tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 13-12-2015

  • Cập nhật : 13/12/2015

Trung - Nga đua nhau gom vàng

ben trong mot tiem vang o tinh ha nam, trung quoc - anh: reuters/wsj. 

Bên trong một tiệm vàng ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc - Ảnh: Reuters/WSJ. 

Sự hoảng sợ của thị trường lại được Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) xem là cơ hội để gom vàng.

Nhân cơ hội giá vàng xuống mức thấp nhất trong nhiều năm, ngân hàng trung ương nhiều nước như Trung Quốc và Nga đẩy mạnh mua vào kim loại quý này cho dự trữ quốc gia - tờ Wall Street Journal cho hay.

Thời gian qua, khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sắp tăng lãi suất đã đẩy tỷ giá đồng USD mạnh, kéo giá vàng chạm đáy của gần 6 năm. Nhiều quỹ lớn đã mạnh tay bán tháo vàng.

Tuy nhiên, sự hoảng sợ này của thị trường lại được Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) xem là cơ hội để gom vàng.

Theo số liệu của PBoC, dự trữ vàng của Trung Quốc vào thời điểm cuối tháng 11 vừa qua là 1.743 tấn, tăng 5,1% so với mức 1.658 tấn vào thời điểm tháng 7. Từ năm 2009 đến nay, dự trữ vàng của Trung Quốc đã tăng khoảng 60%.

Nhiều chuyên gia tin rằng nếu không có hoạt động mua vào của các ngân hàng trung ương, giá vàng có thể đã giảm sâu hơn. Sáng 11/12, giá vàng quốc tế ở dưới ngưỡng 1.070 USD/oz, gần mức thấp nhất kể từ đầu năm 2009.

“Nếu không nhờ ngân hàng trung ương Trung Quốc và Nga bắt đáy, thì giá vàng đã giảm dưới 1.000 USD/oz”, chuyên gia kinh tế trưởng Bill Hubard của công ty Bullion Capital nhận định.

Theo giới phân tích, việc PBoC gom vàng có thể xuất phát từ một số mục đích, bao gồm đa dạng hóa dự trữ ngoại hối khổng lồ và đi theo con đường của các ngân hàng trung ương lớn khác xây dựng dự trữ vàng như một cách để tích trữ giá trị.

Dự trữ vàng của PBoC hiện chỉ chiếm 1,6% dự trữ ngoại hối, một tỷ lệ thấp hơn nhiều so với của các ngân hàng trung ương phương Tây. Nhiều nước phương Tây có tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối lên tới hơn 60% - theo ông Ross Norman, Giám đốc điều hành công ty môi giới vàng Sharps Pixley có trụ sở ở London.

Khối lượng vàng dự trữ của Trung Quốc hiện chỉ bằng 20% so với dự trữ vàng của Mỹ.

“Chúng tôi sẽ không ngạc nhiên nếu Trung Quốc tiếp tục mua vàng trong những năm tới, bởi xét tới quy mô của nền kinh tế Trung Quốc, thì mức dự trữ vàng của nước này hiện nay là chưa tương xứng”, ông Norman nói. Nhà môi giới này dự báo, PBoC sẽ tranh thủ mua vàng mỗi đợt giá giảm sâu

Việc Trung Quốc mua nhiều vàng hơn trong năm nay có thể một phần xuất phát từ nỗ lực của nước này thuyết phục Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa đồng Nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ của thế giới. Các nhà phân tích cho rằng một khi Trung Quốc có nhiều vàng hơn trong quốc khố, các nhà đầu tư sẽ tin tưởng hơn khi nắm giữ đồng Nhân dân tệ.

“Chúng tôi tin rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng nắm giữ vàng để đa dạng hóa dự trữ ngoái hối và cũng để phát tín hiệu về sức mạnh”, ông Seamus Donoghue, Giám đốc điều hành công ty giao dịch vàng Allocated Bullion Solutions ở Singapore, nhận định.

Tuy nhiên, PBoC không phải là ngân hàng trung ương duy nhất mua vàng dự trữ trong năm nay.

Theo số liệu của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), trong quý 3 vừa qua, Nga mua ròng 77,2 tấn vàng cho dự trữ quốc gia, nâng tổng mức dự trữ lên 1.352 tấn.

Cũng giống như Trung Quốc, Nga đang giảm nắm giữ các tài sản USD trong dự trữ ngoại hối - ông Norman cho biết. “Tốc độ mua vàng của Nga trong năm 2015 là rất mạnh, và xu hướng này sẽ còn duy trì”, nhà môi giới nói.

