tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 04-04-2016

  • Cập nhật : 04/04/2016

Anh kêu gọi Trung Quốc cùng giải quyết cuộc khủng hoảng ngành thép

Theo phóng viên TTXVN tại London, ngày 2/4, người phát ngôn của Thủ tướng Anh David Cameron cho biết nhà lãnh đạo Anh muốn nước này và Trung Quốc cùng làm việc với nhau để giải quyết cuộc khủng hoảng thừa trong ngành thép.
nha may san xuat thep thuoc tap doan tata dat tai cang talbot, xu wales. anh: afp/ttxvn.

Nhà máy sản xuất thép thuộc tập đoàn Tata đặt tại Cảng Talbot, xứ Wales. Ảnh: AFP/TTXVN.

Thủ tướng Cameron đã trao đổi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi hai nhà lãnh đạo cùng tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về An toàn hạt nhân vừa bế mạc tại Washington (Mỹ), trong bối cảnh ngành công nghiệp thép ở "xứ sở sương mù" đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng nghiêm trọng bởi quyết định của Tập đoàn Thép Tata (Ấn Độ) bán toàn bộ doanh nghiệp tại Anh sau gần một thập kỷ hoạt động, nguyên nhân do chi phí cao và sự cạnh tranh khốc liệt của thép giá rẻ Trung Quốc.
 
Tại Anh, Tata tuyển dụng 15.000 công nhân thép và nếu tính cả lực lượng lao động liên quan thì số việc làm có thể bị tác động bởi việc Tata đóng cửa nhà máy có thể lên tới 40.000. Hiện Chính phủ Anh đang gấp rút tìm đối tác có thể mua lại các nhà máy của Tata nhưng tình hình hiện tại là "chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm".
Các nhà sản xuất thép tại Anh phải trả chi phí năng lượng và thuế xanh cao hàng đầu thế giới, nhưng chính phủ cho rằng vấn đề cốt lõi đe dọa ngành thép nước này chính là sự sụt giá thép trên thị trường toàn cầu, xuất phát từ sản lượng thép dư thừa lớn của Trung Quốc. Số liệu của Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc cho biết tổng công suất thép của nước này ước tính 1,2 tỷ tấn và còn có thể tăng hơn nữa trong năm nay. Một số nước sản xuất thép chỉ trích rằng Trung Quốc đang ráo riết vận chuyển sản phẩm thép dư thừa ra nước ngoài và bán chúng với giá thấp không chính đáng.

Năm 2015, lượng thép mà Trung Quốc xuất khẩu được là 112 triệu tấn, cao hơn gấp 10 lần sản lượng thép cả năm của Anh. Theo Cục thống kê Thép quốc tế, Anh đã nhập 826.000 tấn thép của Trung Quốc năm 2015, tăng hơn gấp đôi so với con số 361.000 tấn hai năm trước đó.

Trong một diễn biến khác cho thấy thêm khó khăn mà ngành thép Anh đang phải đối mặt, báo chí Anh cuối tuần này cũng đưa tin nhà sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc là Tập đoàn Baosteel dự kiến sẽ tăng sản lượng thêm 20% trong năm nay. Bất chấp việc Trung Quốc đang cố gắng giảm bớt sản lượng thép để tránh những chỉ trích ngày càng tăng về việc phá giá, Tập đoàn Baosteel cho biết đã sản xuất 22,6 triệu tấn thép thô trong năm 2015 và có khả năng tăng sản lượng lên 27,1 triệu tấn trong năm nay. Ngày 1/4, Trung Quốc cũng thông báo sẽ áp đặt mức thuế 46% đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu, bao gồm cả thép công nghệ cao nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu (EU). 

