, giảm một nửa so với trước. Giá ô tô nhập khẩu từ Anh khá cao, trung bình hơn 1,3 tỷ đồng/chiếc (chưa bao gồm các loại thuế phí)
Ô tô Đức về Việt Nam cũng giảm khá mạnh. Nếu như 3 tháng năm ngoái có gần 600 chiếc nhập về Việt Nam thì 3 tháng năm 2017 giảm xuống chỉ còn 365 chiếc. Trung bình mỗi chiếc xe nhập từ Đức giá giá khai báo là hơn 1,7 tỷ đồng/chiếc. Hiện nay tại thị trường Việt Nam có sự hiện diện của các thương hiệu xe nổi tiếng từ Đức như: BMW, Mercedes, Audi, Volkswagen.
Tương tự, không phải thị trường nhập khẩu ô tô chính của Việt Nam, song ô tô nhập từ Canada về Việt Nam cũng giảm. 3 tháng năm 2017 chỉ có 10 chiếc về Việt Nam, trong khi cùng kỳ năm trước là 32 chiếc. Trung bình hơn 1 tỷ đồng/chiếc (chưa bao gồm các loại thuế phí)
Ô tô Nhật cũng không khả dĩ hơn. Lượng ô tô nhập từ Nhật về đã giảm khi 3 tháng đầu năm nay chỉ có hơn 1.000 chiếc, trong khi cùng kỳ năm ngoái là gần 1.700 chiếc, giảm tới 641 chiếc.
Trái ngược với sự sụt giảm của ô tô nhập từ Anh, Đức, Hàn Quốc…, ô tô nhập khẩu từ ASEAN, Ấn Độ tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt là ô tô nhập khẩu từ Indonesia.
3 tháng năm 2017 có tới hơn 4.400 ô tô Indonesia nhập về Việt Nam, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ có 833 chiếc, tăng tới 5 lần.
Ô tô Thái Lan tiếp tục giữ vị trí quán quân ở trong số các thị trường ô tô nhập của Việt Nam khi có hơn 10.000 chiếc nhập về trong khi cùng kỳ là 7.800 chiếc, tăng hơn 1.200 chiếc. Gần 1 nửa số ô tô Thái Lan nhập về là xe bán tải (xe Pick up).
Ô tô Ấn Độ 3 tháng năm ngoái chỉ có 1.172 chiếc nhập về thì 3 tháng năm nay lượng ô tô nhập về lên tới gần 4.800 chiếc, gấp hơn 4 lần cùng kỳ năm trước. Ô tô Ấn Độ nhập về chủ yếu là loại dưới 9 chỗ.
Như vậy, có thể thấy ô tô giá rẻ đang có lợi thế ở Việt Nam. Ô tô Anh, Đức với mức giá trung bình chưa gồm thuế phí lên đến 1-1,7 tỷ trong khi ô tô Ấn Độ chỉ có giá trung bình chưa tính thuế là 84-86 triệu đồng/chiếc, còn ô tô Indonesia có giá trung bình chưa tính thuế là gần 400 triệu đồng/chiếc. (Vietnamnet)
-----------------------------------------
Sai phạm nghiêm trọng tại dự án nghìn tỷ, lãnh đạo Vinatex chỉ nhận có khuyết điểm
Kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) chỉ rõ nhiều sai phạm tại dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ và đề nghị Bộ Công an vào cuộc điều tra “Dấu hiệu cố ý làm trái hoặc thiếu trách nhiệm…”. Tuy nhiên, tại báo cáo kết quả kiểm điểm, lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) chỉ nhận là có khuyết điểm, cần rút kinh nghiệm…
2 năm hoạt động lỗ gần 1.500 tỷ đồng
Năm 2016, Thanh tra Chính phủ (TTCP) thanh tra việc đầu tư xây dựng dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ. Sau 2 năm hoạt động dự án này lỗ gần 1.473 tỷ đồng. Thủ tướng Chính phủ đồng ý với kết luận và yêu cầu TTCP xác định rõ phạm vi trách nhiệm của tập thể, cá nhân.
Theo Kết luận thanh tra 2632, Tổng TTCP phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đánh giá toàn diện thực trạng dự án, đề xuất phương án xử lý phù hợp báo cáo Thủ tướng xem xét.
Về xử lý trách nhiệm hành chính, TTCP đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo và thực hiện kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức và cá nhân có liên quan tại Bộ, PVN, Vinatex.