Các quốc gia khác tăng dự trữ vàng trong năm nay bao gồm Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Ukraine, Malaysia, Kazakhstan, Jordan và Belarus.

Mặc dù vậy, “số phận” của vàng chủ yếu vẫn được quyết định bởi giao dịch trên các sản vàng quốc tế và nhu cầu vàng vật chất, nhất là nhu cầu của người tiêu dùng ở Ấn Độ và Trung Quốc - hai nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới.

Một số nhà phân tích tin giá vàng có thể giảm sâu hơn nếu FED tăng lãi suất trong cuộc họp diễn ra vào ngày 15-16/12.

“Nếu FED tăng lãi suất lần này, giá vàng sẽ về mức 1.050 USD/oz”, ông Barnabas Chen, nhà phân tích thuộc ngân hàng OCBC, nhận định. Theo ông Chen, giá vàng có thể giảm về mức 950 USD/oz trong năm 2016 nếu FED tiếp tục nâng lãi suất.

(VnEconomy)


Nghịch lý Trung Quốc gia tăng nhập khẩu sợi từ Việt Nam

Chi phí sản xuất sợi ở Trung Quốc đang ở mức cao nên nhiều doanh nghiệp nước này đang chọn cách xuất khẩu bông sang Việt Nam sau đó nhập sợi về.

Ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam đang bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ với kim ngạch xuất khẩu trong năm nay ước đạt 28 tỷ USD.

Đi kèm với sự phát triển này là nhu cầu về nguyên liệu thô tăng cao hơn. Văn phòng của Bộ Nông nghiệp của Mỹ (USDA) tại Hà Nội đưa ra con số ước tính rằng lượng bông mà Việt Nam cần nhập khẩu trong năm 2015-2016 là 1,17 triệu tấn, mức cao kỷ lục từ trước tới nay. Con số này cao hơn 0,22 triệu tấn so với năm ngoái, và cao hơn 0,11 triệu tấn so với dự báo của USDA.

Cách đây 10 năm, Việt Nam chỉ nhập khẩu chưa tới 160.000 tấn bông. Giờ đây, Việt Nam có thể gia nhập câu lạc bộ những nước nhập khẩu trên 1,1 triệu tấn bông mỗi năm, bên cạnh Bangladesh và Trung Quốc .

Báo cáo của USDA cho thấy lượng tiêu thụ bông tại Việt Nam đang ngày một tăng cao, để đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu của ngành công nghiệp may mặc đang ngày một phát triển trong thời gian tới. 

Trong lĩnh vực sợi, số lượng cuộn sợi (spindles) đã tăng 24% trong 3 năm qua, lên mức hiện tại là 6,3 triệu cuộn. Trong năm 2016-2017, con số này được dự báo tăng hơn 30% lên 8,2 triệu cuộn.

Trong đó, nhu cầu về nguyên liệu sợi của các nhà sản xuất hàng dệt may và may mặc nội địa cũng tăng lên mức cao kỷ lục. Tính trong 10 tháng đầu năm, lượng vốn đầu tư vào ngành này đã đạt khoảng 2 tỷ USD.

Thêm vào đó, nhu cầu về sợi ở nước ngoài đang tăng lên, nhất là ở Trung Quốc. Trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu qua Trung Quốc 370.200 tấn sợi tổng hợp, tăng 34% so với năm ngoái và chiếm tới 52% tổng số kiện hàng xuất khẩu qua nước này. 

Mặc dù Trung Quốc đã cải cách chính sách trợ cấp cho ngành trồng bông của nước này, tuy nhiên giá bông tại đây vẫn còn rất cao. Do đó, các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn thích nhập khẩu các cuộn sợi hơn. Theo đó, nếu đi nhập khẩu sợi từ bên ngoài mỗi doanh nghiệp có thể tiết kiệm được 22 USD / tấn so với dùng bông trong nước.

Dự kiến trong năm nay, lượng sợi xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt mức cao kỷ lục là 950.000 tấn trong năm 2015, tăng 10,7% so với năm 2014.

Ngoài ra, Hiệp định TPP cũng sẽ là một nhân tố tích cực để thúc đẩy ngành công nghiệp dệt may tại Việt Nam phát triển hơn nữa, và khiến cho nhu cầu về bông theo đó cũng tăng lên. 


Atlantic Media lên kế hoạch bán lại trang tin kinh tế Quartz

Sau Business Insider, tới lượt một trang tin tức kinh tế nổi tiếng khác là Quartz của Atlantic Media cũng sắp bị rao bán.