Châu Âu đang ngày càng “khát” khí đốt của Nga

Sản lượng khí đốt được Tập đoàn Gazprom của Nga cung cấp sang châu Âu trong quý I năm 2016 đã gia tăng đáng kể. Sự gia tăng này là sự tiếp nối cho xu hướng đã diễn ra từ năm 2015 và triển vọng gia tăng này sẽ tiếp tục diễn ra trong xu hướng dài hạn.
chau au dang ngay cang “khat” khi dot cua nga

Châu Âu đang ngày càng “khát” khí đốt của Nga

Châu Âu đang ngày càng “khát” khí đốt của Nga
 

Trong số các quốc gia châu Âu, Anh là quốc gia nhập khẩu nhiều nhất khí đốt của Nga. Theo Tổng giám đốc Gazprom A.Miller, tốc độ gia tăng nhu cầu nhập khẩu khí đốt từ Nga của Anh đã gia tăng mức kỷ lục.

Chỉ tính từ 1/1 đến 15/3 năm 2016, tốc độ gia tăng sản lượng nhập khẩu khí đốt từ Nga đã đạt 245,9% so với cùng kỳ năm 2015 (tăng thêm 3,2 tỷ mét khối), chiếm 1/3 tổng sản lượng xuất khẩu khí đốt của Gazprom ra nước ngoài.

Theo các số liệu của Gazprom, chỉ tính trong quý I năm 2016, Gazprom đã xuất khẩu 44,5 tỷ mét khối khí đốt, tăng thêm 28% so với cùng kỳ năm 2015. Tính trong tháng 3/2016, Gazprom cung cấp sang Tây Âu và Thổ Nhĩ Kỳ 14,8 tỷ mét khối khí đốt, tăng thêm 1,2 tỷ mét khối so với cùng kỳ năm 2015.

Gazprom cũng dự tính rằng các nước châu Âu sẽ tiếp tục tăng mạnh sản lượng nhập khẩu khí đốt từ Nga. Trong buổi tiếp xúc mới đây tại Paris giữa ông A.Miller với chánh văn phòng Tổng thống Pháp Jean-Pierre Jouyet và Bộ trưởng Kinh tế, Công nghiệp và Công nghệ thông tin Emmanuel Macron, hai bên đã thảo luận hợp tác Nga-Pháp trong lĩnh vực khí đốt.

Trong buổi làm việc này, ông Miller cũng nhấn mạnh rằng lượng xuất khẩu khí đốt của Nga sang Pháp tính từ đầu năm 2016 đã tăng thêm 800 triệu mét khối (tăng thêm 1,5 lần) so với cùng kỳ năm 2015.

Trong số các quốc gia châu Âu, Đức là quốc gia “lập kỷ lục” nhập khẩu khí đốt của Nga trong năm 2015, bất chấp việc giới chính trị gia nước này luôn kêu gọi hạn chế tối đa nhập khẩu khí đốt của Nga. Lượng khí đốt Đức mua của Nga năm 2015 đạt mức 142,4 tỷ mét khối, tăng thêm 12,8% so với năm 2014.

Châu Âu đang tự mâu thuẫn?

Thực tế trên cho thấy dường như đang có sự mâu thuẫn không nhỏ giữa chính sách năng lượng với những tuyên bố về chính trị của giới lãnh đạo châu Âu. Giới lãnh đạo châu Âu đã không ít lần tuyên bố muốn giảm thiểu lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga nhưng trên thực tế, lượng nhập khẩu này luôn gia tăng.

Theo nhận định của giới phân tích kinh tế, nguyên nhân của tình trạng trên là do nhu cầu khí đốt của châu Âu vẫn tiếp tục gia tăng, trong khi lượng khí đốt Mỹ có thể cung cấp cho châu Âu không đáp ứng được nhu cầu này.

Hơn nữa, châu Âu lại không có đủ các kho chứa để lưu trữ lượng khí đốt nhập khẩu từ Mỹ. Ngay cả các quốc gia vốn quyết liệt chống Nga như các nước Baltic cũng phải chấp nhận thực tế này vì việc xây dựng các kho chứa khí đốt nhập từ Mỹ quá đắt đỏ.

