tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 01-02-2016

  • Cập nhật : 01/02/2016

Chiến tranh tiền tệ: Liệu châu Âu sẽ đáp trả Nhật Bản?

chien tranh tien te: lieu chau au se dap tra nhat ban?

Chiến tranh tiền tệ: Liệu châu Âu sẽ đáp trả Nhật Bản?


Nhật Bản vừa có động thái mới nhất trong cuộc chiến tiền tệ toàn cầu và châu Âu có thể sẽ phải phản pháo.
Ngân hàng Nhật Bản hôm 29.1 làm thị trường thế giới bất ngờ khi áp dụng mức lãi suất dưới 0%. Nước này muốn lạm phát và tăng trưởng kinh tế đi lên bằng cách để người gửi tiền trả thêm phí. Việc di chuyển lãi suất về -0,1% cũng có tác dụng gây thêm áp lực cho đồng yen Nhật.
Châu Âu vốn chiến đấu với sự trì trệ trong nền kinh tế, không thể để đồng euro tăng giá so với các loại tiền tệ chính khác vì điều này sẽ khiến hàng xuất khẩu châu Âu trở nên đắt đỏ hơn và làm giảm chi phí nhập khẩu giữa lúc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang cố gắng thúc đẩy lạm phát.
“Hãy để cuộc chiến bắt đầu”, nhà kinh tế Ken Wattret thuộc ngân hàng BNP Paribas lưu ý. Mức lãi suất mới tại Nhật Bản sẽ “tăng khả năng vốn đã ở mức cao” của việc ECB hạ lãi suất xuống thấp hơn trong vùng tiêu cực.
Nhật Bản vừa tham gia một câu lạc bộ các nước áp dụng lãi suất dưới 0%, trong đó có Đức và Thụy Sĩ. Thông điệp gửi đến người tiêu dùng là rõ ràng: Hãy ngừng tiết kiệm, bắt đầu chi tiêu.
“Cho dù việc này có hiệu quả hay không cũng ít quan trọng so với thực tế ngân hàng trung ương các nước chật vật với giảm phát cảm thấy cần phải đi con đường này”, ông Wattret nói.
Thị trường rõ ràng kỳ vọng Chủ tịch ECB Mario Draghi hành động một lần nữa khi ngân hàng trung ương nhóm họp vào tháng 3 tới đây. Lãi suất trái phiếu chính phủ Đức kỳ hạn 2 năm giảm xuống mức thấp kỷ lục mới gần -0,5% hôm 29.1. Ngay cả việc lạm phát trong tháng 1 tăng lên đến 0,4% từ mức 0,2% hồi tháng 12.2015 cũng không thể ngăn cản quyết định của ông Draghi.
Chuyên gia Howard Archer thuộc IHS cho hay: “Chúng tôi dự báo ECB sẽ cắt giảm lãi suất thêm 10 điểm cơ bản nữa, đến mốc -0,4% trong cuộc họp vào tháng 3.2016 và cho rằng ECB cũng sẽ tăng mua tài sản hằng tháng”.
Tại kỳ họp diễn ra vào tháng này, ECB giữ nguyên lãi suất và cho biết sẽ tiếp tục mua trái phiếu chính phủ và các tài sản khác với mức 60 tỉ EUR, tương đương 65 tỉ USD, mỗi tháng.

Nhu cầu dầu mazut châu Á năm 2016 sẽ tiếp tục giảm

nhu cau dau mazut chau a nam 2016 se tiep tuc giam

Nhu cầu dầu mazut châu Á năm 2016 sẽ tiếp tục giảm


Thị trường dầu nhiên liệu châu Á năm 2015 sụt giảm, và triển vọng năm 2016 sẽ còn giảm thêm nữa do nhu cầu từ các nhà máy lọc dầu Trung Quốc chậm lại và kinh tế các nước châu Á yếu đi ảnh hưởng tới tiêu thụ dầu cho các nhà máy điện cũn như mậu dịch đường biển.

BMI Research dự báo giá dầu nhiên liệu (dầu mazut) loại 180cst tại Singapore – tham chiếu cho toàn châu Á – năm 2016 sẽ trung bình 242,21 USD/tấn, giảm khoảng 21% so với năm 2015.

