Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 40 tỷ USD vào năm 2020
Thụy Sĩ ủng hộ Việt Nam ký FTA với khối EFTA
Vốn rút ra khỏi Trung Quốc trong 3 tháng qua tương đương GDP Hy Lạp
Tổng thống Venezuela giành kiểm soát Ngân hàng Trung ương
Thủ tướng Nhật tuyên bố sắp thoát giảm phát
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-01-2016
- Cập nhật : 05/01/2016
Sản xuất Việt Nam đã vượt qua điểm tệ nhất
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Nikkei - một chỉ số khái quát tình trạng sản xuất Việt Nam, đã vượt lên 51,3 điểm trong tháng 12, so với mức 49,4 điểm của tháng 11. Yếu tố hỗ trợ cho tăng trưởng của lĩnh vực này là số lượng đơn đặt hàng mới tăng lần đầu tiên trong 4 tháng khi nhu cầu khách hàng được cải thiện. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tăng trở lại vào tháng 12, với mức tăng mạnh đầu tiên kể từ tháng 5."Có thể nhận thấy cảm giác nhẹ nhõm khi PMI của Việt Nam tăng trở lại lên trên ngưỡng 50 điểm trong tháng 12 vì điều này cho thấy giai đoạn yếu kém gần đây ở cả trong nước và khu vực đã vượt qua thời điểm tồi tệ nhất. Điểm đặc biệt tích cực trong kỳ khảo sát mới nhất là số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã tăng trở lại sau sáu tháng giảm liên tục", Andrew Harker, chuyên gia tại Markit, công ty thu thập kết quả khảo sát bình luận.
Đơn đặt hàng mới tăng dẫn đến tăng sản xuất trong tháng, sau khi không thay đổi vào tháng 11. Dù vậy, báo cáo cho biết vẫn có bằng chứng cho thấy năng lực sản xuất dự phòng tại các nhà sản xuất đã giảm lần thứ 6 trong vòng 7 tháng qua.
Việc làm cũng tăng trở lại vào tháng cuối của năm. Giá cả đầu vào tiếp tục giảm, chủ yếu là do giá dầu đi xuống. Điều này kéo theo giá cả đầu ra giảm mạnh trong kỳ khảo sát mới nhất.
"Năm 2015 là năm hỗn hợp của lĩnh vực sản xuất, với mức tăng trưởng mạnh trong nửa năm đầu và sau đó là chậm lại và đình trệ trong nửa năm sau. Các công ty hy vọng nhu cầu tiếp tục tăng lên trong năm 2016", Markit cho hay.
Xuất siêu sang Mỹ lên tới 25,5 tỉ USD
Theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước đạt 162,4 tỉ USD, tăng 8,1% so với năm ngoái.
Trong đó, xuất khẩu qua Mỹ đạt 33,5 tỉ USD, tăng 17% so với năm 2014, trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào thị trường Mỹ tăng cao như điện thoại và linh kiện (tăng 87,4%), dệt may, giày dép, điện tử, máy tính… Trong khi đó, nhập khẩu từ Mỹ ước tính khoảng 8 tỉ USD, giúp xuất siêu qua thị trường này lên tới 25,5 tỉ USD.
Với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Bộ Công Thương dự báo kim ngạch xuất khẩu qua thị trường này sẽ tiếp tục tăng mạnh, nhất là các mặt hàng chủ lực như dệt may, da giày...
Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại đa biên - Bộ Công Thương, cho biết những năm qua, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào khu vực Đông Á, trong đó mức thâm hụt thương mại là rất lớn. Năm 2014, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc gần 30 tỉ USD, Hàn Quốc gần 14 tỉ USD… Nếu không có một số thị trường xuất siêu lớn để bù đắp lại như Mỹ, EU thì ảnh hưởng rất lớn đến cán cân thương mại trong nước.
Với TPP, Chính phủ kỳ vọng các mặt hàng có thuế suất giảm về 0% sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, nâng mức xuất siêu từ Mỹ cao hơn. “Hàng dệt may, dù doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ phải chịu thuế nhập khẩu từ 17%-25% nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng trưởng mạnh. Đến khi TPP giảm thuế nhập khẩu hàng dệt may Việt vào Mỹ về 0% thì sẽ càng nâng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước” - ông Khanh nói.