Theo nhà phân tích Kirril Yakovenko, nhu cầu nhập khẩu khí đốt từ Nga của châu Âu gia tăng liên tục. Theo các số liệu trong tháng 1, tháng 2 năm 2016, lượng nhập khẩu khí đốt từ Nga của châu Âu đã tăng thêm 37,5% so với cùng kỳ năm 2015.

Điều này cho thấy châu Âu, về nguyên tắc, sẽ không thể ngừng nhập khẩu khí đốt của Nga. Thời gian tới, giá khí đốt sẽ tiếp tục phụ thuộc vào giá dầu mỏ và nhiều khả năng giá dầu mỏ sẽ tiếp tục gia tăng. Do đó, việc tăng cường nhập khí đốt vào thời điểm này sẽ có lợi cho châu Âu.

tap doan xuat khau vu khi nga gazprom

Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Gazprom

.

Gazprom vẫn giữ “chiến lược hướng Đông”

Theo tính toán của các chuyên gia, trong vòng vài năm tới, Gazprom sẽ vẫn xuất khẩu khoảng 150-155 tỷ mét khối khí đốt/năm sang châu Âu bằng các đường ống cũ. Do giá thành đang ở mức thấp nên lượng xuất khẩu khí đốt sang châu Âu vẫn liên tục đạt con số kỷ lục.

Tuy nhiên, nếu như giá dầu mỏ gia tăng, giá thành khí đốt cũng sẽ tăng theo. Khi đó, châu Âu sẽ phải tính toán tìm nguồn năng lượng thay thế nên “thế độc tôn” của Gazprom có thể sẽ bị ảnh hưởng.

Chính vì vậy, hiện Gazprom vẫn đang tính toán khả năng xây dựng thêm các đường ống để gia tăng sản lượng xuất khẩu khí đốt sang châu Âu nhằm giữ “thế độc tôn” ở thị trường này nhưng nhiều khả năng việc triển khai xây dựng các đường ống “Dòng chảy phương Nam” sẽ chỉ được thực hiện khi giá dầu đạt mức gần 100 USD/thùng.

Mặc dù lượng khí đốt xuất khẩu sang phương Tây của Gazprom đang tiếp tục gia tăng nhưng nhiều khả năng tập đoàn khí đốt hàng đầu nước Nga vẫn tiếp tục thực hiện “chiến lược hướng Đông” của mình.

Tập đoàn này vẫn đang đầu tư kinh phí để xây dựng các đường ống dẫn khí đốt sang phía Đông. Gazprom hiểu rằng sự thống trị của mình trên thị trường các nước châu Âu sẽ vẫn tiếp tục được duy trì nên không cần thiết phải đầu tư nhiều tiền cho hệ thống đường ống dẫn khí sang phía Tây.

“Chiến lược hướng Đông” của Gazprom sẽ tập trung chính vào thị trường Trung Quốc. Mới đây Gazprom và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về việc cho Gazprom vay 2 tỷ Euro (tương đương 2,17 tỷ USD) để thực hiện các dự án xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc.

Gazprom đang hy vọng sẽ triển khai thực hiện thành công dự án trị giá 55 tỷ USD nhằm cung cấp khí đốt cho Trung Quốc. “Chiến lược hướng Đông” được cho là quân bài cần thiết của Gazprom nhằm sẵn sàng chuẩn bị đối phó với mọi kịch bản xấu nhất có thể xảy ra đối với thị trường châu Âu.


“Kẹt” tiền, Nga tính mạnh tay đánh thuế ngành dầu lửa

Tình hình kinh tế Nga đang xấu đi, đến nỗi điện Kremlin phải cân nhắc những chính sách không có lợi cho tương lai chỉ để vượt qua những khó khăn ở thời điểm hiện tại.
bat chap kho khan cua nen kinh te, cac cong ty dau lua cua nga den thoi diem nay van lam an kham kha - anh: reuters.

Bất chấp khó khăn của nền kinh tế, các công ty dầu lửa của Nga đến thời điểm này vẫn làm ăn khấm khá - Ảnh: Reuters.