Việc kinh tế Trung Quốc tăng chậm nhất trong vòng 25 năm và các cường quốc thương mại ở châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc đang chật vật để giữ cho kinh tế tiếp tục tăng trưởng, sẽ làm cho nhu cầu dầu nhiên liệu dùng trong vận chuyển các container ở châu Á trì trệ trong năm 2016, làm gia tăng sức ép lên thị trường vốn đã trải qua năm 2015 đầy khó khăn.

Cước vận tải đường thuỷ từ tháng 12 đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng nhiều năm bởi công suất dư thừa trong khi nhu cầu chậm lại.

Dầu nhiên liệu dự báo sẽ giảm giá tương ứng với dầu thô trong năm nay. Hãng tư vấn Energy Aspects dự báo mức trừ lùi giá dầu 180cst tại Singapore so với dầu thô tại Dubai sẽ trung bình 11 USD/thùng trong năm nay, giảm so với 6,75 USD/thùng năm 2015.

“Không may là triển vọng thị trường dầu nhiên liệu châu Á năm 2016 không sáng sủa bởi nhiều yếu tố liên qua tới cả cung và cầu”, ông Ralph Leszczynski thuộc hãng môi giới vận tải Banchero Costa cho biết.

Dầu nhiên liệu 380cst kỳ hạn giao sau một tháng tại Singapore – loại chủ yếu sử dụng cho tàu thuỷ vượt đại dương – năm 2015 có giá trung bình rẻ hơn 50% so với năm trước đó, và tiêp tục giảm từ đầu năm tới nay, với mức giá hiện tại rẻ hơn 50% so với đầu năm.

cac nha may loc dau chuyen huong mua dau tho

Các nhà máy lọc dầu chuyển hướng mua dầu thô

Việc các nhà máy lọc dầu quy mô nhỏ (teapot) của Trung Quốc chuyển từ nhập khẩu dầu nhiên liệu sang dầu thô sẽ là một trong những yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất tới nhu cầu dầu nhiên liệu trong năm 2016.

Kinh tế tăng trưởng chậm lại sẽ càng gây áp lực giảm nhu cầu dầu nhiên liệu, bởi phần lớn các teapot của Trung Quốc chuyển hướng mua dầu thô thay vì dầu nhiên liệu, bởi quá trình lọc dầu thô họ sẽ còn thu được một số chế phẩm khác như xăng và dầu diesel.

Hơn 20% teapot của Trung Quốc đã có đủ điều kiện nhập khẩu dầu thô trực tiếp với hạn ngạch 37,6 triệu tấn trong năm 2015. Các nhà phân tích của hãng Barclays dự báo hạn ngạch này sẽ tăng lên 87,6 triệu tấn trong năm 2016, và kết quả là nhu cầu dầu nhiên liệu của nước này năm nay sẽ giảm khoảng 15%.

Nhập khẩu dầu nhiên liệu vào Trung Quốc đã giảm 12,9% trong năm 2015 so với năm trước đó, chỉ đạt 15,4 triệu tấn, theo số liệu của Hải quan nước này, mà theo Barclays thì “nguyên nhân cũng bởi xu hướng giảm nhập khẩu dầu nhiên liệu và tăng nhập khẩu dầu thô”.

Trong khi sự giảm sút nhu cầu của Trung Quốc sẽ gây áp lực lớn lên thị trường dầu nhiên liệu, thì nhu cầu tiêu thụ loại dầu này ở Nhật Bản cũng giảm bởi Nhật đang khởi động lại các nhày máy điện nguyên tử và giảm sản lượng ở các nhà máy điện sử dụng năng lượng hoá thạch.

doi tau thuy du thua trong khi nhu cau giam sut

Đội tàu thuỷ dư thừa trong khi nhu cầu giảm sút

Nhu cầu nhiên liệu trong vận tải thuỷ trì trệ càng khiến cho thị trường dầu nhiên liệu khó khăn thêm.

BMI cho biết nhiều tàu thuỷ đang nhàn rỗi. Nhu cầu vận tải thấp khiến các tàu thuỷ khi chạy trên biển cũng giảm tốc độ để tiết kiệm nhiên liệu và giảm chi phí, càng ảnh hưởng tới nhu cầu dầu nhiên liệu.