Theo tờ Financial Times đưa tin, tập đoàn truyền thông Atlantic Media của Mỹ đang tổ chức đàm phán với một số đối tác tiềm năng để chào bán hoặc kêu gọi đầu tư vào Quartz, một trang tin rất nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ và kinh doanh.

Phát ngôn viên của Atlantic Media cho biết: "Nhìn vào quá trình phát triển lớn mạnh của trang tin Quartz trong hơn 3 năm qua thì không có gì đáng phải ngạc nhiên rằng có nhiều nhà đầu tư quan tâm đến điều này. Với những mục tiêu đã đặt ra cho Quartz, chúng tôi sẽ cân nhắc một cách cẩn thận những cơ hội đầu tư trong thời gian sắp tới". 

Được thành lập vào năm 2012, Quartz đã không ngừng phát triển mạnh mẽ trong hơn 2 năm qua, mở rộng hoạt động sang cả Châu Phi và Ấn Độ. Theo số liệu dự báo, 28% doanh thu trong quý IV/2015 của Quartz sẽ đến từ nước Mỹ thay vì chỉ dừng lại ở mức 21% hồi quý III. Trong tháng 11, trang web này đã thu hút được 15 triệu lượt người truy cập. Theo một nguồn tin cho biết doanh thu của trang tin tức này đạt khoảng 15 triệu USD, tăng 90% so với cùng kỳ năm ngoái và đủ để hoàn vốn.

Gần đây, khá nhiều thương vụ M&A lớn đã diễn ra trong làng báo thế giới. Cuối tháng 9 vừa qua, nhà xuất bản Axel Springer của Đức đã chi ra 343 triệu USD để chiếm cổ phần kiểm soát trong trang tin nổi tiếng Business Insider (BI). Mức định giá của BI là 390 triệu USD, gấp 9 lần doanh thu dự kiến của trang này trong năm 2015. Hãng Walt Disney cũng đã tăng gấp đôi số vốn cổ phần tại tổ hợp truyền thông Vice Media, vốn được định giá là hơn 4 tỷ USD. NBCUniversal thì đầu tư vào 2 trang Vox và BuzzFeed, đều được định giá hơn 1 tỷ USD.

Bên cạnh các báo online, ngành báo in truyền thống cũng có nhiều thay đổi. Tập đoàn Nikkei của Nhật bỏ ra gần 1,3 tỷ USD để mua lại tờ báo tài chính nổi tiếng của Anh là Financial Times. Một nhóm cổ đông của tạp chí kinh tế Economist thì mua lại lượng cổ phần 50% của nhà xuất bản Pearson trong tờ báo này với giá hơn 710 triệu USD.


Thành ủy Tp.HCM muốn bán cổ phần trong dự án Saigon SunBay

Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM vừa có thông báo bán hơn 2 triệu cổ phần của Văn phòng Thành ủy Tp.HCM tại CTCP đô thị Du lịch Cần Giờ-Chủ đầu tư dự án này.

Theo đó, giá khởi điểm là 11,818 đồng mỗi cổ phần, phiên đấu giá sẽ diễn ra sáng ngày 15/01/2016.

CTCP Đô thị Du lịch Cần Giờ có vốn điều lệ dự kiến 2,000 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh chính: Đầu tư cơ sở  hạ  tầng; Kinh doanh nhà; San lấp mặt bằng; Môi giới bất động sản, dịch vụ nhà đất; cho thuê kho bãi; Kinh doanh lưu trú khách sạn và các dịch vụ du lịch như: nhà hàng ăn uống, tổ chức hội thảo, hội nghị, kinh doanh khu vui chơi giải  trí, bãi  tắm, câu cá, bơi  lặn, kéo dù (Không kinh doanh tại trụ sở);…

Được biết, CTCP Đô thị Du lịch Cần Giờ (CTC Corp) là chủ đầu tư dự án Saigon SunBay. Ban đầu dự án được lập đầu tư có tổng mức đầu tư dự kiến 1,5 tỷ USD, nhóm cổ đông liên quan đến ông Đặng Thành Tâm nắm tỷ lệ chi phối hơn 65%, đến 30/9/2014 nhóm cổ đông này đã rút khỏi dự án. Tiếp đó một cá nhân đã nắm quyền chi phối với tỷ lệ tới 56.48%.

7 co dong sang lap tai ctc corp vao thang 9 nam 2004, khi do cong ty co von dieu le 1000 ty dong.