Theo tin từ CNBC, một cuộc xung đột đang âm ỉ hình thành ở Nga khi Bộ Tài chính nước này đưa ra đề xuất đánh thuế cao hơn vào ngành công nghiệp dầu lửa nhằm hỗ trợ ngân sách. 

Kinh tế suy thoái và giá dầu ở mức thấp kéo dài đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngân sách Nga, khiến giới chức nước này tính chuyện buộc các công ty năng lượng phải nộp nhiều thuế hơn, thay vì áp dụng các biện pháp cắt giảm chi phí mạnh tay - cách làm mà Moscow lo ngại có thể gây ra những hậu quả chính trị khó lường.

Các chuyên gia cho rằng, kế hoạch tăng thuế đánh vào ngành dầu lửa có thể mang lại lợi ích tức thời cho Chính phủ Nga, nhưng sẽ gây thách thức cho ngành này cũng như triển vọng tăng trưởng kinh tế trong dài hạn của chính nước Nga.

“Việc này sẽ có ảnh hưởng trong hàng thập kỷ”, nhà phân tích cấp cao Lauren Goodrich thuộc công ty nghiên cứu địa chính trị Stratfor đánh giá. 

Theo bà Goodrich, nếu ngành năng lượng Nga không có vốn đầu tư mới trong 2 năm tới, thì nước này sẽ chứng kiến sự suy giảm kéo dài về sản lượng dầu, bởi các giếng dầu từ thời Liên Xô cũ đang cạn dần, trong khi không có giếng mới được khoan tìm để bù vào phần sản lượng đang được khai thác.

Trong bối cảnh lệnh trừng phạt khiến các công ty dầu lửa phương Tây không thể rót vốn vào Nga và nhiều nhà đầu tư Trung Quốc còn chần chừ, các công ty năng lượng Nga chỉ “dám” hy vọng duy trì sản lượng trong bối cảnh thị trường dầu lửa toàn cầu cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

“Họ thực sự cần có tiền để đầu tư, cho dù đó là vốn nước ngoài hay vốn trong nước”, bà Goodrich nói. “Điện Kremlin đang ở trong một thời điểm rất, rất khó khăn”.

Sự kết hợp giữa lệnh trừng phạt của phương Tây, giá dầu giảm sâu, chi tiêu quân sự tốn kém và chi tiêu chính phủ đã tác động mạnh đến nền kinh tế Nga. Số liệu thống kê chính thức công bố ngày 1/4 cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này giảm 3,7% trong năm 2015. Từ năm 2014 đến nay, tỷ giá đồng Rúp so với USD đã giảm khoảng 55%.

Bất chấp khó khăn của nền kinh tế, các công ty dầu lửa của Nga đến thời điểm này vẫn làm ăn khấm khá.

Do tiền thu về là USD và tiền dùng để trang trải các chi phí trong nước lại là Rúp, các công ty năng lượng Nga trụ vững hơn so với các đối thủ nước ngoài trong bối cảnh giá dầu giảm sâu. Trái lại, với chính sách thuế lũy tiến dựa trên giá dầu đối với các công ty năng lượng, Chính phủ Nga chứng kiến nguồn thu ngân sách giảm mạnh ở mức giá dầu dưới 40 USD/thùng hiện nay so với mức giá trên 100 USD/thùng trước kia.

Các chuyên gia kinh tế Nga nói thuế lũy tiến cho phép các công ty năng lượng Nga được giữ lại 1-2 USD lợi nhuận tính trên mỗi thùng dầu. Tuy nhiên, khoản lời này sẽ nhanh chóng biến mất nếu chính sách thuế mới được thông qua.

“Với mức giá dầu hiện tại và mức lợi nhuận tính trên mỗi thùng dầu như vậy, thì việc tăng thuế chẳng khác gì đổ thóc giống ra ăn”, chuyên gia cấp cao William Courtney thuộc Rand Corp. đánh giá về chủ trương tăng thuế đánh vào ngành năng lượng của Nga.

