Trung Quốc muốn chấn chỉnh tình trạng thao túng chỉ số GDP?
Tăng thuế suất hàng loạt khoáng sản
Cơ chế giúp đẩy nhanh giải phóng hàng xuất nhập khẩu
Nhà máy tranh mua, giá mía nguyên liệu tăng cao
Sản lượng xuất khẩu gạo tăng khoảng 46% trong tháng Một
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 31-01-2016
- Cập nhật : 31/01/2016
Chính phủ Trung Quốc bơm thêm hơn 15 tỷ USD vào nền kinh tế
Tổng số tiền mà PBoC đưa vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong bốn ngày qua lên tới 690 tỷ nhân dân tệ.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, Ngân hàng trung ương) ngày 29/1 quyết định bơm thêm 100 tỷ nhân dân tệ (15,3 tỷ USD) vào nền kinh tế, sử dụng các thỏa thuận repo - PBoC mua chứng khoán từ các ngân hàng thương mại với thỏa thuận sẽ bán lại chúng trong tương lai.
Động thái trên - diễn ra sau khi PBoC ngày 26/1 đã rót 440 tỷ nhân dân tệ (67 tỷ USD) vào nền kinh tế để tăng tính thanh khoản trước Tết Nguyên đán, và bơm 340 tỷ USD vào hệ thống tài chính trong nước trong ngày 28/1 - đã nâng tổng số tiền mà PBoC đưa vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này trong bốn ngày qua lên tới 690 tỷ nhân dân tệ.
Trước đó, PBoC cho biết sẽ tạm thời tăng tần suất thực hiện các hoạt động trên thị trường mở lên mức hàng ngày trong dịp Tết Nguyên đán, so với mức hai lần/tuần (Thứ Ba và Thứ Năm) như trước đó.
Động thái này nhằm đáp ứng nhu cầu tiền mặt tăng mạnh trước dịp Tết Nguyên đán (bắt đầu từ ngày 7/2 tới).
Tập đoàn xi măng lớn nhất Thái Lan lên kế hoạch thâu tóm 100% cổ phần Prime Group
Siam Cement Group đã thông qua đề xuất mua 15% cổ phần còn lại của Công ty cổ phần Prime Group - nhà sản xuất gạch ốp lát lớn nhất Việt Nam.
Theo tin từ tờ Nation, Ban điều hành của Tập đoàn Siam Cement Group (SCG) của Thái Lan đã thông qua đề xuất mua 15% cổ phần còn lại của Công ty cổ phần Prime Group - nhà sản xuất gạch ốp lát lớn nhất Việt Nam - với giá 2,19 tỷ baht (61,2 triệu USD).
Nếu được tiến hành, SCG sẽ nâng tỷ lệ sở hữu trong Prime Group lên 100%. Trước đó vào tháng 12/2012, SCG đã mua 85% cổ phần Prime Group với giá 7,2 tỷ baht (240 triệu USD).
Ngày 23/1, Giám đốc điều hành của SCG tại Việt Nam - ông Dhep Vongvanich cho biết tập đoàn này đang tính toán xây dựng một nhà máy sản xuất xi măng tại Việt Nam.
Ngoài ra, SCG cũng muốn tiếp tục tìm cách hiện thực hóa dự án tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn (Bà Rịa-Vũng Tàu) trị giá 4,5 tỷ USD, mặc dù 1 trong 4 nhà đầu tư chính là Qatar Petroleum đã rút.
Kể từ năm 1992, SCG đã rót hơn 715 triệu USD vốn đầu tư vào Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, công ty đang có gần 22 công ty con tại đây.
Tính đến tháng 9/2015, Indonesia là nơi mà tập đoàn này đầu tư vào nhiều nhất, với tổng vốn là gần 1,22 tỷ USD. Việt Nam đứng vị trí thứ hai, nhận 715 triệu USD, vượt Campuchia với hơn 243 triệu USD.
Tuy nhiên, theo báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2015, Việt Nam lại là nước đem lại doanh thu lớn nhất cho SCG với gần 619 triệu USD, tiếp theo mới là Indonesia với gần 547 triệu USD.
Châu Âu rất có thể sẽ điều tra Google vì tội trốn thuế
Tuy nhiên, Phó Giám Đốc truyền thông và quan hệ công chúng của Apple cho rằng: "Chính phủ lập nên các bộ luật thuế, các cơ quan thuế độc lập thực thi bộ luật này và Google luôn tuân thủ theo điều đó."
Trong thứ 5, Uỷ viên EU Margrethe Vestager chia sẻ với đài BBC rằng bà sẽ sẵn sàng tiến hành điều tra gã khổng lồ Google về cáo buộc khoản thuế của họ tại nước Anh. "Nếu chúng tôi tìm ra hoặc ai đó cho chúng tôi biết ẩn khuất đằng sau vụ này thì chúng tôi sẽ tiến hành điều tra." bà cho biết.
Trong giữa buổi hội thảo, Ủy Ban Châu Âu đã xác nhận rằng họ nhận được đơn khiếu nại từ một thành viên của Nghị viện Scotland về vấn đề thuế má của Google. Mặc dù có rất nhiều câu hỏi rằng liệu cuộc điều tra đó sẽ được thực hiện một cách bài bản hay không, đại diện của Uỷ Ban Châu Âu từ chối trả lời.
