Hệ thống Big C Việt Nam sắp đổi chủ?
Xoài Campuchia tấn công thị trường Việt
Hai công ty vàng đòi bán 60 tấn hóa chất cyanua giả nhập từ Trung Quốc
Vinatex đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng xây chuỗi cung ứng dệt may
Nhà nước nắm 20% vốn điều lệ tại TCTy Thiết bị Y tế Việt Nam - CTCP
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-12-2015
- Cập nhật : 15/12/2015
“Thu từ dầu thô chỉ chiếm 6% ngân sách”
“Chúng tôi đã xây dựng các phương án rất cụ thể, không chỉ là những kịch bản cho giá dầu ở mức 60, 50, 45 USD/thùng mà trường hợp 40, 35 thậm chí 30 USD/thùng cũng đã được tính toán”.
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấnkhi trả lời trên Đài Truyền hình Việt Nam, tối 13/12.
Theo Thứ trưởng Tuấn, giá dầu hiện đã xuống ngưỡng 36 USD/thùng, nhưng đây là giá cho các tháng trong tương lai, chứ không ảnh hưởng đến thu ngân sách của năm 2015.
Trong thu ngân sách 2015, dầu thô chỉ còn chiếm 6% trong tổng thu, ông Tuấn nói. Con số 66.000 tỷ đồng thu từ dầu thô còn thấp hơn cả phần nợ đọng thuế (76.000 tỷ đồng). Thu từ dầu thô đã không còn là nguồn có tỷ trọng lớn như 5 - 10 năm trước.
Trước câu hỏi việc giá dầu giảm như vậy sẽ tác động thế nào đến nhập khẩu xăng dầu thành phẩm, đại diện Bộ Tài chính cho hay, dự kiến năm 2016, Việt Nam sẽ nhập khẩu khoảng 12,5 - 13 triệu tấn xăng dầu. Giá xăng dầu giảm thì sẽ khiến giá nguyên liệu đầu vào của sản xuất sẽ hạ.
Khi đó, ông nói, tình hình kinh doanh, làm ăn của doanh nghiệp và người dân sẽ thuận lợi hơn. Thuế thu từ nội bộ nền kinh tế sẽ tăng lên, ngân sách càng hưởng lợi.
Trên thị trường thế giới, giá dầu thô vẫn tiếp tục xu hướng giảm. Đến cuối tuần qua, trên thị trường London, giá dầu Brent hạ 4,5% xuống mức 37,94 USD/thùng, đánh dấu lần đầu tiền mất mốc 38 USD/thùng kể từ tháng 12/2008. Trong phiên giao dịch, đã có lúc giá dầu rơi xuống mức 37,36 USD/thùng. Giá dầu Brent hạ 12% trong tuần qua.
Nếu đồng USD tiếp tục tăng giá, các chuyên gia dự báo giá dầu Brent có thể sớm rớt xuống mức khoảng 34 USD/thùng, mức thấp nhất từ tháng 6/2004.
Trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI xuống mức 35 USD/thùng lần đầu tiên từ tháng 2/2009. Còn nếu tính từ mức đỉnh 108 USD/thùng thiết lập vào tháng 6/2014, giá dầu đã giảm hơn 2/3.
Xuất khẩu của Hà Nội tăng mạnh trong 3 tháng cuối năm
Theo đánh giá của Sở Công Thương Hà Nội, xuất khẩu của thành phố Hà Nội tiếp tục trên đà hồi phục và tăng tháng thứ 3 liên tiếp sau 4 tháng bị suy giảm từ tháng 5-8/2015.
Tuy nhiên, xuất khẩu của thành phố Hà Nội vẫn thấp hơn so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra của năm 2015 là 8-9%, nhưng mức tăng 11 tháng đã cao hơn so với 10 tháng và 9 tháng đầu năm (3,1% so với 1,5% và 0,2%).
Theo các chyên gia kinh tế, nguyên nhân xuất khẩu trong những tháng cuối năm tăng cao là do một số nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu có mức tăng trưởng cao hơn những tháng trước và một số nhóm hàng khác tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ 2014.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ước đạt 5.052 triệu USD, chiếm tỷ trọng 49,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố, tăng 3,8% so với cùng kỳ 2014.
Cụ thể, đối với nhóm xuất khẩu chủ yếu tăng trưởng cao là nhóm hàng dệt may tăng trưởng 15,3%, cao hơn mức chỉ tiêu kế hoạch 8% và cao hơn tăng trưởng 9 tháng (7,4%) và 10 tháng (10,6%) do đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường Mỹ (tăng 28,6%) và Nhật Bản (tăng 9%).
