Việt Nam nằm trong top 15 nước nhận được kiều hối nhiều nhất năm 2015
Đề nghị truy tố 13 bị can trong đường dây buôn lậu than
Việt Nam tự sản xuất chất phụ gia phân đạm
Hội chợ hàng Việt bán hàng dỏm
Ban hành hệ số K cho khu công nghiệp
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-12-2015
- Cập nhật : 12/12/2015
Sắp xếp, đổi mới Công ty nông nghiệp và tái cơ cấu TCT Cà phê Việt Nam
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện cổ phần hóa, Nhà nước nắm giữ 51% tổng số cổ phần, trong năm 2017 đối với Công ty mẹ - Tổng công ty Cà phê Việt Nam, trong đó bao gồm các đơn vị hạch toán phụ thuộc sản xuất kinh doanh và 7 đơn vị nông nghiệp gồm: Công ty Cà phê Ia Sao 1; Công ty Cà phê Ia Sao 2; Công ty Cà phê Đắk Đoa; Công ty Cà phê Đắk Uy; Công ty Cà phê Buôn Hồ; Công ty Cà phê 706; Công ty Cà phê 719.
Chuyển công ty nông nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, Tổng công ty Cà phê Việt Nam nắm giữ 51% tổng số cổ phần, thực hiện trong năm 2016 đối với 18 công ty TNHH một thành viên: Cà phê Việt Đức; Cà phê Việt Thắng; Cà phê Ea Sim; Cà phê Ea Tiêu; Cà phê 715B; Cà phê Đ’Rao; Cà phê 49; Cà phê 52; Cà phê 716; Cà phê 720; Cà phê 721; Cà phê Ia B’Lan; Cà phê 705; Cà phê Ia Grai; Cà phê 704; Cà phê 731; Cà phê 734; Cà phê Đắk Nông.
Phối hợp với các nhà đầu tư khác thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên, nhằm gắn kết phát triển vùng nguyên liệu và người dân trong vùng với phát triển công nghiệp chế biến và thị trường, thực hiện trong năm 2016 đối với 3 công ty TNHH một thành viên: Cà phê 715A; Cà phê 715C; Cà phê Ea Ktur.
Trường hợp Công ty TNHH một thành viên Cà phê Ea Ktur không chuyển thành công ty TNHH hai thành viên được thì thực hiện hình thức giải thể.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải thể 5 công ty, thực hiện trong năm 2016 đối với Công ty TNHH một thành viên Cà phê Ia Châm, Cà phê Ea Bá, Cà phê Ea Tul; thực hiện sau khi hoàn tất việc cổ phần hóa các công ty trên cùng địa bàn huyện Cư Kuin tỉnh Đắk Lắk đối với Công ty TNHH một thành viên Cà phê Chư Quynh và Công ty TNHH một thành viên Cà phê Ea H’Nin.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện việc sắp xếp, đổi mới, giải thể các công ty nông nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định của pháp luật hiện hành; rà soát, lựa chọn đối tác tham gia thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên đối với từng đơn vị cụ thể, quyết định và chịu trách nhiệm, chỉ đạo thực hiện bảo đảm hiệu quả, đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các đối tác cam kết sau khi sắp xếp, phải tiếp tục giữ và phát triển thương hiệu; không được đổi tên doanh nghiệp; rà soát, xác định nhu cầu sử dụng đất phù hợp với nhiệm vụ của từng công ty sau sắp xếp và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương. Chỉ đạo các công ty nông nghiệp phải sử dụng đất đúng mục đích, khi thay đổi mục đích sử dụng đất phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với quy hoạch được duyệt của tỉnh và quy định của pháp luật.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Phương án quản lý đối với diện tích đất đơn vị giải thể, diện tích đất các công ty không có nhu cầu sử dụng bàn giao về địa phương; xử lý dứt điểm các trường hợp tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất không đúng quy định của Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp và các quy định của pháp luật về đất đai.
Việc điều chỉnh các nội dung trong Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Cà phê Việt Nam giai đoạn 2011-2015 tại Quyết định số 2101/QĐ-TTg ngày 28/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về: giải thể Công ty cổ phần Vinacafe Đà Nẵng, Trung tâm sản xuất giống lúa lai (đơn vị sự nghiệp) và thoái toàn bộ 12,58% vốn Nhà nước của Công ty mẹ - Tổng công ty Cà phê Việt Nam tại Công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện theo thẩm quyền quy định tại Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
Khi thực hiện thoái vốn tại Công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa, Tổng công ty Cà phê Việt Nam ưu tiên bán cho nhà đầu tư trong nước. Tiền thu từ thoái vốn thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp. Việc đầu tư xây dựng nhà máy cà phê hòa tan công suất 3.200 tấn cà phê hòa tan đen/năm thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Phú Yên sau khi thu hồi đất hoặc tiếp nhận bàn giao đất của các công ty nông nghiệp trên địa bàn, thực hiện xử lý theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ.
