Xử phạt 8 công ty dược phẩm sai phạm
55% doanh nghiệp e ngại khi thiếu... phong bì
Tín dụng tăng bao nhiêu thì hợp lý?
Jack Ma chi 266 triệu USD thâu tóm tờ báo hàng đầu Hồng Kông
Hàng nghìn nhân viên ngân hàng sẽ mất việc năm 2016
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-12-2015
- Cập nhật : 13/12/2015
TP.HCM chốt 12 chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2016
Chiều 11/12, kỳ họp lần thứ 20 HĐND Tp.HCM khóa VIII đã kết thúc, lãnh đạo chính quyền thành phố đã cam kết sẽ triệt để tiết kiệm trong sử dụng ngân sách, cải thiện môi trường đầu tư và tập trung nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tân Chủ tịch UBND Tp.HCM, ông Nguyễn Thành Phong, khẳng định một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà thành phố tập trung triển khai thực hiện trong 5 năm tới là tập trung tái cấu trúc kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư…
Trong đó, thành phố sẽ nghiên cứu xe xét ban hành những chính sách hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh khi Việt Nam gia nhập cộng đồng ASEAN, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương.
"Tp.HCM là địa phương có tinh thần khởi nghiệp và độ chịu đựng rủi ro rất cao, nên cần tạo cơ chế khuyến khích để tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, khẳng định thương hiệu, tạo thêm sản phẩm có giá trị gia tăng cao", ông Phong nói.
Kỳ họp thứ 20, HĐND đã thông qua Nghị quyết về kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2016 và các Nghị quyết khác có ý nghĩa với sự phát triển của Tp.HCM. Theo đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn TPHCM (GRDP) đạt 8%; Tỷ trọng đóng góp của các yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) vào GRDP đạt từ 35% trở lên; Tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 30% GRDP;
Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo nghề đạt 75%; Tạo việc làm mới cho 125.000 người lao động. Tỷ lệ thất nghiệp đô thị dưới 4,5%; Giảm 1% tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020; Tỷ lệ hộ dân thành phố được cấp nước sạch đạt 100%
Tổng diện tích nhà ở xây dựng mới năm 2016 đạt 8 triệu m2, diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 17,85 m2; Tỷ lệ phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học (từ 3 tuổi đến 18 tuổi) đạt 248 phòng học; Số bác sĩ trên 1 vạn dân đạt 16 bác sĩ, số giường bệnh trên 1 vạn dân đạt 42 giường; Tỷ lệ xử lý nước thải công nghiệp và chất thải y tế đạt 100%;
Cuối cùng, phấn đấu năm 2016 nằm trong nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về xếp hạng chi số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số cải cách hành chính (PAR-Index).
Tăng thuế hàng loạt: Những ông lớn nào sẽ “chịu trận”?
Tác động của các đề xuất và quyết định tăng thuế không quá lớn và rơi vào một số công ty nhất định thuộc các ngành sữa, bia-rượu-nước giải khái, khai khoáng và lắp ráp ô tô.
Trong báo cáo mới công bố ngày 11/12, Công ty cổ phần Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HSC) nhận định, trước tình hình tài khóa căng thẳng, gần đây Bộ Tài chính đã liên tục có những đề xuất tăng thuế ở nhiều ngành.
Theo đó, trong vài tháng qua đã có nhiều Nghị định và Luật mới được đề xuất tăng thuế đối với nhiều mặt hàng; từ thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc; thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng nguyên liệu nhập khẩu của ngành sữa; thuế xuất khẩu quặng; thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng đồ uống sản xuất trong nước và nhập khẩu…
“Đây là điều dễ hiểu vì hiện tình hình tài khóa đang căng thẳng. Thời điểm tăng thuế thường về cuối năm và nhiều loại thuế được tăng sẽ có hiệu lực từ năm sau. Nhiều doanh nghiệp đã lên tiếng đề nghị giảm mức tăng hoặc giãn thời gian tăng thuế” – HSC nhận định.
Trước đây, Bộ Tài chính đã liên tục có những đề xuất điều chỉnh thuế với lý do được đưa ra là động thái chính sách dành cho một số ngành phát triển trong khi hạn chế nhập khẩu và vừa nhằm mục đích tăng thu ngân sách.
