tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 30-01-2016

  • Cập nhật : 30/01/2016

Thái Lan là điểm đến phổ biến nhất châu Á - Thái Bình Dương

thanh pho bangkok (thai lan) - anh: shutterstock

Thành phố Bangkok (Thái Lan) - Ảnh: Shutterstock


Thái Lan là điểm du lịch nổi tiếng nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương với ba thành phố góp mặt trong danh sách những điểm đến hút khách của MasterCard .
Theo CNBC, Bangkok là thành phố đứng nhất với số lượt du khách ghé thăm, thời gian du khách nghỉ lại và tổng số tiền du khách chi, theo báo cáo của MasterCard dựa trên số liệu từ cơ quan du lịch nước này trong năm 2015.
Cuộc khảo sát được MasterCard thực hiện trên 167 điểm đến ở 22 nước khắp châu Á - Thái Bình Dương, những điểm đến chiếm 90,1% tổng số lượt du khách ghé thăm và ở qua đêm tại khu vực này.
Thủ đô Thái Lan đón 21,9 triệu lượt khách quốc tế nghỉ qua đêm trong năm 2015, tăng 28,6% so với một năm trước. “Chỉ số Điểm đến châu Á - Thái Bình Dương năm 2015 cho thấy sự hồi phục của thị trường du lịch Thái Lan, dẫn đầu bởi thành phố Bangkok”, chuyên gia Matthew Driver tại MasterCard cho hay.
Ngành du lịch Thái Lan vẫn giữ được sức cạnh tranh mạnh, bất chấp những thách thức như vụ đánh bom tại một ngã tư ở Bangkok hồi tháng 8, khiến hơn 140 người thương vong.
Nổi tiếng với các món ăn đường phố ngon và thị trường mua sắm nhộn nhịp, khách du lịch đến Bangkok nghỉ lại tổng cộng 107 triệu đêm và chi tiêu 15,2 tỉ USD trong năm 2015, theo chỉ số Destinations của MasterCard.
Phuket và Pattaya cũng nằm trong số 10 điểm du lịch nổi tiếng hàng đầu, với số du khách tăng lần lượt 15,5% và 10% so với năm 2014.
Singapore là nước đứng thứ nhì trong danh sách các điểm du lịch phổ biến, với 11,8 triệu khách quốc tế ghé thăm và nghỉ qua đêm. Tokyo (Nhật Bản) cũng đón 11,8 triệu lượt khách, đứng thứ ba trong danh sách này, ngay trên thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia.
Seoul (Hàn Quốc) là thành phố có số tiền du khách chi tiêu nhiều thứ nhì trong năm 2015, sau Bangkok, với tổng số tiền là 14,4 tỉ USD. Đứng sau thủ đô Hàn Quốc là Singapore. Thượng Hải và Bắc Kinh cũng là nơi du khách quốc tế chi tiêu nhiều, với số tiền chi trung bình hằng ngày lần lượt là 269 USD và 262 USD.
Nhìn chung, ngành du lịch châu Á - Thái Bình Dương vượt qua châu Âu vào năm 2014 trên phương diện phần trăm du lịch và lữ hành đóng góp vào GDP quốc gia, theo số liệu từ Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới. Sự tăng trưởng lớn này nhờ nhiều vào các thành phố hấp dẫn như Chiba, Osaka, Tokyo, Hokkaido, Bangkok, Phuket, Pattaya…Theo chuyên gia MasterCard, với tốc độ tăng trưởng hiện nay, đến năm 2020 sẽ có 500 triệu lượt khách đến châu Á - Thái Bình Dương.

1,43 tỉ smartphone được tung ra thị trường năm 2015

thuong hieu smartphone duoc ban ra nhieu nhat the gioi van thuoc ve samsung va apple - anh: afp

Thương hiệu smartphone được bán ra nhiều nhất thế giới vẫn thuộc về Samsung và Apple - Ảnh: AFP


Hãng nghiên cứu thị trường IDC vừa đưa ra con số thống kê về lượng smartphone được bán ra thị trường trong năm 2015. Đáng lưu ý, thị trường smartphone tiếp tục tăng trưởng mạnh so với năm 2014.
Theo đó, ước tính năm 2015 có tổng cộng 1,43 tỉ smartphone các loại được tung ra thị trường, tăng 10,1% so với năm 2014. Riêng trong quý 4/2015, lượng smartphone bán ra đạt 399,5 triệu máy, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong bảng xếp hạng các nhà sản xuất tung ra smartphone nhiều nhất, thì Samsung tiếp tục dẫn đầu bảng với 85,6 triệu máy được bán ra trong quý 4/2015, chiếm 21,4% thị phần và tăng 14,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Apple đứng thứ hai với 74,8 triệu máy (iPhone) được bán ra trong quý 4/2015, chiếm 18,7% thị phần, tăng 0,4% so với năm ngoái. Như vậy, khoảng cách giữa Samsung và Apple đang là 2,7%.

