tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 14-04-2016

  • Cập nhật : 14/04/2016

Mark Zuckerberg vạch kế hoạch 10 năm cho Facebook

Nhà sáng lập kiêm tổng giám đốc điều hành (CEO) Facebook Mark Zuckerberg hôm 12-4 đã công bố kế hoạch 10 năm đầy tham vọng của tập đoàn này. 

nha sang lap kiem tong giam doc dieu hanh facebook mark zuckerberg dang trinh bay tai hoi nghi f-8 o california - anh: reuters

Nhà sáng lập kiêm tổng giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đang trình bày tại hội nghị F-8 ở California - Ảnh: Reuters

F8 là sự kiện thường niên của Facebook. Đây là nơi các nhà phát triển ứng dụng gặp gỡ và xây dựng hệ sinh thái trên các nền tảng do Facebook phát triển. Năm nay F8 diễn ra ở San Francisco, California trong hai ngày 12 và 13-4. 

Báo Newsweek cho biết trong bài phát biểu tại hội nghị, CEO Facebook  Zuckerberg đã chia kế hoạch 10 năm về tương lai của Facebook thành 3 giai đoạn. Mục tiêu của Facebook là làm cho thế giới trở thành một nơi mà người với người kết nối với nhau nhiều hơn. 

Trong nửa bài phát biểu Zuckerberg nói về việc Facebook sẽ ở đâu trong khoảng thời gian từ 3,5 đến 10 năm tới. Nửa bài phát biểu sau CEO Facebook trình bày về sự phát triển và hệ sinh thái do Facebook phát triển. 

Zuckerberg cũng bày tỏ hi vọng trong tương lai chatbots, live video sẽ là những hệ sinh thái tự lực của tập đoàn này vào năm 2026.

Zuckerberg cho biết Facebook đã mở ứng dụng Messenger cho các nhà phát triển ứng dụng tạo ra những “chatbots”. CEO Facebook hi vọng rằng bằng việc tạo ra các cuộc đối thoại trực tiếp giữa người dùng và doanh nghiệp, Facebook sẽ mở rộng tầm với của mình trong dịch vụ giữa khách hàng và giao dịch doanh nghiệp.

Theo hãng tin Reuters, chatbots là các chương trình tự động hóa giúp người sử dụng kết nối với các doanh nghiệp và thực hiện các thao tác như mua hàng trực tuyến, dù trên thực tế chatbots đã xuất hiện trong vài năm gần đây.

Song, hiện nay ứng dụng này đã trở thành một đề tài nóng đối với ngành kinh doanh kỹ thuật khi có những bước tiến trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo. Và, có thể nói chatbots đóng vai trò quan trọng trong cách thức mà khách hàng kết nối với các doanh nghiệp.

Facebook đã công bố chatbots với một số đối tác, trong đó có trang thương mại điện tử Shopify và mạng tin tức truyền hình cáp CNN.

“Chatbots” là một phần nỗ lực của Facebook nhằm xây dựng ứng dụng tin nhắn nhanh. Đây được xem là một chiến lược đang đe dọa các trung tâm điện thoại truyền thống và có thể giúp cắt giảm chi phí cá nhân trong một số doanh nghiệp.

Dù các dịch vụ nhắn tin như Kik, Slack và Telegram đã có “chatbots” nhưng Facebook được cho là có những lợi thế vượt trội hơn.

Cụ thể, Facebook đang kiểm soát khối dữ liệu ước chừng của khoảng 1,6 tỉ người sử dụng dịch vụ chính của mạng này và khoảng 900 triệu người sử dụng ứng dụng Messenger. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ cho phép các nhà phát triển tạo “chatbots” để có thể ứng dụng thuận tiện cho người dùng lẫn doanh nghiệp như đăng ký hàng không hay đặt chỗ trước ở nhà hàng.

Facebook đã đều đặn thêm những tính năng đặc biệt trong ứng dụng Messenger từ năm 2014. Gần đây, tập đoàn này đã phối hợp với hãng hàng không KLM Royal Dutch Airlines để khách hàng của họ có thể nhận thông tin cập nhật chuyến bay và xác nhận thông tin đặt chỗ qua Messenger.