Mặc dù có một số sóng tăng ngắn, song doanh số bán nhiên liệu hàng hải tại Singapore từ năm 2011 đến nay nhìn chung không thay đổi, ở mức trung bình khoảng 3,6 triệu tấn/tháng.

 

Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố tích cực cho thị trường này. Đó là nguồn cung giảm dần bởi xuất khẩu từ Nga có thể giảm, đồng nghĩa với xuất khẩu từ châu Âu sang châu Á giảm.

Nga dự kiến tăng thuế xuất khẩu dầu nhiên liệu trong năm 2016 sẽ đẩy giá dầu nhiên liệu cũng như dầu thô tăng lên. Được biết, với giá dầu thấp như hiện nay thì xuất khẩu dầu nhiên liệu gần như khong mang lại chút lợi nhuận nào cho các nhà máy lọc dầu của Nga.


Các nhà XK gạo Nhật nỗ lực chinh phục thị trường Đông Nam Á

Các nhà xuất khẩu gạo Nhật Bản đang nỗ lực phát triển kinh doanh ở châu Á, đặc biệt tập trung vào khu vực Đông Nam Á.

Họ có thêm cơ sở để lạc quan khi 12 nước tham gia Hiệp định Thương mại Tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) đạt được thoả thuận chung, hứa hẹn sẽ đẩy tăng nhu cầu gạo Nhật Bản khi Hiệp định có hiệu lực.

Ngay lúc này đây, làn sóng bùng nổ nhu cầu thực phẩm Nhật Bản đã và đang diễn ra trên toàn cầu.

Kubota, hãng sản xuất thiết bị nông nghiệp hàng đầu Nhật Bản, và Shinmei Holding, hãng bán buôn gạo lớn nhất nước này, đều đã mở rộng xuất khẩu gạo Nhật ra thị trường thế giới.

Tại Singapore, Shinmei sẽ mở một cơ sở bán buôn mới vào cuối năm nay, trong khi Kubota sẽ nâng tỷ lệ sử dụng công suất sản xuất tại nhà máy xay xát gạo để phát triển tiêu thụ sản phẩm của mình. Hai công ty này - đều có trụ sở ở miền tây Nhật Bản – sẽ nỗ lực để phát triển việc bán hàng.

Kể từ 2012, Kubota đã xuất khẩu loại gạo được sản xuất bởi những khách hàng sử dụng thiết bị nông nghiệp của công ty mình. Ngoài việc dán nhãn xuất xứ và thương hiệu gạo, bắt đầu từ năm nay Kubota xây dựng riêng tiêu chuẩn về giống lúa dùng trong mỗi món ăn, chẳng hạn như loại gạo dành cho món cà ri, hay dùng trong các món ăn kiểu Tàu…Nỗ lực mới này nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh gạo ở nước ngoài một cách hiệu quả nhất. Sự đa dạng loại gạo sẽ làm cho sản phẩm này trở nên phù hợp nhất trong quá trình sử dụng, không chỉ tạo sự ngon miệng mà còn giữ lại tối đa amylose, protein và các dưỡng chất khác của gạo.

Kubota xuất khẩu gạo nâu được trồng tại Nhật Bản và xay xát và chế biến tại các nhà máy ở nước ngoài, nên gạo của công ty bán tại thị trường nước ngoài luôn là gạo tươi mới. Để phát triển xuất khẩu gạo, Kubota sẽ nâng gấp đôi số giờ hoạt động mỗi ngày tại nhà máy xay xát ở Singapore lên 16 tiếng. Công ty cũng sẽ mở thêm các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm cho phù hợp với thị trường.

Để mua gạo trong nước và bán ra nước ngoài, Kubota sẽ tăng cường liên kết không chỉ với người trồng lúa mà với cả Liên đoàn các Hiệp hội Hợp tác xã Nông nghiệp Quốc gia (Zen-Noh).

Năm 2016 này, Kubota có kế hoạch xuất khẩu 3.200 tấn gạo, tăng gấp đôi so với năm trước, và mục tiêu sẽ sớm đạt 10.000 tấn mỗi năm.

Đối với Shinmei, cơ sở xuất khẩu đã có ở Hongkong và cơ sở mới sắp khai trưởng Singapore sẽ tăng cường cung cấp gạo cho các nhà hàng ở những thị trường này, trong tương lai sẽ hướng tới những khách hàng tiềm năng khác ở Trung Quốc lục địa và các nước Đông Nam Á.