Ba vị trí tiếp theo đều thuộc về các nhà sản xuất di động của Trung Quốc là Huawei, Lenovo và Xiaomi, với các thị phần lần lượt là 9,1%, 5,1% và 4,6% tính trong quý 4/2015.

Dự án đường sắt Trung Quốc gặp khó ở Indonesia

le dong tho du an ngay 21.1 - anh: afp

Lễ động thổ dự án ngày 21.1 - Ảnh: AFP


Chỉ vài ngày sau lễ động thổ, các nhà đầu tư Trung Quốc buộc phải tạm dừng dự án đường sắt cao tốc trị giá 5,5 tỉ USD ở Indonesia để chờ giấy phép.
Tờ Jakarta Post dẫn lời Cục trưởng Cục Đường sắt Indonesia Hermanto Dwiatmoko trong cuộc trao đổi với báo giới ngày 27.1 cho biết hiện tại, Bộ Xây dựng Indonesia chỉ mới cấp phép cho liên doanh Kereta Cepat Indonesia China (KCIC) xây 5 km đầu tiên trong tổng chiều dài 142 km. Việc cấp phép này chỉ phục vụ mục đích động thổ.
KCIC, liên doanh giữa Tập đoàn China Railway International và 4 công ty quốc doanh của Indonesia, vẫn chưa nộp đầy đủ các giấy tờ cần thiết, bao gồm thiết kế dự án và thông số kỹ thuật, để xin giấy phép xây dựng và kinh doanh dự án.
Theo Bộ trưởng Giao thông Ignasius Jonan, giới hữu trách hiện vẫn đang đàm phán nhiều vấn đề với KCIC, mặc dù liên doanh này đã thắng thầu dự án cách đây 4 tháng. Một trong những yêu cầu bắt buộc là KCIC phải khôi phục mọi thứ liên quan về nguyên trạng trong trường hợp không thể hoàn thành dự án như cam kết vì bất kỳ lý do gì.
“Chúng tôi muốn đảm bảo rằng chính phủ sẽ không phải gánh chịu hậu quả khi nhà đầu tư dừng dự án giữa chừng”, ông nói.
Đường sắt cao tốc kết nối thủ đô Jakarta và thành phố Bandung ở tỉnh Tây Java dự kiến đi vào hoạt động vào đầu năm 2019 với tốc độ tối đa 350 km/giờ. Khoảng 75% kinh phí của dự án sẽ được vay từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc.

Doanh nghiệp tư nhân vẫn đối diện nhiều khó khăn

Hôm qua 28.1, tại hội thảo về tình hình kinh tế vĩ mô quý 4/2015, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, mặc dù nền kinh tế đang trên đà phục hồi nhưng khu vực kinh tế tư nhân vẫn đang rất khó khăn.
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, mặc dù hiện nay nhà nước với vai trò là trọng tài giúp chống chèn lấn của doanh nghiệp nhà nước và FDI đối với doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh, nhưng đã không làm tốt vai trò đó, thậm chí có những chính sách đang làm khó khăn hơn cho doanh nghiệp tư nhân như: chính sách huy động trái phiếu chính phủ, điều hành giá cả, thuế phí cộng lại tăng lên. Theo bà Lan, hiện nay thu trên ngân sách mới chỉ có sự đóng góp của doanh nghiệp đang hoạt động, chưa có sự đóng góp của doanh nghiệp mới gia nhập thị trường; quá trình thành lập doanh nghiệp của VN vẫn lâu, gánh nặng ngân sách vẫn đè lên những doanh nghiệp đang tồn tại.