CEO Facebook nhấn mạnh tới đây, mọi cửa hàng đều có thể dùng chatbots và Messenger sẽ trở thành một cửa hàng khổng lồ, nơi mà người dùng sẽ tiếp cận được mọi dịch vụ họ cần. 

Tại F8, Zuckerberg cũng đã nhìn thấy cơ hội phát triển của hệ thống AI (trí thông minh nhân tạo) của Facebook, nhất là kỹ thuật nhận dạng của hệ thống này. Ông chủ Facebook chia sẻ rằng trong tương lai giới bác sĩ y khoa có thể chẩn đoán bệnh ung thư da từ hình ảnh được gửi tới điện thoại thông minh của họ.

Live video cũng đang tạo ra bước nhảy vọt trên ứng dụng điện thoại của Facebook. Tập đoàn này đã mở ứng dụng Facebook Live API cho phép sắp xếp kế hoạch từ bất kỳ thiết bị nào.


Facebook, Google và Amazon phải công khai thuế tại EU

Ủy ban châu Âu đang đưa ra kế hoạch buộc các công ty đa quốc gia lớn như Google, Amazon và Facebook kê khai chính xác trụ sở làm việc và mức thuế mà họ phải trả trên từng khu vực.

Dự thảo luật được đệ trình vào thứ ba vừa qua đã từng được đề xuất trước khi vụ bê bối tài liệu Panama xảy ra.

Vụ việc lần nữa được đề cập giữa những căng thẳng ngày càng tăng trong việc thúc đẩy các công ty lớn trả số tiền thuế tương ứng với họ.

Kế hoạch này dự kiến bao gồm các quy định yêu cầu những doanh nghiệp có thu nhập hơn 600 triệu bảng Anh trong một năm phải công khai thuế của mình để công chúng giám sát.

Các công ty phải tiết lộ lợi nhuận và tài khoản tại tất cả quốc gia đang hoạt động trong khối EU.

Kể từ vụ bê bối tài liệu Panama, một điều khoản mới có báo cáo được thêm vào, yêu cầu các công ty công khai số tiền mà họ kiếm được tại các khu vực tránh thuế.

Tuyên bố tổng quát cuối cùng sẽ tiết lộ lợi nhuận trong phần còn lại của thế giới, điều này được xem như một mục duy nhất.

facebook, google, amazon va cac cong ty da quoc gia khac phai doi mat voi cac cuoc keu goi cong khai cac van de thue (romeo gacad/afp/getty images)

Facebook, Google, Amazon và các công ty đa quốc gia khác phải đối mặt với các cuộc kêu gọi công khai các vấn đề thuế (ROMEO GACAD/AFP/Getty Images)

Theo The Guardian, chủ tịch ủy ban Jean-Claude Juncker được cho rằng có ý định ủng hộ việc thông qua các sáng kiến.

Nhưng kiến nghị đã vấp phải sự phản đối từ cả hai nhà vận động, nói rằng nó sẽ không hiệu quả và các tập đoàn kinh doanh cảnh báo một số công ty đa quốc gia có thể ngưng hoạt động tại châu Âu hoàn toàn.

Ngoài ra còn có một số lo ngại xung quanh thực tế là không có điểm chung giữa các quốc gia thành viên EU về những gì cấu tạo nên một khu vực tránh thuế.

Các kế hoạch này sẽ được trình bày bởi ủy viên EU của nước Anh, Lord Hill. Ông nói với BBC: "Đây là một suy nghĩ chín chắn nhưng cũng là một đề nghị đầy tham vọng cho sự minh bạch về thuế".

"Đề nghị của chúng tối với các nước khác, tất nhiên, không tập trung chủ yếu vào việc ứng phó với Tài liệu Panama nhưng có sự kết nối quan trọng trong việc chúng tôi tiếp tục minh bạch thuế và các nơi tránh thuế mà chúng tôi đang xây dựng thành đề án.”

Với các ngân hàng, công ty khai thác mỏ và lâm nghiệp được bao phủ bởi các luật báo cáo tương tự, các đề xuất mới sẽ cho thấy sự minh bạch trong khoảng 90% doanh thu của các công ty trong khối EU.

Vẫn còn phải chờ xem những quyền lực nào EU sẽ phải chủ động đưa ra để giải quyết vấn đề giảm thiểu thuế, vượt qua các thách thức trước mắt.