Tiếp đó là các nhóm hàng linh kiện điện tử và thiết bị ngoại vi tăng 2,2% (9 tháng tăng 1,6%, 10 tháng tăng 1,5%) do xuất khẩu vào một số thị trường chính tăng như Hồng Kong (23,8%), Nhật Bản (6%), Mỹ (23,1%).
Cuối cùng là nhóm hàng nông sản do chịu tác động tiêu cực và suy giảm trong 8 tháng đầu năm nhưng đã tăng trở lại trong tháng thứ 3 liên tiếp ở mức 6% (9 tháng tăng 1% và 10 tháng tăng 3,1%).
Nguyên nhân là do giá các mặt hàng hạt tiêu và hạt điều đều tăng nên kim ngạch các mặt hàng này tăng ở mức cao (35%), bù đắp đáng kể vào sự suy giảm mạnh chưa phục hồi của các mặt hàng nông sản chính là gạo), chè và càphê.
Đối với một số nhóm hàng khác tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ 2014 như: giày dép và các sản phẩm từ da tăng 9,2% do tăng xuất khẩu vào các thị trường Mỹ và Trung Quốc; thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh tăng 8% do tăng xuất khẩu vào các thị trường Singapore, Trung Quốc và Mỹ./.
Bộ Tài chính siết thuế xe máy điện
Có một số lượng xe máy điện đang lưu hành không qua sự kiểm soát của cơ quan thuế và cơ quan hải quan, Bộ Tài chính cho biết.
Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị tăng cường quản lý với xe máy điện trong đó có đề xuất các địa phương thống kê lại số lượng xe tồn kho để quản lý thuế.
Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, tổng hợp từ cơ quan thuế, hải quan giai đoạn 2010-2015, tổng số lượng xe máy điện sản xuất, lắp ráp trong nước thời gian này là 16.722 chiếc và xe nhập khẩu là 2.091 chiếc.
Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Công an, trong thời gian qua, có hàng triệu xe máy điện không rõ nguồn gốc hợp pháp đang lưu hành. Như vậy, theo đại diện ngành tài chính, “có một số lượng xe máy điện đang lưu hành không qua sự kiểm soát của cơ quan thuế và cơ quan hải quan".
Do đó, lãnh đạo Bộ Tài chính yêu cầu, ngay tại khâu nhập khẩu, cơ quan hải quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khấu xe máy điện của tất cả các đốỉ tượng (nhập khẩu thương mại, nhập khẩu phi thương mại...) đế thu thuế theo quy định.
Với một số nơi không có cơ quan hải quan kiểm soát hoặc tại các lối mòn, lối mở, đại diện ngành tài chính đề xuất Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bộ đội biên phòng, Ban chỉ đạo 389 cùng các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
Tại khâu lưu thông trên thị trường, ngành tài chính đề xuất Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo thống kê để kiểm soát số lượng xe máy còn tồn kho và quản lý thuế.
“Trường hợp sau khi các cơ quan chức năng kiếm tra đã thống kê và kiểm soát số lượng, nếu phát sinh số lượng xe mới nhập thêm thì phải thống kê số lượng báo cáo với cơ quan thuế để cơ quan thuế theo dõi và quản lý theo quy định” đề xuất của Bộ Tài chính nêu.
Trường hợp kiểm tra phát hiện không có hóa đơn, chứng từ, lãnh đạo Bộ Tài chính yêu cầu các cơ quan thực hiện xử phạt theo các đúng quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực có liên quan.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ Tài chính cũng đề xuất giao Bộ Công an chỉ đạo cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử phạt các trường hợp sử dụng xe máy điện vi phạm giao thông để tạo sức ép cho người dân đến đăng ký xe cũng như kiểm tra được tình hình đăng ký xe máy điện.
Thủ tướng: Năng lực cạnh tranh vẫn là thách thức lớn
Thông điệp trên được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra trong buổi gặp mặt vừa diễn ra với các doanh nghiệp tham gia diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam hướng tới cộng đồng kinh tế ASEAN.
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hội nhập ASEAN trong 20 năm qua là cuộc tập dượt quan trọng cho các doanh nghiệp. “Chính phủ cũng đã đi đầu và đi nhanh hơn các nước láng giềng từ 5-7 năm trong đàm phán các hiệp định thương mại tự do mấy năm qua. Và hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp nội đang ở điểm giao thoa, có từ 5-7 năm để chuẩn bị thích ứng với sự chuyển dịch về các chuỗi sản xuất trên thế giới”, Chủ tịch VCCI - Vũ Tiến Lộc bày tỏ.Theo ông Lộc, các hiệp định thương mại tự do mở đường tái cấu trúc nền kinh tế và tạo ra hàng chục triệu việc làm trong tương lai. Bên cạnh đó, Chính phủ đã tạo ra một làn sóng đổi mới thứ 2, khi đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhằm tạo bệ đỡ cho doanh nghiệp hội nhập.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Đảng, Nhà nước và Chính phủ luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để mọi người dân kinh doanh, làm ăn, cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam hội nhập thành công.