Tuy nhiên, HSC cho rằng, việc tăng thuế nhằm vào 3 mục đích chính:
Thứ nhất, tăng thuế nhằm tăng thu ngân sách đánh vào những mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu có sức cầu đang tăng nhanh bên cạnh các mặt hàng khoáng sản
Thứ hai, tăng thuế những mặt hàng nhập khẩu có dấu hiệu tăng mạnh của kim ngạch nhập khẩu và trong một số trường hợp (chẳng hạn thép) là dấu hiệu bán phá giá.
Thứ ba, để ứng phó trước tác động làm giảm thu ngân sách từ thuế trong tương lai của những Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết do lộ trình giảm dần thuế quan, Bộ Tài chính hiện đang tìm nguồn thu thay thế.
Theo đánh giá của HSC, việc tăng thuế có mục đích kép là tăng thu ngân sách từ thuế; đồng thời tăng chi phí tiêu thụ đối với người tiêu dùng ở một số mặt hàng không thiết yếu như rượu, ô tô - vốn là nhân tố đóng góp trực tiếp vào sự tăng lên của thâm hụt thương mại.
Ngoài ra, ở đây cũng có những nhân tố tác động khác như tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng xa xỉ do thu nhập bình quân đầu người tăng lên và lo ngại nguy cơ bán phá giá một số sản phẩm (thép).
Trước một loạt điều chỉnh tăng thuế của Bộ Tài chính, những đối tượng thuộc ngành chịu ảnh hưởng của việc tăng thuế đã kiến nghị giảm bớt hoặc giãn tăng thuế. Các công ty ngành sữa như Vinamilk đã có văn bản kiến nghị trước quyết định truy thu thuế. Các công ty khai thác khoáng sản cũng kiến nghị điều chỉnh giảm bớt mức tăng thuế tài nguyên.
Hiện nay, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) cũng đang kiến nghị giãn tăng thuế tiêu thụ đặc biệt mặt hàng bia, rượu, nước giải khát. Tuy nhiên, HSC cho rằng, những doanh nghiệp này sẽ ít phải lo lắng hơn nếu thuế chỉ tăng đối với hàng nhập khẩu.
Trong khi đó, Bộ Tài chính đã chấp nhận giãn thời hạn tăng thuế tài nguyên thêm 6 tháng. Theo nhận định của HSC, hầu hết các mức tăng đã được đề xuất sẽ không có nhiều điều chỉnh.
Tuy nhiên, HSC cũng cho rằng, sẽ có khả năng giãn tăng thuế hoặc nhượng bộ nhất định. Hiện Bộ Tài chính rất muốn tăng nguồn thu ngân sách và việc giảm mức thuế tăng sẽ khiến Bộ Tài chính phải tìm nguồn thu ngân sách khác để thay thế.
“Tác động của các đề xuất và quyết định tăng thuế không quá lớn và rơi vào một số công ty nhất định thuộc các ngành sữa, bia-rượu-nước giải khái, khai khoáng và lắp ráp ô tô” – báo cáo kết luận.
“Sẽ có nhiều doanh nghiệp mới hình thành nhờ TPP, AEC...”
Đó là thông tin được ông Layton Pike – Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam đưa ra tại Hội thảo “Công bố báo cáo kết quả chương trình phối hợp giám sát thuế – hải quan năm 2015”.
Chiều 12/12, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Chương trình phối hợp giám sát Thuế – Hải quan tổ chức hội thảo “Công bố báo cáo kết quả chương trình phối hợp giám sát thuế – hải quan năm 2015”.
Trong Chương trình này, các bên đã phối hợp tiến hành khảo sát, đánh giá và làm việc với nhiều bên, như các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực Thuế và Hải quan, các hiệp hội doanh nghiệp, các liên minh hợp tác xã, doanh nghiệp và hợp tác xã, từ đó xây dựng báo cáo đánh giá và đề xuất các kiến nghị chính sách đối với Chính phủ và các bộ ngành, địa phương.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Thiện Nhân – Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết, chương trình phối hợp giám sát thuế - hải quan là một chủ trương hết sức quan trọng của Chính phủ nhằm đẩy mạnh cải cách môi trường đầu tư Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
“Một điều đáng mừng là 75-80% các DN khi khảo sát cho đều cho rằng những năm gần đây cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan đã có những tiến bộ nhất định. Điều này khẳng định quyết tâm và hành động cụ thể của các đơn vị giám sát phối hợp trong thời gian qua” – ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết.