Trung Quốc hạ giá 0,22% tỷ giá tham chiếu nhân dân tệ qua 3 phiên

Trung Quốc ấn định tỷ giá tham chiếu của đồng nhân dân tệ ở mức 6,4591CNY/USD, tương ứng mức giảm 0,04%.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Ngày 13/4, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ấn định tỷ giá tham chiếu của đồng nhân dân tệ ở mức 6,4591CNY/USD, tương ứng mức giảm 0,04% so với phiên trước.
Đây là phiên thứ ba liên tiếp Trung Quốc hạ giá đồng nội tệ, giảm 0,22% so với phiên 8/4. 
Theo khảo sát của CNNMoney, tốc độ tăng trưởng kinh tế quý I/2016 của Trung Quốc đạt mức thấp nhất trong 7 năm qua tại 6,6%.
Trung bình cả năm, các nhà kinh tế dự báo tăng trưởng GDP của nước này chỉ đạt 6,3%, thấp hơn mục tiêu của chính phủ (khoảng 6,5% đến 7%). 

Học từ WTO, hệ thống ngân hàng nên cẩn trọng trong TPP

viet nam can nhung phan bo nguon von linh hoat hon trong tpp

Việt Nam cần những phân bổ nguồn vốn linh hoạt hơn trong TPP

Nhiều chuyên gia độc lập nhận định, trong điều kiện các yếu tố thuận lợi, TPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ năm 2025. Xuất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025.

Theo các nghiên cứu này, Việt Nam là nước hưởng lợi nhiều nhất trong 12 nước thành viên TPP. Đây là thời điểm hệ thống ngân hàng cần có sự chuẩn bị tốt nhất sẵn sàng hội nhập, đã đến lúc hệ thống tài chính cần chuyển sang hình thái khác. Thay vì đi đàm phán thì chúng ta cần nhanh chóng tham gia vào các hiệp định dù đó là thách thức. Đây là cơ hội để tái cơ cấu nền kinh tế một cách toàn diện.

Tuy nhiên đại diện của NHNN cho rằng, việc đàm phán các điều khoản trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đang là điều hết sức thận trọng vì đây chính là trụ đỡ của toàn ngành kinh tế. Thông thường các FTA đã ký kết lĩnh vực tài chính được thể hiện cam kết dưới dạng phụ lục thì với TPP mức cam kết thể hiện bằng một chương. Đó là một thay đổi lớn và tầm quan trọng của lĩnh vực tài chính trong TPP nên việc cẩn trọng là hết sức cần thiết.

Điều dễ nhận thấy là trong mỗi giai đoạn hội nhập các doanh nghiệp không có chiến lược dài hạn để tạo ra giá trị mà chuyển ra định hướng kỳ vọng vào tương lai. Bi kịch lớn chính là hệ thống ngân hàng cũng bị cuốn theo những kế hoạch ngắn hạn rải vốn vào những dự án đầu cơ tạo nên những bất ổn. Việc cần làm lớn nhất lúc này chính là việc doanh nghiệp làm sao kiểm soát được kỳ vọng.

Nhiều chuyên gia cho rằng bài học nhãn tiền từ việc kỳ vọng quá nhiều vào WTO sẽ khiến cho các doanh nghiệp cũng như nhà quản lý gặp rắc rối lớn. Như vậy, hệ thống tài chính, tiền tệ cần phải tỉnh táo trước luồng hội nhập mạnh mẽ sắp tới. Việc phân bổ nguồn vốn nên tập trung vào những lĩnh vực hỗ trợ gia tăng giá trị hơn là các kênh đầu tư sinh lời.

Theo Tiến sĩ Huỳnh Thế Du, Giám đốc chương trình giảng dạy Fulbright, trong khoảng 10 năm qua tăng trưởng GDP tới 80%. Tuy nhiên có điều lạ là chỉ số thu lời của các kênh đầu tư (vàng, BĐS, chứng khoán) không có kênh nào có mức sinh lợi danh nghĩa cao hơn lạm phát bình quân. Tức là bỏ tiền đầu tư vào các kênh đầu tư hầu như không có mức dương về lợi nhuận. Vậy câu hỏi đặt ra rằng sau 10 năm mức lợi nhuận đầu tư của chúng ta đi đâu?

