tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-01-2016

  • Cập nhật : 05/01/2016

Tỷ giá bắt đầu theo cơ chế mới

Từ 4/1, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu công bố tỷ giá trung tâm VND so với USD thay tỷ giá bình quân liên ngân hàng - một cơ sở để các nhà băng xác định giá mua, bán.

Từ hôm nay (4/1), Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố tỷ giá trung tâm của VND với USD cũng như tỷ giá tính chéo của VND với một số ngoại tệ khác hằng ngày. Tỷ giá trung tâm của VND với USD ngày 4/1 - ngày đầu tiên áp dụng cơ chế tỷ giá mới - là 21.896 đồng (đắt hơn tỷ giá bình quân liên ngân hàng trước đây 6 đồng).

ty gia trung tam ngay giao dich dau nam 2016 theo co che moi tang 6 dong so voi truoc day. anh: anh quan.

Tỷ giá trung tâm ngày giao dịch đầu năm 2016 theo cơ chế mới tăng 6 đồng so với trước đây. Ảnh: Anh Quân.

Tỷ giá trung tâm của VND với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố hằng ngày là cơ sở để các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép thực hiện hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối xác định tỷ giá mua - bán. Như vậy, mới mức tỷ giá trung tâm ngày 4/1 này, các nhà băng được mua bán đôla ở mức giá sàn là 21.239 đồng, giá trần là 22.553 đồng.

Tỷ giá trung tâm được xác định trên cơ sở tham chiếu diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của một số đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với Việt Nam, các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, cách thức điều hành mới cho phép tỷ giá biến động linh hoạt hàng ngày theo diễn biến cung cầu ngoại tệ trong nước, biến động trên thị trường thế giới, nhưng vẫn đảm bảo vai trò quản lý của nhà điều hành theo định hướng điều hành chính sách tiền tệ.

Việc công bố tỷ giá trung tâm là bước đi tiếp theo trong các biện pháp đồng bộ được nhà điều hành thực hiện nhằm nâng cao vị thế của VND, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Không chỉ vậy, cơ quan quản lý cũng cho biết, sẽ thực hiện đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ, sẵn sàng bán ngoại tệ khi cần thiết để ổn định thị trường ngoại tệ và tỷ giá trong biên độ cho phép.


20% người giàu trên sàn chứng khoán đến từ doanh nghiệp địa ốc

97 gương mặt trong danh sách 500 người giàu nhất trên sàn chứng khoán là cổ đông của các doanh nghiệp bất động sản, trong khi đại diện của các công ty xây dựng cũng chiếm khoảng 8%.

Sau danh sách 100 cá nhân, 50 phụ nữ và 30 gia đình có tài sản lớn,VnExpress và đối tác cung cấp dữ liệu - Công ty CP chứng khoán VNDIRECT tiếp tục gửi tới bạn đọc thống kê giá trị cổ phiếu sở hữu của 500 người giàu nhất trên sàn năm 2015, nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện, khách quan nhất về tài sản của cổ đông, lãnh đạo các doanh nghiệp trong một năm nhiều biến động của thị trường.

Theo giá đóng cửa phiên ngày 31/12/2015, tổng tài sản cổ phiếu của 500 người giàu nhất sàn năm qua đạt trên 102.900 tỷ đồng, tương đương 4,5 tỷ USD và tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng Top 100 đã sở hữu khối tài sản hơn 83.653 tỷ đồng, tăng 2,3% so với cùng kỳ.

Năm nay, tài sản của nhiều đại gia công nghệ, ôtô, địa ốc… ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ. Nhờ thị trường bất động sản ấm lại, giá trị chứng khoán của cổ đông các doanh nghiệp trong nhóm này tăng nhanh. Thống kê trong Top 500 cho thấy có tới 97 đại diện của các doanh nghiệp đầu tư bất động sản.