Thu giữ hàng chục ngàn chai rượu giả
Công an TP Hà Nội cho biết Phòng An ninh kinh tế kết hợp với Đội QLTT số 4 đã phát hiện, thu giữ khoảng 20.000 chai rượu cùng 3.000 thùng rượu thành phẩm, gồm vang nổ, vang đỏ, rượu nếp… tại cơ sở kinh doanh rượu của ông Nguyễn Thành Năm (Hà Đông, Hà Nội).
Tại thời điểm kiểm tra, chủ hàng không xuất trình được các giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ các loại nguyên liệu chế biến, không có chứng nhận kinh doanh sản xuất rượu. Chủ cửa hàng cho biết các loại rượu được sản xuất từ cồn, nước, phẩm màu…, sau đó đóng chai, dán tem nhãn rồi xuất ra thị trường.
Ban hành hệ số điều chỉnh giá đất trong khu công nghiệp
UBND TP.HCM vừa ban hành hệ số điều chỉnh giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và giá đất thương mại dịch vụ trong các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn TP.
Theo đó, giá đất thương mại dịch vụ trong khu chế xuất, khu công nghiệp được tính bằng 0,45 giá đất ở do Nhà nước ban hành của mặt tiền đường. Giá đất sản xuất phi nông nghiệp không phải là đất thương mại dịch vụ bằng 0,35 lần giá đất ở của mặt tiền đường.
Hệ số này dùng để tính tiền thuê đất hằng năm đối với các thửa đất có giá trị dưới 30 tỉ đồng trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Doanh nghiệp Nhật tìm cơ hội đầu tư vào nông nghiệp ĐBSCL
Việc áp dụng kỹ thuật của Nhật vào sản xuất nông nghiệp VN sẽ giúp nâng cao năng suất và thu nhập cho nông dân, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.
Tại buổi kết nối “Doanh nghiệp ĐBSCL - Nhật Bản” với sự tham gia của 32 doanh nghiệp Nhật ngày 10-12, ông Yasuzumi Hirotaka - trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản văn phòng TP.HCM - cho rằng việc áp dụng kỹ thuật của Nhật vào sản xuất nông nghiệp VN sẽ giúp nâng cao năng suất và thu nhập cho nông dân, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững.
Chiều cùng ngày tại TP Long Xuyên (An Giang), Tập đoàn Sao Mai và Công ty Koyo Corporation thuộc Tập đoàn Koyo Group (Nhật Bản) đã ký kết hợp tác về năng lượng sạch.
Theo đó, Koyo Corporation sẽ lắp đặt hệ thống phát điện dùng pin mặt trời cho các nhà máy của Sao Mai tại Cụm công nghiệp Vàm Cống, và dự kiến xây dựng nhà máy sản xuất tấm pin mặt trời tại cụm công nghiệp này để cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu.
Bộ Công thương lại bị tố làm khó doanh nghiệp
Theo ông Nguyễn Đình Cung - viện trưởng CIEM, thông tư mới ban hành của Bộ Công thương về kiểm tra hàm lượng formaldehyde và amin thơm đối với sản phẩm dệt may không đúng với tinh thần nghị quyết 19/NQ của Chính phủ.
Ngày 10-12, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) đã tổ chức riêng một hội thảo bàn về thông tư mới ban hành của Bộ Công thương về kiểm tra hàm lượng formaldehyde và amin thơm (chuyển hóa từ thuốc nhuộm) đối với sản phẩm dệt may.
Theo ông Nguyễn Đình Cung - viện trưởng CIEM, thông tư này không đúng với tinh thần nghị quyết 19/NQ của Chính phủ, trong đó có yêu cầu về giảm thời gian thông quan cho doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp cho biết từ khi có dự thảo thông tư, họ đã có ý kiến góp ý nhưng Bộ Công thương không hề tiếp thu.
Nhiều doanh nghiệp phản ảnh thông tư mới yêu cầu kiểm tra ngay tại kho bãi... thay vì hậu kiểm, trung bình một lô hàng lấy 3-4 mẫu để kiểm tra hàm lượng formaldehyde, các amin thơm, có lô phải lấy tới 7 mẫu, thời gian chờ kiểm tra từ 3-5 ngày làm việc.