Công ty cũng sẽ tăng cường cung cấp gạo cho các nhà hàng ở nước ngoài qua Genki Sushi - sở hữu chuỗi các nhà hàng sushi lớn và đã trở thành công ty con của Shinmei từ năm 2015. Shinmei đã cung cấp gạo cho 15 đại lý ở Hongkong và Singapore, và sẽ bắt đầu cung cấp gạo Nhật cho 60 đại lý ở Indonesia, Thái Lan và những nước khác.

Ở Đông Nam Á, Shinmei cũng tham vọng sẽ tăng cường bán gạo đánh bóng tại các siêu thị Nhật Bản, các cửa hàng chuyên đồ Nhật, và sẽ cung cấp cơm Nhật các loại cho các cửa hàng tiện ích.

Shinmei hy vọng sẽ tăng 50% xuất khẩu gạo trong năm kết thúc vào tháng 3/2017 lên 3.000 tấn. Để đạt mục tiêu xuất khẩu 20.000 tấn gạo, Shinmei nỗ lực xuất khẩu tới 50 quốc gia và khu vực vào năm 2021, tăng trên 60% so với hiện nay.

Kitoku Shinryo, một trong những hãng bán buôn gạo hàng đầu Nhật Bản, cũng đang tập trung vào các thị trường Singapore và Đài Loan, và dự định mở rộng kênh bán hàng tại Việt Nam và những thị trường khác. Công ty dự định sẽ cung cấp gạo Nhật cho các đại lý bán gạo ở Việt Nam, và cả ở nhà hàng bán cơm cuộn sẽ mở tại TP Hồ Chí Minh vào cuối tháng 1 này.

Xuất khẩu gạo Nhật Bản - đã tăng lên khoảng 6.600 tấn trong 11 tháng đầu năm 2015, chủ yếu nhờ giá gạo trên thị trường Nhật giảm và đồng yen trượt giá – có tiềm năng tăng trưởng mạnh bởi hiện còn rất nhỏ so với sản lượng khoảng 7,5 triệu tấn mỗi năm. Gạo cũng là lương thực chính ở Nhật Bản.

 

Tuy nhiên, giá gạo Nhật vẫn cao hơn khá nhiều so với gạo sản xuất tại các quốc gia Đông Nam Á. Do vậy, khi TPP có hiệu lực, ngành lúa gạo Nhật Bản chắc chắn sẽ phải nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất nếu muốn tồn tại trong kỷ nguyên thương mại tự do, bởi khi đó gạo giá rẻ sẽ được phép nhập khẩu vào Nhật Bản.

Công ty Kubota nhận thức rõ rằng cần phải giảm từ 30% trở lên chi phí sản xuất gạo tại Nhật Bản thì mới có thể cạnh tranh được trên thị trường thế giới. Và để đạt mục tiêu đó, công ty sẽ sử dụng công nghệ thông tin và nhiều biện pháp khác nữa.


Bất động sản Australia hút nhà đầu nước ngoài

Năm 2015 giới đầu tư đã chi 29 tỷ đôla Australia (tương đương 20,3 tỷ USD) vào văn phòng, khu công nghiệp và trung tâm bán lẻ trên toàn nước này, trong đó 38% lượng vốn đến từ khối ngoại, theo Savills.

Trong 29 tỷ đôla Australia đầu tư vào bất động sản có hơn 17,2 tỷ là giao dịch văn phòng, 4,8 tỷ rơi vào khu công nghiệp và 7 tỷ cho các trung tâm bán lẻ. Giá trị các thương vụ này tăng 32% so với mức trung bình của 5 năm qua.

Ở phân khúc văn phòng ghi nhận 221 bất động sản được bán ra, nhà đầu tư nước ngoài mua đạt giá trị 45% (tương đương 7,6 tỷ đôla Australia). Khu công nghiệp có tổng số 221 tài sản đã giao dịch, khối ngoại mua 36%. Kinh doanh trung tâm bán lẻ tiêu thụ 197 sản phẩm, nhà đầu tư nước ngoài mua 26%.Các tổ chức đầu tư chiếm 35% lượng khách mua bất động sản. Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài chiếm 38% thị phần, tăng 70% so với mức 22% thị phần của năm 2014.

dong von ngoai co xu huong dich chuyen manh vao thi truong bat dong san australia nam 2015. anh:realestateview.com.au

Dòng vốn ngoại có xu hướng dịch chuyển mạnh vào thị trường bất động sản Australia năm 2015. Ảnh:realestateview.com.au

Trưởng bộ phận nghiên cứu của Savills Australia, Tony Crabb nhận định thị trường đầu tư bất động sản nước này đã chứng kiến một năm đột phá về số lượng và giá trị giao dịch.