Người giàu nhất sàn năm nay cũng là một đại gia trong lĩnh vực này - Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng - khi năm thứ 6 liên tiếp giữ vị trí quán quân, với tài sản tiến gần mốc 1,1 tỷ USD (24.332 tỷ đồng). Tổng tài sản của vợ ông là bà Phạm Thu Hương và em gái là Phạm Thuý Hằng - 2 Phó chủ tịch của doanh nghiệp - cũng vượt gần 7.000 tỷ.Top 20 người giàu nhất cũng có nhiều đại gia địa ốc góp mặt với tài sản hàng nghìn tỷ đồng: Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức, ông Nguyễn Văn Đạt - Chủ tịch Địa ốc Phát Đạt, ông Đặng Thành Tâm - Chủ tịch Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc, Chủ tịch Tập đoàn FLC - Trịnh Văn Quyết…

dai dien cac doanh nghiep bat dong san tiep tuc chiem uu the trong danh sach nam nay. (chi tiet) anh: a.d

Đại diện các doanh nghiệp bất động sản tiếp tục chiếm ưu thế trong danh sách năm nay. (Chi tiết) Ảnh: A.D)

Ngoài "ngành nóng" địa ốc, Top 500 còn có sự hiện diện của 30 doanh nhân thép, 36 đến từ lĩnh vực thực phẩm, 12 đại diện doanh nghiệp ôtô, 40 của các công ty xây dựng công trình, 29 đại gia ngân hàng và 20 trường hợp là cổ đông các công ty nông - thuỷ sản. Một số doanh nhân hoạt động trong các ngành dịch vụ máy tính, dược phẩm, phần cứng... cũng có mặt trong danh sách năm nay.

Xét theo doanh nghiệp Tập đoàn Hòa Phát (Mã CK: HPG), Tập đoàn Vingroup (Mã CK: VIC) và Tập đoàn FPT (Mã CK: FPT) là 3 đơn vị đóng góp nhiều đại diện nhất cho danh sách với 7-10 gương mặt. Về địa phương, TP HCM là nơi có nhiều đại gia công bố đăng ký thường trú nhất với 119 đại diện. Tiếp theo là Hà Nội với 78 doanh nhân, Hải Phòng (6), Đồng Nai (6), Đà Nẵng (4), An Giang (11)...

2015 cũng là năm ấn tượng của các doanh nhân trẻ trên sàn chứng khoán: Nguyễn Ngọc Huyền My, con gái Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai - Nguyễn Thị Như Loan có tổng tài sản hơn 200 tỷ đồng. Ông Trầm Trọng Ngân – con trai đại gia Trầm Bê cũng có tài sản trên 994 tỷ đồng, nhờ cổ phần sở hữu tại Sacombank, Nguyễn Thái Nga – con gái Thứ trưởng Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cũng sở hữu tài sản cổ phiếu 213 tỷ đồng. Ngoài ra, Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh - con gái bà Nguyễn Thị Mai Thanh có tài sản trên 100 tỷ đồng, con gái ông Đặng Thành Tâm là Đặng Nguyễn Quỳnh Anh cũng sở hữu 131 tỷ đồng…

Để góp mặt trong Top 500 năm nay, cá nhân cần có tài sản chứng khoán tối thiểu l8,65 tỷ đồng, cao hơn nhiều mức 15,4 tỷ đồng năm ngoái. Người xếp ở vị trí thứ 500 là ông Đặng Quang Hạnh, anh trai ông Đặng Thành Tâm - Chủ tịch Kinh Bắc.

Đa phần người giàu trên sàn chứng khoán hiện nắm quyền quản trị hoặc điều hành tại doanh nghiệp niêm yết, còn lại là các cổ đông lẻ hoặc người thân của lãnh đạo công ty. Bên cạnh đó, danh sách cũng có sự góp mặt của nhiều doanh nhân có quốc tịch Hàn Quốc, Đài Loan, Australia… Chốt lại năm 2015, Việt Nam có 431 triệu phú chứng khoán (có tài sản từ một triệu USD trở lên).

Là năm thứ 10 liên tiếp công bố danh sách Người giàu trên sàn chứng khoán, VnExpress cũng nhận được sự hợp tác số liệu từ Công ty CP chứng khoán VNDIRECT trong năm thứ 6 liên tiếp, với thông tin được tập hợp từ công bố của gần 700 doanh nghiệp đang niêm yết tại 2 Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP HCM.

Trên cơ sở những dữ liệu nêu trên, VnExpress đã liên hệ với bộ phận quản lý cổ đông của các doanh nghiệp qua email để xác minh, nhằm đảm bảo độ chính xác cao nhất đối với thông tin công bố. Bên cạnh đó, trong gần 12 tháng qua, thị trường chứng khoán cũng chứng kiến một số trường hợp lãnh đạo doanh nghiệp chuyển cổ phần từ sở hữu cá nhân sang cho công ty riêng quản lý. Với những trường hợp này, VnExpress đã tiến hành xác minh, đánh giá quan hệ sở hữu để các danh sách cuối cùng phản ánh đầy đủ nhất tài sản chứng khoán của các cá nhân.