Không phải ai cũng cho rằng việc tăng thuế năng lượng sẽ ảnh hưởng xấu đến tương lai của nước Nga.

Nhà phân tích Ildar Davletshin thuộc công ty Renaissance Capital ở London cho rằng Nga sẽ chỉ tăng thuế đối với các công ty năng lượng nếu giá dầu tiếp tục ở dưới mức 50 USD/thùng. Nếu điều đó xảy ra, sự suy giảm sản lượng do giảm đầu tư sẽ chỉ ở mức vài điểm phần trăm, không có ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế Nga.

Thậm chí, ông Davletshin còn cho rằng khi sản lượng dầu của Nga giảm xuống, thì giá dầu toàn cầu có thể tăng lên, giúp nguồn thu của Chính phủ Nga được cải thiện. Với nguồn tiền đó, Nga có thể đa dạng hóa nền kinh tế, giảm bớt sự phụ thuộc vào ngành năng lượng bằng cách đầu tư vào những ngành có giá trị cao hơn.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nói kịch bản như vậy chỉ là chuyện “trong mơ”.

“Cách lập luận này không thuyết phục được tôi, bởi Nga là một nền kinh tế dầu lửa, thậm chí từ thời sa hoàng”, chuyên gia Goodrich nói.

Nhiều khả năng các công ty năng lượng Nga sẽ vận động hành lang mạnh mẽ chống lại việc tăng thuế, nhưng Chính phủ Nga có thể sẽ thuyết phục họ bằng cách mở cánh cửa độc quyền tài nguyên hoặc hậu thuẫn trong cuộc cạnh tranh thâu tóm. 

Theo các chuyên gia, cho dù điều gì xảy ra, thì vấn đề tăng thuế năng lượng sẽ đặc biệt “nóng” ở Nga trong mùa thu năm nay, khi nước này tiến hành các cuộc thảo luận về ngân sách năm 2017.

Hàng loạt cổ phiếu bị đưa vào diện bị cảnh báo, kiểm soát

Trong 2 ngày 31/3 và 1/4/2016, Cả 2 Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã liên tục đưa ra thông báo về các cổ phiếu bị đưa vào diện bị cảnh báo hoặc bị kiểm soát.

Cổ phiếu bị tạm ngừng giao dịch/ bị đưa vào diện bị kiểm soát

-Cổ phiếu VOS của CTCP vận tải Biển Việt Nam bị tạm ngừng giao dịch và đưa vào diện bị kiểm soát từ ngày 7/4/2016 do LNST chưa phân phối cuối năm 2014 và LNST ghi nhận về cho cổ đông công ty mẹ năm 2015 đều là số âm, HoSE sẽ thông báo cổ phiếu VOS được giao dịch trở lại dưới dạng bị kiểm soát khi xem xét giải trình của đơn vị.

-Cổ phiếu NVT của CTCP BĐS Du lịch Ninh Vân Bay bị đưa vào diện bị kiểm soát và tạm ngừng giao dịch từ ngày 7/4/2016 do LNST chưa phân phối đến cuối năm 2014 và LNST ghi nhận về cho cổ đông công ty mẹ năm 2015 đều là số âm. Cổ phiếu NVT sẽ được HoSE thông báo về việc giao dịch trở lại khi Sở xem xét giải trình của công ty.

-Cổ phiếu IDJ của CTCP Đầu tư Tài chính Quốc tế và Phát triển Doanh nghiệp được đưa ra khỏi diện bị cảnh báo và chuyển sang diện bị kiểm soát từ ngày 5/4/2016 do công ty đã khắc phục được nguyên nhân chứng khoán bị đưa vào diện bị cảnh báo trước đó.

-Cổ phiếu CYC của CTCP Gạch men Chang Yih bị đưa vào diện bị kiểm soát và tạm ngừng giao dịch từ 7/4/2016 do LNST năm 2014 và 2015 đã kiểm toán của công ty là số âm. HoSE sẽ thông báo ngày cổ phiếu CYC được giao dịch trở lại dưới dạng bị kiểm soát khi xem xét giải trình của công ty.