Một lượng lớn các dòng vốn nước ngoài đang tiếp tục được đổ vào Australia, đặc biệt là các nguồn đầu tư đến từ Trung Quốc và các tổ chức tài chính quốc tế. Các nhà đầu tư ủy thác và quỹ đầu tư trong nước cùng với khối ngoại giữ vị thế chiếm lĩnh thị trường.

Chuyên gia này cho rằng tỷ suất lợi nhuận bất động sản giữ được sự ổn định và duy trì ở mức cao hơn nhiều so với đầu tư chứng khoán đã tác động đến quyết định đầu tư.


Mỹ khôi phục xuất khẩu dầu sau 40 năm

Các chuyên gia nhận định xuất khẩu dầu của Mỹ sẽ không cạnh tranh bằng Nga, Saudi Arabia… Giá dầu tăng lên 34 USD/thùng.

Ngày 29-1, lần đầu tiên trong 40 năm, các lô dầu thô đầu tiên từ bang Texas (Mỹ) đã được xuất đi châu Âu, theo hãng tin CNN cùng ngày.

Lệnh cấm xuất khẩu dầu thô được ban hành năm 1975 vì Mỹ lo ngại thiếu hụt nguồn dầu sau hai năm các nước thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu (OPEC) ngưng bán dầu cho Mỹ vì Mỹ ủng hộ Israel trong cuộc chiến tranh Yom Kippur với Ai Cập.

Lệnh cấm được dỡ bỏ vào tháng 12-2015 với mục đích thúc đẩy ngành công nghiệp năng lượng của Mỹ, cũng như giúp các nước đồng minh ở châu Âu và châu Á ít phải lệ thuộc vào nguồn dầu của Nga và các nước Trung Đông.

conocophillips la cong ty nang luong my xuat khau dau dau tien sau khi lenh cam duoc do bo. (anh: bbc)

ConocoPhillips là công ty năng lượng Mỹ xuất khẩu dầu đầu tiên sau khi lệnh cấm được dỡ bỏ. (Ảnh: BBC)

Giá dầu thô của Mỹ rẻ hơn nhiều so giá dầu thô Brent thời điểm một năm trước - rẻ hơn tới 12 USD/thùng) nhưng tính giá dầu ở thời điểm hiện tại thì chỉ còn rẻ hơn 1-2 USD/thùng. Nên chuyên gia phân tích năng lượng Anthony Starkey tại công ty phân tích thị trường năng lượng Platts Bentek (Mỹ) nhận định sức hấp dẫn từ dầu thô của Mỹ với các nước sẽ không nhiều. Nga, Saudi Arabia vẫn chiếm phần lớn thị phần.

Trong khi đó, theo chuyên gia phân tích thị trường dầu thô Nilofar Saidi tại công ty tư vấn đầu tư năng lượng ClipperData (Mỹ), 40 năm ngưng xuất khẩu đồng nghĩa Mỹ hiện không có đủ thiết bị, khả năng để ngay lập tức trở thành một tay chơi lớn trong trò chơi xuất khẩu dầu.

Giá dầu thế giới ngày 29-1 tăng trung bình 8% lên 34 USD/thùng - mức cao nhất trong ba tuần qua. Ban đầu giá dầu tăng tới 36 USD/thùng nhưng sau đó giảm mất 2 USD vì một số nguồn tin Saudi Arabia bác bỏ khả năng OPEC cân nhắc điều chỉnh giảm sản lượng khai thác.