Trung Quốc đang khát dầu

Nhu cầu không thể thỏa mãn của Trung Quốc là điểm sáng hiếm hoi những người lạc quan vào giá dầu có thể trông chờ trong năm nay.

Theo khảo sát của Bloomberg với các chuyên gia năng lượng, nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới có thể nhập thêm 8% dầu từ nước ngoài năm 2016, nâng mức mua trung bình lên 7,2 triệu thùng mỗi ngày. Trong 11 tháng đầu năm ngoái, con số này trung bình là 6,63 triệu thùng. Hồi tháng 4, sức mua lên kỷ lục với 7,4 triệu thùng.

Viễn cảnh Trung Quốc tiếp tục hấp thụ dầu dư thừa trên thế giới đang khiến nhà đầu tư kỳ vọng vào việc giá dầu phục hồi từ đáy 11 năm. Quốc gia này năm ngoái đã vài lần vượt Mỹ thành nước mua dầu nhiều nhất thế giới. Họ đang tận dụng việc giá dầu lao dốc gần 2 năm nay để tích trữ phòng trường hợp khẩn cấp. Nhu cầu cũng đang ngày càng tăng khi chính phủ Trung Quốc nới lỏng các quy định để cho phép các nhà máy lọc dầu tư nhân nhập khẩu."Trung Quốc tăng nhập dầu thô sẽ là yếu tố hỗ trợ thị trường. Nó sẽ giải quyết tình trạng dư cung nửa đầu năm 2016", Eugene Lindell - nhà phân tích tại JBC Energy dự báo.

trung quoc se con tiep tuc tang nhap dau trong nam nay. anh: business times

Trung Quốc sẽ còn tiếp tục tăng nhập dầu trong năm nay. Ảnh: Business Times

Tháng trước, giá dầu thô Brent đã xuống đáy 11 năm do lo ngại dư cung khi Trung Đông và Mỹ cạnh tranh thị phần. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tăng sản xuất lên cao nhất hơn 3 năm hồi tháng 11. Trong khi đó, Mỹ cũng gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu đã áp dụng suốt 40 năm qua. Còn Iran cũng lên kế hoạch bơm 500.000 thùng ra thị trường mỗi ngày sau khi các lệnh cấm vấn quốc tế bị gỡ bỏ.

Giới phân tích dự báo Trung Quốc có thể tăng gấp rưỡi số kho dự trữ dầu chiến lược năm nay, để hoàn thành mục tiêu tích đủ lương dầu tương đương 100 ngày nhập khẩu từ nay đến năm 2020. Giữa năm 2015, con số này mới đạt 25 ngày.

Nhập khẩu dầu thô để dự phòng khẩn cấp có thể tăng gấp đôi lên 230.000 thùng một ngày năm nay, Chi Zhang - nhà phân tích tại Barclays nhận định. Trung Quốc đã dự trữ 26,1 tỷ m3, tương đương 191 triệu thùng hồi giữa năm 2015.

Các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc đóng góp gần một phần ba công suất chế biến của nước này. 13 trong số đó đã được cấp quyền nhập khẩu tổng cộng 55 triệu tấn, tương đương 18% tổng nhập khẩu hàng năm của quốc gia. Đây là một phần chiến lược khuyến khích đầu tư tư nhân và thúc đẩy kinh tế của Trung Quốc.

3 nhà máy lọc dầu tư nhân được phép nhập khẩu lớn nhất đều cho biết sẽ tận dụng hết quyền này năm nay. Shandong Dongming Petrochemical Group tiết lộ đã có kể hoạch sử dụng toàn bộ quyền nhập khẩu 7,5 triệu tấn. Panjin North Asphalt Fuel và Baota Petrochemical Group cho biết cũng sẽ nhập khẩu lần lượt 7 triệu và 6,1 triệu tấn năm 2016.


Chứng khoán châu Á giảm mạnh phiên đầu năm

Giá cổ phiếu ở châu Á giảm mạnh trong ngày đầu tuần 4-1, nguyên nhân chủ yếu do dấu hiệu tiêu cực từ kinh tế Trung Quốc, theo trang tin tài chính MỹMarket Watch.

Chỉ số của nhựa Thượng Hải giảm 3,4%, nhựa Thâm Quyến giảm 4,5%, chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 2,1%. Trong khi đó, chỉ số Nikkei của Nhật giảm 2,6%, chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 1,6%.

nhan vien giao dich nu mac trang phuc truyen thong tai trung tam chung khoan tokyo (nhat) ngay 4-1.