Ông Nguyễn Thiện Nhân cũng gợi ý đề ra hai hướng: thứ nhất, trong năm 2016, tiếp tục kiểm tra ở 6 tỉnh thuộc 3 vùng miền. Thứ hai, có thể triển khai thí điểm đánh giá tại từng tỉnh và nên chọn những tỉnh, thành phố có lượng hàng hóa lớn, một số địa phương có cửa khẩu biên giới, cảng lớn liên quan tới xuất nhập khẩu (dự kiến khoảng 10-15 tỉnh, thành) để giám sát được tốt hơn.
Đánh giá về những kết quả của việc cải cách thủ tục thuế và hải quan trong thời gian qua, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh là những yêu cầu hàng đầu của Chính phủ.
“Trong năm 2014 và 2015, Chính phủ đã ban hành 2 Nghị quyết số 19 nhằm đề ra các giải pháp cải thiện môi trường cạnh tranh quốc gia. Bộ Tài chính đã xây dựng lộ trình và triển khai quyết liệt với quyết tâm vượt qua chính mình” – Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết.
Với sự vào cuộc quyết liệt của các bên liên quan, sự hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp, công tác cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan đã đạt những kết quả tích cực như cắt giảm được khoảng 420 giờ, số giờ thực hiện thủ tục hành chính về thuế giảm từ 537 giờ xuống còn 117 giờ, đồng thời giảm được 8 lần khai và nộp thuế giái trị gia tăng, giảm được 4 lần nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp.
Về thủ tục hải quan, thời gian qua đã hoàn thiện các quy định liên quan, hiện đại hóa thủ tục hải quan, triển khai thành công cơ chế một cửa quốc gia tại 12 cảng biển. Doanh nghiệp chỉ phải nộp 1 bộ hồ sơ duy nhất. Kết nối cơ chế một cửa ASEAN với các nước trong khu vực cũng đạt nhiều kết quả tích cực.
Đồng thời, nâng cao ý thức trách nhiệm của người nộp thuế và cán bộ hải quan, ngăn ngừa hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu của cán bộ thuế và hải quan.
“Bộ Tài chính cam kết tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hiệu quả hơn nữa để cải cách thủ tục hành chính, nâng cao nămg lực cạnh tranh quốc gia, tháo gỡ khó khăn và tạo thuận lợi tốt nhất cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh trong nước và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới” – Bộ Trưởng Tài chính nhấn mạnh.
Cũng tại hội thảo, ông Layton Pike – Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam cho biết, việc thúc đẩy thực hiện Nghị quyết 19 là dấu mốc quan trọng thể hiện vai trò của doanh nghiệp đối với việc hội nhập quốc tế và khu vực.
Bên cạnh đó, việc cải cách về lĩnh vực Thuế và Hải quan cũng đã giúp Việt Nam vạch ra được lộ trình rõ ràng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu hội nhập của doanh nghiệp, cũng như thể hiện được vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong việc này.
“Cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc hình thàng Cộng đồng kinh tế ASEAN và Hiệp định TPP, qua đó sẽ có nhiều doanh nghiệp mới hình thành. Cùng với Nghị quyết 19 sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân” – ông Pike cho biết.
Ngoài ra, ông Layton Pike cũng cho biết sự quan tâm của Australia đối với việc xóa bỏ các rào cản đối với khu vực tư nhân cũng như đối với các nước đang phát triển mạnh mẽ trong khối ASEAN như Việt Nam, Lào, Myanmar.
Khởi công dự án thủy điện Đa Nhim mở rộng
Sáng 12/12 tại huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức khởi công xây dựng dự án Nhà máy thủy điện Đa Nhim mở rộng.
Tới dự và phát lệnh khởi công dự án, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao việc dự án góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển điện đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh tuy giá trị sản lượng tăng thêm không lớn nhưng ý nghĩa lớn nhất của dự án là tận dụng tài nguyên bằng việc hạn chế xả thừa, qua đó tăng hiệu quả chung của Nhà máy thủy điện Đa Nhim trong bối cảnh nguồn năng lượng sơ cấp cho phát điện của nước ta ngày càng khó khăn. Đồng thời, dự án cũng bảo đảm điều tiết, sử dụng hiệu quả nguồn nước tưới, nước sinh hoạt đối với tỉnh Ninh Thuận vốn luôn bị khó khăn hạn hán.