Rủi ro dự án nợ tiền sử dụng đất

Hiện rất nhiều dự án nhà ở mặc dù đã bán cho khách hàng, thậm chí đã giao nhà nhưng chủ đầu tư vẫn chây ì đóng tiền sử dụng đất cho nhà nước.
Những khách hàng mua phải nhà đất ở những dự án này gặp rất nhiều rủi ro như không được cấp giấy chứng nhận (sổ đỏ), không được thế chấp ngân hàng, không được xây dựng...
Thu tiền của khách nhưng không đóng
Khoảng tháng 10.2011, Công ty Anh Tuấn mở bán dự án đất nền Anh Tuấn Garden (H.Nhà Bè, TP.HCM), với giá bán khoảng 6,5 triệu đồng/m2. Chủ đầu tư hứa chắc như “đinh đóng cột” rằng, dự án đã làm xong 50% cơ sở hạ tầng, nên thời gian bàn giao đất cho khách hàng vào tháng 12.2011. Tuy nhiên đến nay mặc dù dự án đã hoàn thành cơ sở hạ tầng, nhưng chủ đầu tư vẫn chưa thể giao nền cho khách hàng. Nguyên nhân là do dự án chưa đóng tiền sử dụng đất nên không thể xây dựng nhà.
Anh Trí, một khách hàng của dự án này cho biết, đã đóng đến hơn 50% giá trị nền đất, tương đương gần 1 tỉ đồng thì dừng lại không đóng nữa khi biết chủ đầu tư vẫn nợ tiền sử dụng đất của nhà nước. “Tôi được biết nhiều khách hàng thậm chí đã đóng cho chủ đầu tư gần 100% giá trị nền đất từ mấy năm nay. Tiền đã giao nhưng chủ đầu tư vẫn chây ì không chịu thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước nên dự án cứ ngâm đó mãi, không giao cho người dân xây dựng nhà cửa được. Tôi tính mua đất để xây nhà ổn định cuộc sống nhưng cũng vì thế mà gia đình phải đi ở trọ mấy năm nay”, anh Trí bức xúc. Một dự án khác của Công ty Anh Tuấn là Lotus Residence (Q.7) hiện đã mở bán cho khách hàng nhưng cũng đang nợ tiền sử dụng đất.
Hàng chục hộ dân tại dự án chung cư Lê Trực (Q.Bình Thạnh) 12 năm nay “dài cổ” chờ sổ đỏ. Trước đó, từ tháng 10.2004 mấy chục cán bộ, công nhân viên hưởng lương ngân sách nhà nước làm việc trong ngành giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng, được tặng thưởng nhiều huân, huy chương của nhà nước... mới may mắn được “duyệt” mua căn hộ từ chủ đầu tư là Công ty dịch vụ công ích Q.Bình Thạnh. Tuy nhiên, từ khi giao nhà vào năm 2005 đến nay, người dân đã chuyển hết tiền mà sổ đỏ vẫn chưa giao, nguyên nhân cũng bởi còn nợ tiền sử dụng đất của nhà nước.
Hàng loạt chung cư khác tại TP.HCM thời gian qua bị cư dân “tố” chậm làm sổ đỏ cho người dân mặc dù đã giao nhà vào ở từ rất lâu, do chưa đóng tiền sử dụng đất.
Không chỉ TP.HCM, mới đây Cục Thuế Hà Nội đã “bêu tên” hàng loạt chủ đầu tư các dự án bất động sản tại Hà Nội nợ nợ thuế lên tới hàng chục ngàn tỉ đồng. Trước thực trạng đó, Hà Nội đã ra tối hậu thư với những doanh nghiệp vi phạm luật Đất đai và chây ì quá lâu, ngành thuế sẽ kiến nghị với UBND TP.Hà Nội ra quyết định thu hồi dự án. Điều đáng nói, mặc dù các dự án này chưa đóng tiền sử dụng đất nhưng vẫn đem nhà đất đi bán cho khách hàng.
Chọn chủ đầu tư uy tín
LS Nguyễn Văn Trường, Trưởng văn phòng luật sư Trường, cho rằng khi mua nhà đất ở những dự án chưa đóng tiền sử dụng đất khách hàng sẽ gặp một số rủi ro như những trường hợp ở trên là không xây được nhà, không được cấp sổ đỏ dẫn đến khó mua bán, cầm cố... Để hạn chế tình trạng này, luật Kinh doanh bất động sản, Nghị định số 43 của Chính phủ đã quy định, dự án phải có sổ đỏ mới được bán. Những dự án chung cư chưa nộp tiền sử dụng đất sẽ không được phép bán căn hộ cho khách hàng. Ngoài ra, Chính phủ quy định rõ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở phải bảo đảm các điều kiện trong đó quan trọng nhất là chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có).
Theo LS Trường, trước khi luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực thì nhà nước vẫn cho phép chủ đầu tư dự án được ghi nợ tiền sử dụng đất. Những dự án rơi vào tình trạng này là do được cấp phép trước khi luật có hiệu lực. “Dự án nào có sổ đỏ là đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, đã đóng tiền sử dụng đất. Chính vì vậy khi mua nhà, khách hàng cần yêu cầu chủ đầu tư “trưng” sổ đỏ. Không những vậy, khách hàng cần chọn những doanh nghiệp, nhà đầu tư uy tín vì chắc chắn những doanh nghiệp này dù sớm hay muộn cũng sẽ phải đóng khoản tiền này, không dám chây ì vì họ sợ ảnh hưởng đến thương hiệu và bị khách hàng tẩy chay”, LS Trường phân tích.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-06-2016