Nhiều báo cáo gần đây cho thấy, hầu hết các thành phần có được lợi nhuận lớn cũng chỉ là các doanh nghiệp đầu tư vào BĐS, khai thác tài nguyên thiên nhiên. Trong khi đó, giá trị gia tăng của các lĩnh vực sản xuất hàng hóa, dịch vụ hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào FDI.

Thực tế, từ giai đoạn 2006 đến 2010 rất nhiều doanh nghiệp tập trung vào đầu cơ thay vì hướng đến kinh doanh ngành nghề cốt lõi. Điều này đã tạo nên bong bóng ở hầu hết các lĩnh vực đầu tư tạo nên sự mất cân bằng rất lớn cho thị trường tiền tệ. Trong đó, hệ thống ngân hàng đang là nguyên nhân tạo ra những trục trặc này khi nguồn vốn giải ngân tập trung vào mua bán sở hữu chéo thay vì đổ vốn vào hoạt động kinh doanh.

“Thời điểm đó, ai cũng suy nghĩ mình thông minh hơn thị trường, nếu thị trường sắp nổ bong bóng sẽ bán hạng mục đầu tư ra kiếm lời. Ai cũng nghĩ mình là người ôm bom cuối cùng nhưng thực sự lúc đó trong tay ai cũng có một quả bom rồi, việc chuyển nhượng lại cho người khác dường như là không thể", ông Huỳnh Thế Du chia sẻ.

Tuy nhiên việc tham gia sâu vào hội nhập là điều không thể chậm trễ trong bối cảnh hiện tại. Vấn đề làm thế nào để chúng ta thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình? Một lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng, điều này cần có một cú hích lớn. Cú hích mạnh tới đâu thì tùy vào mức độ tham gia vào các hiệp định thương mại tự do. Đó là con đường duy nhất và khả thi nhất để đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng vụ chính sách đa biên, Bộ Công Thương cho rằng: “Hiện tại chúng ta đã có bước chuẩn bị khá ổn, đã đến lúc chúng ta chuyển sang hình thái khác. Thay vì đi đàm phán thì chúng ta cần nhanh chóng tham gia vào các hiệp định dù đó là thách thức. Đây là cơ hội để tái cơ cấu nền kinh tế một cách toàn diện."

Theo đó, có 3 lĩnh vực có thể tận dụng được cơ hội này là tài chính vĩ mô, tài chính ngân hàng và doanh nghiệp. Đây là khu vực bơm máu cho thị trường để duy trì sự ổn định. Việc tham gia vào TPP thì quốc gia nào cũng phải có những thiệt thòi để đánh đổi lấy những lợi ích. Điều quan trọng là mức độ đáp ứng của mỗi quốc gia ra sao để tận dụng lợi ích tốt nhất và hạn chế tốt đa những thiệt thòi.

Ông Huỳnh Thế Du chia sẻ: “Tôi sợ dòng vốn FPI (đầu tư gián tiếp vào ngân hàng) đổ về Việt Nam quá nhiều sẽ làm cho các kênh đầu tư như thị trường chứng khoán, bất động sản nóng lên. Như vậy những trục trặc về chính sách tài chính, tiền tệ như thời WTO rất dễ xảy ra. Còn lại những vấn đề về cạnh tranh của các hệ thóng ngân hàng thì không đáng lo lắm, vì ngân hàng trong nước vẫn có những lợi thế nhất định.”


Lộ diện những “cỗ máy kiếm tiền” thầm lặng trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 2015

Giao dịch dầu mỏ lại là ngành hái ra tiền trong bối cảnh giá dầu lao dốc. Từ Total cho đến Trafigura Group, những người đứng đầu bộ phận giao dịch dầu mỏ đang là người vận hành cỗ máy kiếm tiền.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Ngay cả trong ngành năng lượng nơi mà mọi người đều biết mặt nhau, họ vẫn gần như vô danh. Không ai nhận ra họ trên các đường phố của Geneva, London hay Houston. Nhưng họ là những ngôi sao trong ngành dầu mỏ của năm 2015. Họ giúp công ty của mình hái ra tiền nhờ giá dầu lao dốc. Từ Total cho đến Trafigura Group, những người đứng đầu bộ phận giao dịch dầu mỏ đang là người vận hành cỗ máy kiếm tiền của các công ty này.