Lượng hồ sơ giao dịch nhà đất tăng đột biến
Nhiều khu vực phía đông TP.HCM tại Q.2, Q.9 giao dịch đất nền tăng mạnh so với thời điểm đầu năm 2015, lượng hồ sơ cũng tăng đột biến tại cơ quan thuế.
Theo đại diện Chi cục Thuế Q.2, thời gian gần đây số lượng hồ sơ chuyển nhượng nhà đất trên địa bàn Q.2 tăng chóng mặt do các dự án mở bán tại khu vực này càng nhiều. Có ngày cơ quan thuế nhận đến 200-300 hồ sơ chuyển nhượng, ngày ít nhất cũng phải 80-90 hồ sơ, trong đó phần lớn là chuyển nhượng chung cư và đất nền.
Nhân viên thuế làm ngoài giờ, thậm chí cả ngày nghỉ mới có thể giải quyết hết số lượng hồ sơ. Số thuế thu được từ chuyển nhượng nhà đất tại Q.2 cũng tăng gấp đôi so với năm 2014.
Tương tự tại khu vực Q.9, hồ sơ chuyển nhượng nhà đất cũng tăng do nhiều nguyên nhân: hệ số K được giảm xuống, đồng thời thị trường địa ốc ấm lại khiến nhiều người quyết định chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp lên đất ở, sau đó phân lô bán nền.
Số lượng này rất nhiều khiến nhân viên bộ phận trước bạ “quá tải”, phải làm việc đến 7-8g tối mới kịp tiến độ.
Ghi nhận của Tuổi Trẻ cho thấy khu vực Thạnh Mỹ Lợi (Q.2), khu Đỗ Xuân Hợp (Q.9) giao dịch đất nền tăng đột biến do đang tận hưởng sự phát triển nóng của hạ tầng.
Ông Hoàng Tiến Minh, chủ sàn giao dịch bất động sản Đất Phương Nam (Q.2), cho biết lượng giao dịch tại riêng khu Thạnh Mỹ Lợi đang tăng lên 20-30% so với đầu năm, nhiều nền đất vừa rao bán đã có người hỏi mua, dù mức giá ở đây đã tăng 5-10%, lên mức 35 - 90 triệu đồng/m2.
Giao dịch nhà đất khu vực Đỗ Xuân Hợp, xa lộ Hà Nội (Q.9) cũng tăng mạnh nhờ có các tuyến hạ tầng như tuyến cao tốc Long Thành - Dầu Giây, tuyến đường song hành và tuyến metro chạy dọc xa lộ Hà Nội.
Theo ông Đỗ Huy Hùng - chủ sàn bất động sản Đức Lộc, giá một số dự án khu vực này bị đẩy lên 30%, thậm chí lên gấp đôi so với năm ngoái nhưng lượng giao dịch vẫn tăng cao. “Nếu đất nền trong dự án tăng 5 thì đất riêng lẻ và nhà phố trong dân cũng được giao dịch mạnh hơn so với năm 2014” - ông Hùng nói.
Cuối tuần qua, Công ty bất động sản Him Lam Land mở bán 145 lô đất nền trong dự án Him Lam Phú Đông (nằm trên tuyến đường Phạm Văn Đồng).
Giá bán mỗi nền từ 2 tỉ đồng (đã VAT). Chủ đầu tư này cho biết riêng trong ngày đầu mở bán đã có 350 khách hàng đặt mua sản phẩm đất nền và đến nay có 477 khách hàng đặt mua.
Khi luật chơi không còn là bảo hộ
Chỉ khi doanh nghiệp nâng cao hiểu biết, kiến thức và kỹ năng thì năng lực nội tại của họ mới vững mạnh, khả năng sáng tạo, đổi mới của họ mới phát huy....
Hội thảo bắt đầu lúc 9g ngày 28-12-2015, nhưng 8g30 đã thấy 50 doanh nghiệp vừa và nhỏ của Malaysia có mặt đông đủ.
Họ là những doanh nghiệp đã trải qua vòng tuyển chọn để được tham gia chương trình Doanh nghiệp đổi mới & hội nhập (BIT - Business in transformation) của Chính phủ Malaysia. Chương trình có mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước này trước thềm hội nhập.
Cũng tương tự như Việt Nam, Malaysia có khoảng 97% số lượng doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tương đương 645.136 doanh nghiệp (Việt Nam có khoảng 600.000 doanh nghiệp). Họ cũng đi lên từ gốc doanh nghiệp gia đình, gặp nhiều hạn chế và khó khăn như Việt Nam mình vậy.