    Điều kiện để xuất khẩu xoài sang Australia
    IMF: Thái Lan cần sớm cắt giảm lãi suất
    Nguy cơ tan rã BRICS
    Quảng Ngãi quyết đeo đuổi siêu dự án của Exxon Mobil

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-06-2016

    Tiềm năng phát triển của các nền kinh tế châu Á
    Hiệp hội Thép: Thời gian tới có thể áp thuế tự vệ chính thức để bảo vệ phôi thép
    Pinaco sẽ phát hành tăng vốn lên gấp 1,5 lần
    WTO cảnh báo thiệt hại trong xuất khẩu của Anh khi rời khỏi EU

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 12-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 12-06-2016

    Thái Lan sẵn sàng tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
    Xuất khẩu thủy sản: “Khát” đầu vào, bí đầu ra
    Doanh nghiệp khởi nghiệp tự cứu lấy mình
    Phát hiện "sai sót triệu Đô" tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
    Singapore mua lại tòa nhà Kumho Asiana Plaza

  • Tin kinh tế đọc nhanh 12-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 12-06-2016

    Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 5 tháng đạt hơn 134 tỷ USD
    Công ty Hồ Huy đề xuất đầu tư 10.000 taxi chạy bằng điện
    OECD: lần đầu tiên đưa ra dấu hiệu tăng trưởng kinh tế Mỹ ổn định
    Indonesia hạ mục tiêu tăng trưởng 5,1% năm 2016
    Nhập khẩu sản phẩm ngưng tụ của Hàn Quốc từ Iran tăng trong tháng 6

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 11-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 11-06-2016

    Hàng Việt vẫn có lợi thế
    Cần phát triển thị trường vốn để hỗ trợ ngân hàng
    Doanh số bán ô tô tăng 31%
    Dự báo xuất khẩu cá tra sang Mỹ tăng 15% trong quý II
    Yên Nhật, franc Thụy Sỹ tăng do lo ngại về thị trường lao động Mỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-06-2016

    Ăn 280 tấn hành tỏi Trung Quốc mỗi ngày: Món ăn Việt gia vị Tàu
    Vì sao sàn giao dịch nông sản thất bại?
    Sản lượng ôtô được tiêu thụ "tăng nhỏ giọt" trong tháng Năm
    Cho nhập khẩu bổ sung 100.000 tấn đường trong hạn ngạch
    Các cảng hàng không ưu tiên cần được đầu tư hơn 26.200 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 11-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 11-06-2016

    Tập đoàn Lotte bất ngờ bị điều tra
    Apple lập công ty con bán năng lượng mặt trời
    ECB đổ tiền vào trái phiếu doanh nghiệp
    George Soros quay lại thị trường, chọn vàng bỏ chứng
    Apple, Google thay đổi mô hình ăn chia lợi nhuận với nhà phát triển ứng dụng

  • Tin kinh tế đọc nhanh 11-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 11-06-2016

    Việt Nam vượt Thái Lan giành vị trí xuất khẩu tôm số 1 thế giới
    USD tăng khi giới đầu tư tìm kiếm tài sản an toàn
    Ukraine chê khí đốt Nga quá đắt
    Soán ngôi Saudi Arabia, Nga xuất khẩu dầu khí số 1 thế giới
    Vượt Mỹ-Canada, Nga thành nước xuất khẩu lúa mì hàng đầu

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 10-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 10-06-2016

    CEO của Suzuki Motor từ chức vì vụ gian dối nhiên liệu
    Hàn Quốc giảm lãi suất xuống thấp kỷ lục 1,25%
    ACB dự kiến phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu bổ sung nguồn vốn
    Giá dầu hãy cẩn thận với con gấu phía trước
    Euro 2016 - chiến trường của Nike và Adidas

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-06-2016

    Xuất khẩu của Trung Quốc giảm 4,1%
    Chỉ số S&P 500 tiến gần đến mức cao kỷ lục của mọi thời đại
    Trung Quốc cam kết sẽ kiềm chế công suất sản xuất thép
    Châu Á - Thái Bình Dương: Sẽ là khu vực giàu thứ hai thế giới
    Xăng dầu Dung Quất chưa được phép xuất khẩu