Một trường hợp nổi bật là Vitol Group, công ty giao dịch năng lượng lớn nhất thế giới. Công ty có 50 năm tuổi đời này đã thu về lợi nhuận ròng 1,6 tỷ USD trong năm ngoái, mức cao thứ tư trong lịch sử của công ty. Thành tích này có được là nhờ Mark Couling, giám đốc phụ trách mảng giao dịch dầu mỏ.

“Về tổng thể, ngành giao dịch dầu mỏ đã có một năm tốt nhất kể từ giai đoạn 2008-2009”, Damian Stewart, CEO của Human Capital, công ty tư vấn nhân sự trong ngành dầu mỏ cho biết.

Các nhà giao dịch dầu mỏ đã hưởng lợi lớn nhờ biến động giá trong năm ngoái. Họ cũng tận dụng sự lao dốc của thị trường để tích trữ dầu với giá rẻ sau đó bán khi giá tăng để thu lãi về.

Vitol đã thuê một trong những tàu chở dầu lớn nhất thế giới, Overseas Laura Lynn, để tích trữ dầu ngoài khơi thành phố Dubai. Con tàu này dài 380 mét và có sức chứa 3 triệu thùng. Các công ty khác như Glencore cũng trữ dầu bằng cách gửi ở các kho chứa từ St. Lucia thuộc vùng Caribe cho đến vịnh Saldanha ở Nam Phi.

Một ví dụ khác là Glencore, công ty giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới. Mặc dù mảng kinh doanh khai khoáng đang thua lỗ, Alex Beard, trưởng bộ phận giao dịch dầu mỏ đã giúp công ty này thu về lợi nhuận 778 triệu USD trong năm ngoái, tăng 49% so với năm 2014. Bí quyết là phải tận dụng sự trồi sụt mạnh của thị trường và tuân thủ chiến lược mua rẻ bán đắt.

“Giá dầu lao dốc và chiến lược mua rẻ bán đắt đang có lợi cho nhà giao dịch”, Olivier Jakob, CEO của Petromatrix, công ty tư vấn dầu mỏ có trụ sở ở Thụy Sĩ nói.

Không chỉ các công ty giao dịch thuần túy mới hưởng lợi. Mặc dù được biết đến nhiều hơn nhờ hoạt sản xuất và lọc dầu, BP, Shell và Total cũng là những công ty giao dịch dầu lớn nhất thế giới.

Mặc dù các công ty này ít tiết lộ về thành tích giao dịch của mình, giám đốc tài chính của BP, Brian Gilvary, cho biết bộ phận giao dịch đã có thành tích tốt bậc nhất trong lịch sử vào năm ngoái. Chỉ riêng quý một, lợi nhuận có được nhờ giao dịch dầu mỏ của BP đã tăng 350 triệu USD, chiếm gần 15% tổng lợi nhuận. Thành tích trên có được là nhờ Donald Porteous, giám đốc bộ phận giao dịch dầu WTI của BP.

Thomas Waymel, trưởng bộ phận giao dịch dầu mỏ của Total, cho biết khối lượng giao dịch dầu thô và các sản phẩm tinh chế từ dầu đã tăng 8% trong năm 2015. Khối lượng giao dịch càng nhiều, cơ hội thu được lợi nhuận càng lớn. Bộ phận giao dịch và cung ứng dầu mỏ của Shell do Mike Conway đứng đầu cũng giúp công ty thu lãi lớn trong năm ngoái trong khi phần còn lại của ngành dầu mỏ lao đao vì giá dầu lao dốc.

Trong khi đó, bộ phận giao dịch dầu mỏ do Jose Laroca đứng đầu của Trafigura cũng đã trải qua năm tốt nhất trong lịch sử. Lợi nhuận gộp của công ty đã tăng 50% lên 1,7 tỷ USD tính đến tháng 9 năm ngoái.