Để dự án được triển khai đạt hiệu quả và an toàn, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu chủ đầu tư - Công ty cổ phần Thủy điện Đa Nhim-Hàm Thuận-Đa Mi phải bảo đảm vận hành nhà máy thủy điện Đa Nhim hiện tại an toàn, hiệu quả; phối hợp chặt chẽ với các nhà thầu, thực hiện công tác xây dựng mở rộng nhà máy theo đúng các quy định hiện hành; đảm bảo an toàn lao động và thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng đã ký giữa nhà thầu và chủ đầu tư; đảm bảo tiến độ đưa tổ máy vào vận hành đúng tiến độ với chất lượng cao nhất. Đảm bảo môi trường trong quá trình thi công, quá trình đưa công trình vận hành cần phải được quan tâm, chú ý thường xuyên.
Nhà máy thủy điện Đa Nhim hiện tại được đưa vào vận hành từ ngày 15/1/1964, với nhiệm vụ chính là sản xuất điện với sản lượng bình quân hằng năm khoảng 1 tỉ kWh/năm, ngoài ra còn cung cấp nước cho tỉnh Ninh Thuận hằng năm là 550 triệu m3/năm.
Qua hơn 50 năm quản lý, khai thác vận hành, nhà máy đã góp phần tích cực vào việc cung cấp điện năng cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nói chung và đặc biệt là cung cấp nước ổn định cho tỉnh Ninh Thuận phát triển bền vững nói riêng.
Để phát huy hơn nữa hiệu quả của Nhà máy thủy điện Đa Nhim hiện tại, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương phát triển dự án mở rộng nhà máy trong Quy hoạch điện VII với mục tiêu tận dụng tối đa khả năng của dòng chảy thông qua việc hạn chế lượng xả thừa hằng năm qua đập tràn, tăng công suất nguồn cho hệ thống điện, phục vụ cho việc vận hành điều độ hệ thống điện an toàn, hiệu quả vào giờ cao điểm; duy trì ổn định cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư vùng hạ lưu Nhà máy.
Quy mô dự án mở rộng là một tổ máy công suất 80 MW, khi đưa vào vận hành sẽ làm tăng sản lượng chung của Nhà máy thủy điện Đa Nhim thêm 100 triệu kWh/năm. Dự kiến, dự án mở rộng sẽ hoàn thành, đi vào vận hành trong quý I/2018.
Dự án mở rộng tiếp tục nhận được sự hỗ trợ về nguồn vốn của Chính phủ Nhật Bản thông qua Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật bản (JICA).
Tổng mức đầu tư của dự án là 1.952 tỉ đồng, trong đó vốn vay ODA của JICA 85%; số còn lại (15%) lại là vốn đối ứng của chủ đầu tư.
Cùng ngày, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đi kiểm tra, xem xét việc quy hoạch, thi công dự án hồ thủy lợi Tân Mỹ và dự án điện tích năng Bắc Ái. Đây là 2 dự án đặc biệt quan trọng trong việc điều tiết nước khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cũng như liên quan chặt chẽ tới dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Công ty Nhật Bản khánh thành nhà máy tại Đồng Nai
Nhà máy công nghiệp hỗ trợ của Công ty TNHH Osaka Fuji Việt Nam có tổng vốn 3 triệu USD do Tập đoàn Osaka Fuji (Nhật Bản) đầu tư 100% vốn vừa được khánh thành ngày 11/12.
Nhà máy công nghiệp hỗ trợ đặt tại KCN Nhơn Trạch 3 (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) chuyên sản xuất các chi tiết máy, linh kiện, phụ tùng, gia công cơ khí các bộ phận máy phục vụ cho ngành mạ tôn, sắt thép. Ngoài ra, nhà máy còn đảm nhận việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, chế tạo máy cho các công ty sản xuất tại Việt Nam.
Nhà máy có công suất gần 1.800 sản phẩm/năm và doanh thu khoảng 10 triệu yên/tháng. Dự kiến trong năm 2016, Công ty Osaka Fuji Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất và nâng công suất nhà máy này.
Nhật Bản hiện đang có 203 dự án đầu tư tại Đồng Nai với tổng vốn đăng ký gần 3,55 tỉ USD.