7 cổ đông sáng lập tại CTC Corp vào tháng 9 năm 2004, khi đó công ty có vốn điều lệ 1000 tỷ đồng.

den 2013, nhom co dong lien quan ong dang thanh tam chiem ap dao. van phong thanh uy tp.hcm van giu gan 4%

Đến 2013, nhóm cổ đông liên quan ông Đặng Thành Tâm chiếm áp đảo. Văn phòng Thành ủy TP.HCM vấn giữ gần 4%

nam 2014, cong ty nay duoc so huu chinh boi mot ca nhan

Năm 2014, công ty này được sở hữu chính bởi một cá nhân

Theo thông tin từ chủ dự án, năm 2012 dự án được tái khởi động, Saigon SunBay được chia làm ba giai đoạn: san lấp mặt bằng (từ 2012 – 2015); xây dựng cơ sở hạ tầng (2014 – 2017) và xây dựng các công trình kiến trúc bên trên (2014 – 2019). Riêng vốn san lấp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng dự kiến khoảng 350 triệu USD.

Mới đây, vào giữa năm 2015 Dự án Saigon SunBay đã có nhiều biến động khi có thông Công ty cổ phần Tập đoàn Vingroup sẽ tham gia làm đối tác chiến lược thực hiện dự án Khu đô thị biển Cần Giờ.

Nhà đầu tư dự kiến sẽ triển khai phần diện tích 821 héc ta trước, còn phần mở rộng 300 héc ta tiếp theo trên diện tích mặt biển sẽ được tiếp tục xem xét sau khi đã thực hiện giai đoạn 1.


Ngừng việc truy thu thuế doanh nghiệp sữa

Thời báo kinh tế Sài Gòn vừa đưa tin Ngừng việc truy thu thuế doanh nghiệp sữa. Theo đó, các Cục Hải quan hiện đã ngừng ban hành các quyết định truy thu thuế với các doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh sữa liên quan đến mặt hàng mặt hàng Anhydrous milkfat (AMF) sau khi các doanh nghiệp này có kiến nghị khẩn lên Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính.

Cũng theo TBKTSG, lãnh đạo một cục hải quan phía Nam cho biết việc tạm ngừng quyết định truy thu thuế đối với các doanh nghiệp sữa được thực hiện theo chỉ đạo từ Bộ Tài Chính. "Lãnh đạo Bộ Tài chính nói rằng chỉ truy thu khi có đủ cơ sở pháp lý. Nếu không thì không được triển khai", vị này nói.

Trước đó, sau kiến nghị của 8 doanh nghiệp ngành sữa về quyết định truy thu thuế của các cục Hải quan thì Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 10183/VPCP-KTTH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh về việc xem xét, xử lý kiến nghị khẩn cấp được các doanh nghiệp sữa gửi tới Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính.


Coca-Cola sẽ đóng cửa nhà máy ở Ấn Độ nếu bị đánh thuế 40%

Tờ Hindustan Times, ngày 11/12, đưa tin Coca-Cola (Mỹ) thông báo sẽđóng cửa nhà máy ở Ấn Độ nếu chính phủ nước này thông qua mức thuế 40% đối với loại đồ uống có gas theo như đề xuất của Ủy ban thuế hàng hóa và dịch vụ Ấn Độ, do Cố vấn trưởng về kinh tế Arvind Subramanian đứng đầu.

Venkatesh Kini, Chủ tịch Coca-Cola tại Ấn Độ và khu vực Tây Nam Á, cho biết Coca-Cola đang điều hành 56 nhà máy ở Ấn Độ và nếu đề xuất trên có hiệu lực, doanh nghiệp này của Mỹ sẽ phải đóng cửa nhà máy ở Ấn Độ.

Theo Chủ tịch Kini, bất kỳ bước đi nào theo hướng kể trên sẽ kéo theo một số thách thức đối với hoạt động kinh doanh và gây nhiều thiệt hại cho họ.

Theo Coca-Cola, lượng tiêu dùng đồ uống có gas theo đầu người ở Ấn Độ thuộc trong số những nước có tỷ lệ thấp nhất trên thế giới, nên mức thuế khắc nghiệt trên sẽ gây ra những tác động bất lợi và lượng cầu đối với đồ uống có gas giảm sẽ là mối quan ngại hàng đầu của Coca-Cola.

Ngành công nghiệp sản xuất đồ uống có gas trị giá 140 tỷ rupee (hơn 2 tỷ USD) ở Ấn Độ hiện đang chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 18%, trong đó Coca-Cola và PepsiCo là những "đại gia" trên thị trường.