Đặc biệt, kết quả thanh tra cho thấy quá trình thực hiện đầu tư dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ có “dấu hiệu cố ý làm trái hoặc thiếu trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng với nhà thầu gây thất thoát, lãng phí lớn vốn đầu tư”. Vì vậy, TTCP kiến nghị Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, tại Báo cáo kiểm điểm (số 172/TĐDMVN-BC, ngày 8/3/2017), Vinatex cho rằng Trưởng nhóm đại diện phần vốn của Vinatex tại Cty PVTEX (Chủ đầu tư dự án sơ sợi Polyester Đình Vũ) là ông Trần Quang Nghị đã thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ.
Chỉ nhận cần rút kinh nghiệm
Cụ thể, theo văn bản báo cáo kết quả kiểm điểm theo kết luận của TTCP của Vinatex: Với vai trò là Trưởng nhóm đại diện vốn của Vinatex tại PVTEX, ông Trần Quang Nghị đã thực hiện nghiêm túc việc xin ý kiến HĐQT Vinatex, tham gia họp HĐQT và đại hội cổ đông bất thường, bỏ phiếu đúng tinh thần được HĐQT Vinatex phê duyệt và nội dung đã uỷ quyền cho PVN.
Về phần cần rút kinh nghiệm, văn bản viết, “với trách nhiệm Trưởng nhóm đại diện vốn, ông Nghị cũng có khuyết điểm là chưa sát sao kiểm tra các phần việc chi tiết mà thành viên trong nhóm đại diện vốn Vinatex thực hiện”.
Báo cáo kiểm điểm nêu, cần kiểm điểm theo Kết luận TTCP, trong vai trò là thành viên nhóm người đại diện, Tổng giám đốc rồi Chủ tịch HĐQT PVTEX ông Lê Tiến Trường đã ký quyết định phê duyệt dự án không tổ chức thẩm định kế hoạch đấu thầu, phân chia dự án thành các gói thầu, không thẩm định khi phê duyệt hồ sơ mời thầu số 2 giai đoạn gói thầu EPC...
Trong giai đoạn giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT PVTEX, ông Trường đã ký 3 quyết định, trong đó có quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình DFS tại Dự án xây dựng nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ; Phê duyệt kế hoạch đấu thầu đầu tư xây dựng công trình nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ; Phê duyệt hồ sơ mời thầu giai đoạn 1 - gói thầu EPC.
Hội đồng kiểm điểm xác định, ông Trường cần rút kinh nghiệm trong quản lý, điều hành chưa đảm bảo đầy đủ các bước về thủ tục hành chính trong công tác thẩm định mà đã kế thừa kết quả thẩm định của PVN; Cần rút kinh nghiệm khi tham gia quản lý, điều hành các dự án lớn sau này.(tienphong)
--------------------------------------------
Techcombank tăng vốn điều lệ thêm 5.000 tỉ đồng
Ngày 15.4, Đại hội cổ đông Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) nhất trí tăng vốn điều lệ thêm 5.000 tỉ đồng thông qua hình thức chào bán cổ phần.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh, lợi nhuận trước thuế cả năm 2016 của Techcombank đạt 3.997 tỉ đồng, tăng 96,2% so với năm 2015 và đạt 113% kế hoạch. Tổng huy động toàn ngân hàng đạt 173.449 tỉ đồng, tăng 21,9% đạt 101% kế hoạch. Tổng dư nợ tín dụng tính đến cuối năm 2016 đạt 159.010 tỉ đồng, tăng 24,8% so với năm 2015 và đạt 100% kế hoạch.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tới cuối năm 2016 đạt 13,12% cao hơn mức 9% theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Tỷ lệ nợ xấu của Techcombank giảm từ 1,67% năm 2015 xuống còn 1,57%.
Trong năm 2017, Techcombank đặt ra một số chỉ tiêu tài chính chính như: lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5.020 tỉ đồng, tăng trưởng 26%; tổng tài sản đạt 279.017 tỉ đồng, tăng trưởng 19%; tổng huy động vốn đạt 227.133 tỉ đồng, tăng trưởng 31%; tổng dư nợ tín dụng tính đến cuối năm đạt 181.067 tỉ đồng, tăng trưởng 16%. Nợ nhóm 3-5 đưa về mức thấp hơn 2%.
Ngân hàng tiếp tục tăng tỷ trọng phục vụ các nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ theo định hướng của chính phủ để góp phần vào tăng trưởng của nền kinh tế.(TN)