Thủ tướng nhìn nhận 5 năm qua cũng là bước ngoặt lớn về hội nhập quốc tế, nhất là hội nhập kinh tế. “Việt Nam đã hoàn tất đàm phán 12 hiệp định thương mại tự do, có quan hệ thương mại tự do với 55 nước, trong đó có 15 nước thuộc nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Qua hội nhập, doanh nghiệp đã có bước trưởng thành lớn và Nhà nước hoàn thiện thế chế, luật pháp phù hợp với thông lệ quốc tế”, Thủ tướng cho hay.
Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý thách thức lớn nhất của quốc gia cũng như doanh nghiệp là sức cạnh tranh còn yếu, trong khi đó mục tiêu của 5 năm tới là phải phát triển nhanh hơn và bền vững hơn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, cho đến giờ này, không còn cách nào khác là Nhà nước và doanh nghiệp cùng phải phát huy nội lực, tăng cường sức cạnh tranh để hội nhập thành công.
“Doanh nghiệp phải là người đi đầu trong hội nhập thông qua việc tăng cường quản trị hiệu quả, đổi mới công nghệ để hạ giá thành, còn nhà nước chỉ có thể mở thêm thị trường, hoàn thiện thể chế và cải cách hành chính để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Cuối tuần qua, Thủ tướng cũng đã có cuộc gặp mặt với lãnh đạo Bộ Công Thương và người đứng đầu các tập đoàn, tổng công ty lớn của ngành này về những bước chuẩn bị, ứng phó với hội nhập kinh tế quốc tế trong năm tới.
Bộ Tài chính: 'Nhập khẩu xăng dầu lợi hơn 2 tỷ USD nhờ giá giảm'
Trước việc giá dầu thô tiếp tục sụt giảm, xuống mức 36 USD mỗi thùng, trả lời trên VTV tối 13/12, Thứ trưởng Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định đây là điều đã được dự liệu.
- Năm 2016 Quốc hội dự toán thu ngân sách với giá dầu 60 USD mỗi thùng, nhưng nay chỉ còn 36USD thì tác động tới thu ngân sách ra sao?- Giá dầu đúng là đã xuống ngưỡng 36 USD mỗi thùng, nhưng đây là giá cho các tháng trong tương lai chứ không ảnh hưởng đến thu ngân sách của năm 2015. Bởi thu ngân sách từ dầu năm qua chúng ta đã đạt và vượt, khi đem về khoảng 65.000-66.000 tỷ đồng.
- Vậy Bộ Tài chính tính toán thế nào nếu giá dầu tiếp tục đi xuống?
- Chúng tôi đã xây dựng các phương án rất cụ thể, không chỉ là những kịch bản cho giá dầu ở mức 60, 50, 45 USD mỗi thùng mà trường hợp 40, 35 thậm chí 30 USD một thùng cũng đã được tính toán.
Tuy nhiên phải nói rằng, thu ngân sách 2015 từ dầu thô ở mức 66.000 tỷ đồng thì chỉ còn chiếm 6% trong tổng thu. Con số này thấp hơn cả phần nợ đọng thuế - 76.000 tỷ đồng. Thu dầu thô đã không còn là nguồn có tỷ trọng quyết định như 5-10 năm trước.
- Giá giảm như vậy sẽ tác động thế nào đến nhập khẩu xăng dầu thành phẩm?
- Dự kiến năm 2016, Việt Nam sẽ nhập khẩu khoảng 12,5–13 triệu tấn xăng dầu, và nếu mức giá dầu thô vẫn giữ nguyên 36 USD mỗi thùng như hiện nay thì chúng ta sẽ tiết kiệm được 2–2,1 tỷ USD.
Đó là chưa kể, giá xăng dầu giảm thì sẽ khiến giá nguyên liệu đầu vào của sản xuất sẽ hạ. Tình hình kinh doanh, làm ăn của doanh nghiệp và người dân sẽ thuận lợi hơn. Khi đó, khoản thu thuế từ nội bộ nền kinh tế sẽ tăng lên, nên ngân sách càng hưởng lợi.