Cổ phiếu bị đưa vào diện bị cảnh báo

-Cổ phiếu SMC của CTCP Đầu tư Thương mại SMC bị đưa vào diện bị cảnh báo từ ngày 7/4/2016 do LNST của cổ đông công ty mẹ năm 2015 và LNST chưa phân phối đến hết ngày 31/12/2015 là số âm.

-Cổ phiếu VRC của CTCP Xây lắp và Địa ốc Vũng Tàu bị đưa vào diện bị cảnh báo từ ngày 8/4/2016 do LNST năm 2015 là số âm, và LNST chưa phân phối cả năm dương 2,9 tỷ đồng.

-Giữ nguyên diện bị cảnh báo đối với Cổ phiếu RIC của CTCP Quốc tế Hoàng Gia và cổ phiếu LCM của CTCP Chế biến khoáng sản Lào Cai do chưa khắc phục được nguyên nhân chứng khoán bị đưa vào diện cảnh báo trước đó.

Cổ phiếu được đưa ra khỏi diện bị cảnh báo

-Ngoài ra, cổ phiếu SJS của CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và KCN Sông Đà được đưa ra khỏi diện bị cảnh báo từ ngày 5/4/2016 và cổ phiếu UDC của CTCP Xây dựng và Phát triển Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được đưa ra khỏi diện bị cảnh báo từ ngày 4/4/2016.


Jones Lang LaSalle: Giá căn hộ tại Hà Nội sẽ tiếp tục tăng

Jones Lang LaSalle: Giá căn hộ tại Hà Nội sẽ tiếp tục tăng
Lượng nhà ở mở bán mới trong quý I/2016 tại Hà Nội đạt xấp xỉ 10.000 căn, tăng 13% so với quý IV/2015.

Công ty TNHH Jones Lang LaSalle Vietnam (JLL) vừa đưa ra báo cáo nghiên cứu của mình về thị trường bất động sản Hà Nội quý 1/2016.

Theo công ty này, đã có xấp xỉ 10.000 căn hộ được bán ra từ các chủ đầu tư địa ốc trong 3 tháng đầu năm. Nguồn cung mới này tăng 13% so với thời điểm cuối năm 2015.

Trong đó, phân khúc bình dân và trung cấp chiếm lần lượt 43% và 50%.

Quận Thanh Xuân và Quận Nam Từ Liêm là 2 khu vực có lượng căn hộ bán ra thị trường nhiều nhất lần lượt vào khoảng 2000 căn và trên 1600 căn.

Lượng căn hộ được bán ra trong quý khá tốt, tỷ lệ hấp thụ đạt khoảng 80%. Trong đó, quận Hoàng Mai tiếp tục dẫn đầu với lượng bán 1.850 căn, theo sau là các quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm với khoảng 1.100 căn/quận.

Giá bán căn hộ trong quý tăng khoảng 1-5%. Tại một số dự án hoàn thiện đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi có trị giá đến 1-3% giá trị căn hộ.

Những dự án đang xây dựng có mức tăng bình quân cao nhất khoảng 1,8%.

Theo dự báo của công ty này, trong 3 quý còn lại của năm 2016, lượng bất động sản nhà ở hoàn thành mới dự kiến đạt 16.000 căn với phân khúc bình dân và trung cấp tiếp tục chiếm đại đa số.