Vấn đề đóng thuế của các công ty đa quốc gia hoạt động ở Châu Âu đang chịu sự giám sát nặng nề trong thời gian qua. Google đã phải hứng chịu búa rìu dư luận khi họ bị cáo buộc thoả thuận khoản thuế 130 triệu Euro với chính phủ Anh, con số này chỉ bằng 3% mức thuế suất chính thức. Apple cũng bị Uỷ Ban điều tra vì họ nghi ngờ rằng công ty đang nợ một khoản thuế lên đến 8 tỉ USD tại Châu Âu. Giám đốc tài chính của Apple, Luca Maestri, cho rằng Apple không có nợ bất kì khoản thuế nào. "Tôi ước tính khoản thuế Apple đang nợ là 0, ý của tôi là nếu cuộc điều tra diễn ra một cách công bằng thì khoản thuế Apple đang nợ Châu Âu là 0." ông chia sẻ với đầu báo The Financial Times.
Mặt khác, đại diện Google nhấn mạnh rằng họ đã trả khoản thuế hợp lí. Phó Giám Đốc truyền thông và quan hệ công chúng của Apple, Peter Barron, chia sẻ với The Financial Times rằng: "Chính phủ lập nên các bộ luật thuế, các cơ quan thuế độc lập thực thi bộ luật này và Google luôn tuân thủ theo điều đó."
Hiện tại Ủy Ban Châu Âu đã siết chặt hơn việc thu thuế các công ty nước ngoài hoạt động trong thị trường Châu Âu. Ông Pierre Moscivi, thành viên trong Uỷ Ban, tuy khẳng định sẽ không nương tay trong vấn đề đau đầu trên nhưng ông không có bình luận gì về sự việc của Google: "Chúng tôi không thể nhận xét về các thoả thuận thuế cá nhân, phần lớn là vì chúng tôi chưa rõ các chi tiết của sự thỏa thuận này. Nhưng chắc chắn rằng các công ty sẽ phải đóng khoản thuế cho Châu Âu một cách hợp lí nhất."
Nga chi gần 10 tỷ USD đối phó khủng hoảng tài chính trong nước
Ngày 28/1, Bộ Phát triển Kinh tế Nga cam kết sẽ chi 750 tỷ ruble (tương đương 9,8 tỷ USD) đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính của nước này sau khi giá dầu mỏ lao dốc và đồng ruble mất giá ảnh hưởng nặng nề đến tăng trưởng kinh tế của Nga.
Theo Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev, quyết định trên là một trong số các biện pháp chống khủng hoảng, trong đó 310 tỷ ruble là ngân sách tồn đọng đã cấp cho các địa phương trong năm 2016.
Ông Ulyukayev không cho biết thêm chi tiết về kế hoạch sử dụng khoản tiền trên, song báo chí Nga đưa tin kế hoạch chống khủng hoảng gồm 4 lĩnh vực là giúp đỡ các khu vực, hỗ trợ các ngành kinh tế chủ chốt gặp khó khăn nhất như nông nghiệp, chế tạo ôtô, các biện pháp hỗ trợ xã hội và cải cách cơ cấu.
Nền kinh tế phụ thuộc vào năng lượng của Nga đã suy giảm 3,7% trong năm 2015, và được dự báo sẽ tiếp tục đà này trong năm nay do chịu tác động mạnh từ việc giá dầu giảm mạnh kéo dài, có lúc xuống dưới 30 USD/thùng và các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây liên quan cuộc khủng hoảng Ukraine.
Thu nhập từ dầu mỏ và khí đốt chiếm hơn một nửa thu ngân sách Nga, do dó giá dầu giảm khiến Chính phủ Nga phải cắt giảm chi tiêu công và thậm chí điều chỉnh lại dự báo kinh tế vĩ mô cho năm 2016./
Nền kinh tế Mỹ đã bị chững lại vào tháng cuối năm 2015
Trong tháng 12/2015, số đơn đặt mua hàng hóa mới của Mỹ đã giảm 5,1%, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 8/2014, trong bối cảnh tình trạng lao dốc của giá dầu và việc đồng USD tăng giá gây sức ép lên nhiều doanh nghiệp Mỹ. Số liệu mới này cho thấy đà tăng trưởng kinh tế Mỹ đã bị “hãm phanh” vào cuối năm 2015.
Các nhà kinh tế lo ngại rằng giá dầu sụt giảm và đồng bạc xanh mạnh lên sẽ tiếp tục tác động đến kinh tế Mỹ vào đầu năm 2016, trong bối cảnh nhu cầu ở nước ngoài giảm sút và triển vọng kinh doanh không mấy sáng sủa, với lượng tồn kho khá nhiều.
Nhà kinh tế Thomas Costerg, thuộc ngân hàng Standard Chartered tại New York, cho biết các công ty Mỹ đang cắt giảm mạnh đầu tư.
Bên cạnh đó, các đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán cũng ảnh hưởng đến triển vọng của kinh tế Mỹ. Theo khảo sát của hãng tin Reuters, Chính phủ Mỹ sẽ đưa ra báo cáo vào cuối tuần này với GDP trong quý IV/2015 tăng 0,8%, sau khi đạt mức tăng 2% trong quý III/2015.
Tuy nhiên, bất chấp nhịp độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, thị trường lao động Mỹ vẫn khá vững, khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu đã giảm 16.000 xuống 278.000 người. Đây là tuần thứ 47 liên tiếp con số này dưới mốc 300.000, quãng thời gian dài nhất kể từ dầu những năm 1970./.