Tuy nhiên, trong chiến lược phát triển của Coca-Cola, Ấn Độ vẫn nằm trong số các thị trường quan trọng nhất./


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 15-12-20151

    Tin kinh tế đọc nhanh 15-12-2015

    Vietnam Airlines bồi thường hơn 6,2 tỷ đồng cho khách
    DNNN chưa cổ phần hóa xong, lãnh đạo không được nghỉ việc
    Nín thở chờ Fed, TTCK theo hướng nào?
    TS Cấn Văn Lực:"Lượng tiền ngầm đổ vào thị trường bất động sản rất lớn"
    Vingroup chuyển nhượng 31% cổ phần Thời trang Emigo 

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-12-20152

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-12-2015

    Việt Nam nằm trong top 15 nước nhận được kiều hối nhiều nhất năm 2015
    Đề nghị truy tố 13 bị can trong đường dây buôn lậu than
    Việt Nam tự sản xuất chất phụ gia phân đạm
    Hội chợ hàng Việt bán hàng dỏm
    Ban hành hệ số K cho khu công nghiệp

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-12-20153

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-12-2015

    Tăng trưởng tín dụng năm 2015 có thể đạt 18%
    Nền kinh tế đang vay mượn hơn 4,45 triệu tỷ đồng
    Cộng đồng kinh tế ASEAN: “Nước đã đến chân”
    Mỹ đã đầu tư hơn 11 tỷ USD vào Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh 14-12-20154

    Tin kinh tế đọc nhanh 14-12-2015

    TPHCM ban hành hệ số điều chỉnh giá đất
    Xuất khẩu thủy sản hướng đến thị trường mới nổi
    Nhiều doanh nghiệp dầu khí Nga sẽ đến Việt Nam
    Tịch thu hàng Trung Quốc tại hội chợ hàng Việt
    50.000 tỉ đồng hỗ trợ phát triển công nghiệp

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-12-20155

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-12-2015

    Cục Hải quan TP.HCM “bêu tên” 86 doanh nghiệp nợ thuế
    Trung Quốc nhập khẩu trở lại tôm sú sống của Việt Nam
    Philippines có kế hoạch tăng nhập khẩu gạo trong năm 2016
    Hơn 1.000 DN vận tải có nguy cơ tê liệt vì thông báo cấm đường
    Bảo vệ quyền lợi các nhà đầu tư theo tiêu chuẩn quốc tế

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-12-20156

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-12-2015

    TP.HCM chốt 12 chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2016
    Tăng thuế hàng loạt: Những ông lớn nào sẽ “chịu trận”?
    “Sẽ có nhiều doanh nghiệp mới hình thành nhờ TPP, AEC...”
    Khởi công dự án thủy điện Đa Nhim mở rộng
    Công ty Nhật Bản khánh thành nhà máy tại Đồng Nai

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-12-20157

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-12-2015

    Sắp xếp, đổi mới Công ty nông nghiệp và tái cơ cấu TCT Cà phê Việt Nam
    Thu giữ hàng chục ngàn chai rượu giả
    Ban hành hệ số điều chỉnh giá đất trong khu công nghiệp
    Doanh nghiệp Nhật tìm cơ hội đầu tư vào nông nghiệp ĐBSCL
    Bộ Công thương lại bị tố làm khó doanh nghiệp

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-12-20158

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-12-2015

    Sẽ thanh tra Vinatex, ACV, Vietcombank, VDB
    Từ vụ Bạc Liêu, Cà Mau “vỡ nợ”: Bộ Tài chính siết chi tiêu của các địa phương
    Cộng đồng ASEAN và những việc cần làm ngay
    Dự án dầu khí Bir Seba: Biểu tượng hợp tác Việt Nam-Algeria
    11 tháng, doanh thu TKV đạt gần 86% kế hoạch

  • Tin kinh tế đọc nhanh 12-12-20159

    Tin kinh tế đọc nhanh 12-12-2015

    Chủ thầu phải mua bảo hiểm cho công nhân xây dựng
    Nông dân chê ngân hàng, vay tín dụng đen
    100% hàng điện tử Hyundai ở Việt Nam không rõ nguồn gốc
    Bị phong toả, doanh nghiệp FDI “cầu cứu” Bộ Tài chính
    Ngân hàng Quốc Dân thay Tổng giám đốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-12-201510

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-12-2015

    Doanh nghiệp Nhật muốn đầu tư nhưng ngại thương lái Trung Quốc
    Nhà nhập khẩu cảnh báo chất lượng tiêu Việt Nam
    Thủy điện Sơn La vượt tổng mức đầu tư hơn 5.500 tỷ
    Tăng cường quản lý sử dụng vốn đầu tư
    Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đề nghị bỏ quy định mới về cá tra