Lượng cầu cũng được dự báo là sẽ tiếp tục diễn biến tích cực trong năm 2016 và giá bán dự kiến sẽ còn tăng thêm.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-04-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-04-2016

    ​Giá nhà tăng trong quý I/2016
    USD tiếp tục giảm do giới đầu tư điều chỉnh theo sự thận trọng của Fed
    IFC rót 50 triệu USD vào Dragon Capital
    Công ty Panama giúp khách hàng trốn thuế như thế nào
    Tăng trưởng không phải là tất cả

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 05-04-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 05-04-2016

    Các đồng tiền châu Á tăng giá mạnh
    Chính sách mới ảnh hưởng xấu đến kinh tế Thái Lan
    10 triệu xe tự hành ra đường năm 2020
    Doanh nghiệp xuất nhập khẩu kinh doanh gas phải có tối thiểu 40 đại lý
    Kinh tế Hàn Quốc loạng choạng vì Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh 05-04-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 05-04-2016

    Việt - Hàn nâng kim ngạch thương mại song phương lên 70 tỷ USD
    Cá tra nguyên liệu không còn để cung cấp cho nhà máy
    Rủi ro khi đầu tư đất vùng ven chờ tăng giá
    Cổ phiếu Eximbank bị đưa vào diện cảnh báo
    Dự án thép hơn 8.000 tỷ nằm chờ nhà thầu Trung Quốc 4 năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-04-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-04-2016

    Vốn ngoại vẫn kỳ vọng ở Việt Nam
    Nhu cầu vàng trang sức đang tăng mạnh
    Tỷ giá tiếp tục ổn định trong phiên đầu tuần
    Khi DN vàng trang sức… ngại báo cáo
    Hàng Việt cần tận dụng thị trường Hồng Kông

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-04-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-04-2016

    Thế giới vẫn ưa chuộng USD
    12 tỷ USD cho chuỗi dự án điện khí ở Kiên Giang và Cần Thơ
    Arab Saudi chỉ đóng băng sản lượng nếu Iran tham gia
    Trung Quốc đẩy mạnh mua gạo Việt
    Sầu riêng, thanh long tăng giá nhờ Trung Quốc 'ăn' nhiều

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 04-04-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 04-04-2016

    Nợ xấu của nhiều ngân hàng lớn Trung Quốc tăng mạnh
    Doanh nghiệp lo “xộ khám” vì cách tính thuế của Bộ Tài chính
    Cho vay bất động sản tăng mạnh, ngân hàng giảm đầu tư vào trái phiếu chính phủ
    BIDV được chấp thuận mở chi nhánh tại Myanmar với mức vốn 85 triệu USD
    Argentina phải thua “quỹ kền kền”

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 03-04-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 03-04-2016

    Ả Rập Saudi lập quỹ đầu tư đủ sức mua Apple, Google, Microsoft
    Fitch Ratings giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm 5 ngân hàng Việt Nam
    Đồng USD suy yếu bất chấp báo cáo kinh tế khởi sắc
    “Ông lớn” tài chính Nhật rót hàng tỷ yên vào “đại gia” chứng khoán Việt
    Năm 2015, 10.000 triệu phú rời nước Pháp

  • Tin kinh tế đọc nhanh 03-04-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 03-04-2016

    “Nợ công và trả lãi đang bào mòn ngân sách với tốc độ rất lớn!”
    Vết gợn trong báo cáo việc làm tháng 3 của Mỹ
    Kinh tế Trung Quốc hồi sinh qua chỉ số PMI
    Nhiều lô hàng thủy sản xuất khẩu bị Nhật Bản cảnh báo
    68% doanh nghiệp thiếu nhân viên kinh doanh

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-04-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-04-2016

    Ngân hàng méo mặt với trích lập dự phòng rủi ro
    PMI Việt Nam tăng lên 50,7 điểm trong tháng Ba
    Bổ sung 2 dự án vào quy hoạch ngành hóa chất và phân bón
    Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam đứng thứ hai tại châu Á
    Công ty Trung Quốc thâu tóm nhà sản xuất sữa lớn nhất Australia

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-04-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-04-2016

    Rủi ro toàn cầu có thể ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ
    Porsche: Lợi nhuận tăng 25%
    Theo dõi sát tình hình sản xuất, xuất khẩu gạo
    Viettel và Sony sẽ triển khai giải pháp thẻ thông minh
    Hãng hàng không SkyViet sắp ra đời từ công ty gốc VASCO