Mặc dù vậy, những diễn biến khó lường của giá dầu trong năm 2016 sẽ khiến cho việc kinh doanh của các công ty trên trở nên khó khăn hơn. Chiến lược mua rẻ bán đắt có thể sẽ không được áp dụng nhiều như năm ngoái.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-04-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-04-2016

    Hãng xe tải KAMAZ của Nga nói sẽ “nhấn ga tăng tốc” ở Việt Nam
    OPEC vẫn tăng bơm dầu ra thị trường
    Xuất khẩu mực, bạch tuộc giảm
    Các công ty hàng đầu của Mỹ giấu hàng tỉ đô ở nước ngoài
    Indonesia vượt mặt Trung Quốc về tiêu thụ gạo Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-04-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-04-2016

    “Cơn bội thực” thép Trung Quốc giá rẻ
    TP.HCM cấp phép cho siêu dự án 30.000 tỷ cùng hàng loạt dự án
    Cường đô la lấy tiền ở đâu để thâu tóm tài sản công ty bầu Đức?
    Trong 2 năm, người tham gia đã nộp hơn 3.400 tỷ đồng cho Thiên Ngọc Minh Uy
    Google lại mất tướng về tay Facebook

  • Tin kinh tế đọc nhanh 15-04-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 15-04-2016

    Sản phẩm vàng cần có một thị trường riêng?
    Xuất khẩu tăng đột ngột, Trung Quốc nâng tỷ giá đồng nhân dân tệ mạnh nhất từ đầu năm
    Giá dầu đảo chiều giảm sau số liệu nguồn cung mâu thuẫn
    Huy động thêm 7.467 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
    Đồng USD “leo dốc” so với một loạt đồng tiền chủ chốt

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-04-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-04-2016

    IMF: Myanmar sẽ là nền kinh tế sẽ tăng trưởng mạnh nhất thế giới trong năm 2016
    Phố Wall tiếp tục thăng hoa nhờ Trung Quốc và cổ phiếu ngân hàng
    Vào TPP coi chừng "bội thực"!
    Thế giới đang "bội thực" thép Trung Quốc
    Giáng chức 357 quan chức Trung Quốc trong bê bối vaccine

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-04-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-04-2016

    WB, AIIB có chương trình cho vay vốn chung đầu tiên
    Xuất khẩu của Trung Quốc phục hồi trở lại trong tháng 3
    Nên đặt văn phòng đại diện ở đâu tại châu Á?
    Trung Quốc ồ ạt thâu tóm doanh nghiệp Thụy Sĩ
    Việt Nam-EU đạt thỏa thuận về xuất khẩu gỗ

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-04-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-04-2016

    Số liệu GDP của Trung Quốc “đáng ngờ” như thế nào?
    IMF lại hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
    Cuộc chiến mới giữa Uber và Lyft
    Thương hiệu Viettel được định giá gần 1 tỷ USD
    Trung Quốc đổ hàng chục tỷ USD vào Mỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh 14-04-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 14-04-2016

    VEPR: Lãi suất 0%, hàng tỷ USD đang được tuồn ra nước ngoài
    Thương mại toàn cầu có nhiều thay đổi
    Chọn chiến lược tăng trưởng mạo hiểm
    Giá nhà ở tiếp tục tăng 5 -7%
    Ra mắt Tổng công ty Dệt may miền Bắc

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-04-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-04-2016

    Blackrock: Đừng đùa với lãi suất âm
    Khi Trung Quốc không còn là tâm chấn
    Fitch hạ xếp hạng tín nhiệm và cảnh báo Ảrập Xêút
    Nên làm gì để gỡ khó cho nhà đầu tư?
    IMF đánh giá cao chính sách điều hành tỷ giá của NHNN

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-04-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-04-2016

    Israel tăng thuế với các ông lớn thương mại điện tử
    Goldman Sachs nộp phạt 5 tỷ USD
    Nielsen: Doanh thu cửa hàng tạp hóa đạt 10 tỷ USD
    Còn hơn 2.200 tỷ lợi nhuận, Techcombank vẫn không trả cổ tức
    Dự án 2 tỷ USD ôm trọn sông Sài Gòn

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-04-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-04-2016

    Các tập đoàn Trung Quốc đổ xô vay nợ để đi thâu tóm
    Chuông báo động đang vang lên ở một trong những quốc gia hùng mạnh nhất OPEC
    Ôtô TMT đề xuất thưởng CEO gần 19 tỷ đồng
    Quốc Cường Gia Lai mua trung tâm thương mại của bầu Đức
    Trung Quốc có thể tăng trưởng chậm nhất 7 năm