Nói về cơ hội bước ra thế giới với tư duy không dừng lại ở 30 (Malaysia 30 triệu dân), mà là tư duy 600 (600 triệu - dân số cộng đồng kinh tế ASEAN - AEC), tư duy 800 (800 triệu - dân số cộng đồng kinh tế TPP) hay tư duy toàn cầu, họ cho rằng tư duy đã xác định rồi nhưng kiến thức và kỹ năng quản trị doanh nghiệp còn kém lắm.
Tôi hơi sững người một chút. Ngồi đây trước mắt tôi là những chủ doanh nghiệp có từ 30 - 100 chi nhánh nhượng quyền, có doanh nghiệp đã ký được một hoặc hai hợp đồng nhượng quyền ra nước ngoài như Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Indonesia, Úc...
Vậy mà họ rất tự nhiên và thật tình nói với tôi rằng năng lực của mình còn kém lắm. Họ chăm chú lắng nghe, ghi chép, đặt câu hỏi. Rồi họ tranh cãi, bàn luận theo nhóm về cách áp dụng những gì mình vừa học vào thực tế quản trị doanh nghiệp.
Họ đứng lên trình bày và phản biện về những hành động thực tiễn mà mình cần triển khai cho doanh nghiệp ngay sau hai ngày hội thảo. Có một nguồn năng lượng thật dồi dào, thật chất chứa trong từng cử chỉ, câu nói, tiếng cười từ những doanh nghiệp trẻ này.
Là người Việt Nam duy nhất trong căn phòng vỡ òa năng lượng tương lai ấy, tự nhiên tôi thấy hiển hiện trong mình những thứ cảm xúc rất khác nhau. Tự hào vì mình là người Việt đang chia sẻ kiến thức cho những doanh nghiệp quốc tế của tương lai. Lo lắng vì nghĩ đến 600.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang loay hoay trước thềm hội nhập.
Điều đáng lo ngại nhất, theo khảo sát của Học viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS - Institute of South East Asian Studies), 76% doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam không biết gì về AEC, và 63% cho rằng việc thành lập AEC này chẳng có ảnh hưởng gì đến họ.
Ở đây, ngày 28 và 29-12-2015, có 50 doanh nghiệp vừa và nhỏ của Malaysia đang nhận ra sự kém cỏi về kiến thức và kỹ năng của bản thân mình, đang gấp rút nâng cấp năng lực nội tại để bước ra thế giới. Họ hỏi tôi đâu là thị trường cần vươn ra trước nhất.
Tôi trả lời chính là thị trường AEC. Rồi họ sẽ vươn ra. Rồi họ sẽ bước vào thị trường Việt Nam theo tiến độ chúng tôi đã vẽ trên bản đồ phát triển. Không ảnh hưởng sao? Sân chơi không còn là Việt Nam. Luật chơi không còn là bảo hộ.
Tại hội thảo quốc tế về nhượng quyền quốc tế diễn ra ở Kuala Lumpur hồi tháng 5-2015, đại diện của bộ tài chính nước bạn cũng trình bày rất rõ rằng để tăng năng lực cạnh tranh kinh tế của quốc gia, họ sẽ đầu tư vào nguồn nhân lực.
Chỉ khi doanh nghiệp nâng cao hiểu biết, kiến thức và kỹ năng thì năng lực nội tại của họ mới vững mạnh, khả năng sáng tạo, đổi mới của họ mới phát huy.
Đó mới chính là sự phát triển bền vững. Chính phủ Malaysia có chủ đích rất rõ ràng khi bỏ tiền tài trợ để nâng cao kiến thức và kỹ năng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Malaysia trên con đường dài trong một sân chơi mới.
Sản xuất bao bì tại Công ty bao bì Nam Thái Sơn (KCN Cát Lái, TP.HCM) - Ảnh: T.T.D.Giá dầu có thể tạo đáy mới trong năm 2016
Tổng giám đốc tập đoàn dầu khí sừng sỏ thế giới BP dự đoán giá dầu có thể sẽ tạo thêm đáy mới trong năm 2016 - Ảnh: Reuters
Tổng giám đốc tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới BP (Anh) hôm 3.1 cảnh báo giá dầu sẽ tiếp tục tạo thêm những mức giá thấp kỷ lục trong năm 2016.