Nguyên nhân vì Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak đề cập khả năng Nga và các nước OPEC sẽ bàn đến khả năng giảm 5% sản lượng khai thác trong cuộc họp tháng 2 tới.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-05-2016

    IMF: Venezuela bán hơn 40 tấn vàng dự trữ trong 2 tháng
    Có thể sớm dỡ bỏ giá trần sữa
    Hội nghị thượng đỉnh G7 chính thức khai mạc tại Nhật Bản
    Thép cuộn cán nguội Việt Nam bị Malaysia áp thuế chống bán phá giá 5 năm
    Nên điều chỉnh lãi suất huy động USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 27-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 27-05-2016

    Xuất khẩu nông lâm thủy sản 5 tháng đạt gần 12,2 tỷ USD
    Doanh số bán nhà mới tháng 4 tại Mỹ tăng mạnh lên cao nhất 8 năm
    Thêm một ngân hàng thông báo bị hack 9 triệu USD
    Giá dầu lần đầu vượt mốc 50 USD/thùng sau gần 7 tháng
    Ngành thép “cầu cứu” G7 bảo vệ khỏi mối đe dọa từ Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh 27-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 27-05-2016

    BĐS còn “hưng phấn” bao lâu?
    PVN ký bản ghi nhớ với hai công ty dầu khí Mỹ
    Nợ xấu đang tăng trở lại
    Có nên giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc?
    Các ngân hàng đang có sự phân hoá về tăng trưởng

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-05-2016

    Xuất khẩu 5 tháng đầu năm tăng 6,6%, cách xa mục tiêu
    Bộ Công Thương lùi ngày ra quyết định điều tra chống bán phá giá thép mạ
    Kim ngạch xuất khẩu Hà Nội đạt hơn 4,3 tỷ USD trong 5 tháng
    Vinamilk khánh thành nhà máy sữa trị giá 23 triệu USD tại Campuchia
    Thép cuộn cán nguội bị áp thuế chống bán phá giá

  • Tin kinh tế đọc nhanh  chiều 26-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-05-2016

    FED, đừng đùa với rủi ro lãi suất
    Formosa bị truy thu, truy hoàn thuế gần 2.000 tỉ đồng
    Thêm 9 doanh nghiệp Việt vào chuỗi cung ứng cho Samsung
    Năm 2016, Eximbank sẽ bán 2.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC
    FPT Shop có thể bán cổ phần cho Alibaba?

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-05-2016

    Tài sản 10 người giàu nhất Hồng Kông tương đương 1/3 GDP
    Huawei kiện Samsung vì bằng sáng chế
    Hệ thống ngân hàng Trung Quốc cần gói cứu trợ nghìn tỷ USD
    Nokia có thể cắt giảm tới 15.000 việc làm trên toàn thế giới
    Đồ hiệu ế ẩm ở Trung Đông vì giá dầu sa sút

  • Tin kinh tế đọc nhanh 26-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 26-05-2016

    Nhập siêu trở lại trong tháng 5
    Tin tặc sẽ trỗi dậy, có thể phá sập một ngân hàng
    Hàng tỷ đô la từ Hà Nội “chảy” vào Phú Quốc
    Kiến nghị sau 2017 mới “siết tín dụng” vào bất động sản
    Một quỹ đầu tư vừa định giá Thế giới Di động lên tới 1 tỷ USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-05-2016

    Kỳ vọng xuất khẩu điện tử cán mốc 17 tỷ USD trong năm 2016
    Chính phủ mới Philippines cấm khu vực tư nhân nhập khẩu gạo
    Giám đốc AmCham: TPP thúc đẩy Việt Nam tăng tốc hội nhập
    Doanh nghiệp Việt ký hợp đồng triệu USD xuất khẩu xoài sang Hàn Quốc
    Doanh nghiệp Việt: nắm vững quy định để nâng cao sức cạnh tranh khi xuất khẩu sang EU

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-05-2016

    Xuất khẩu thủy sản duy trì tăng trưởng ổn định
    Xuất khẩu vải thiều: Hướng tới thị trường cao cấp
    Xuất khẩu mực, bạch tuộc tiếp tục giảm
    Ai Cập: Thị trường nhập khẩu chè nhiều tiềm năng
    Kim ngạch xuất khẩu đá quý, kim loại quý tăng trưởng

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-05-2016

    Nhựa Đông Á kỳ vọng đánh bạt hàng Trung Quốc giá rẻ
    Hàng công nghiệp châu Á giảm giá do lo ngại nhu cầu Nhật Bản, Trung Quốc
    Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp
    Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc trong tháng 5/2016 sẽ duy trì vững
    Bộ Công Thương và GE ký kết hợp tác phát triển điện gió