Nhân viên giao dịch nữ mặc trang phục truyền thống tại Trung tâm Chứng khoán Tokyo (Nhật) ngày 4-1.

Market Watch nhận định sự giảm sâu này là do hoạt động sản xuất của Trung Quốc tiếp tục không gượng đà suy yếu vì khan hiếm cầu và giá giảm. Chỉ số quản lý sức mua Caixin của Trung Quốc giảm còn có 48,2% vào tháng 12-2015, so với 48,9% hồi tháng 11-2015. 

Theo Giám đốc điều hành công ty môi giới chứng khoán Haitong International Securities (Singapore) Andrew Sullivan, hiện hy vọng về các biện pháp hỗ trợ kinh tế của chính phủ Trung Quốc ngày càng tăng.

Đầu ngày 4-1, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã thiết lập tỉ giá đồng nhân dân tệ trong ngày là 6,5032 nhân dân tệ/1 USD - mức thấp nhất kể từ năm 2011.

Tỉ giá ngày 31-12-2015 là 6,4936 nhân dân tệ/1 USD. Các nhà giao dịch cho rằng tỉ giá đồng nhân dân tệ sẽ còn tiếp tục giảm. 

Ngày giao dịch tiền tệ 4-1 tại Trung Quốc sẽ được kéo dài đến 11 giờ 30 tối (giờ địa phương) thay vì 4 giờ 30 chiều hằng ngày.

Tỉ giá đồng tiền một số nước châu Á cũng giảm. Đồng won của Hàn Quốc và đồng rupiah của Indonesia đều giảm 0,8% so với ngày giao dịch cuối cùng năm 2015.

Tại Úc, trong khi chỉ số S&P/ASX200 giảm 0,3% thì chỉ số của các cổ phiếu năng lượng lại tăng 2,8%, nguyên nhân vì giá dầu tăng lên hơn 38 USD/thùng. 

Lý giải điều này, Market Wacth cho rằng do giá dầu thô trong ngày 4-1 đã tăng 2,7% sau việc Saudi Arabia cắt quan hệ ngoại giao với Iran ngày 3-1 phản ứng với việc Iran tấn công đại sứ quán Saudi Arabia tại Iran phản đối Saudi Arabia hành hình một tu sĩ nổi tiếng người Shiite.

Trong ngày, giá vàng tăng chút ít 0,2%, nằm ở mức 1.061 USD/ounce.


Năm 2015, Việt Nam thu hút bốn dự án tỉ đô

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), năm 2015 tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới và tăng thêm gần 23 tỉ USD, tăng 12,5% so với năm 2014.

Đây là năm đầu tiên trong vòng bảy năm kể từ năm 2008 Việt Nam thu hút được lượng vốn FDI lớn như vậy. Vào năm 2008, vốn FDI thu hút được đạt con số kỷ lục là hơn 64 tỉ USD. Từ đó cho đến năm 2015, vốn FDI vào Việt Nam chững lại với trung bình khoảng 15-17 tỉ USD/năm.

Năm 2015 có bốn dự án tỉ đô được cấp phép. Một là dự án Công ty Samsung Display Việt Nam với số vốn đầu tư tăng thêm là 3 tỉ USD ở Bắc Ninh. Hai là dự án Nhà máy điện Duyên Hải 2 với tổng vốn đầu tư là 2,4 tỉ USD do Công ty Janakuasa Sdn. Bhd - Malaysia đầu tư tại tỉnh Trà Vinh. Ba là dự án Công ty TNHH Liên doanh TP Đế Vương tổng vốn đầu tư là 1,2 tỉ USD do Công ty Cổ phần Bất động sản Tiến Phước và Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái liên doanh với nhà đầu tư Denver Power Ltd - Vương quốc Anh dự án đầu tư tại TP.HCM vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản. Bốn là dự án nhà máy sản xuất giấy của Công ty TNHH Cheng Loong Bình Dương Paper với tổng vốn đầu tư 1 tỉ USD do nhà đầu tư Samoa đầu tư tại Khu công nghiệp Bình Dương với mục tiêu sản xuất giấy công nghiệp và giấy tiêu dùng.

Trong năm 2015 nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 51 tỉnh, thành phố, trong đó Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,5 tỉ USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư đăng ký. TP.HCM đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,3 tỉ USD, chiếm 14,6%. Bình Dương đứng thứ ba với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 2,9 tỉ USD, chiếm 13% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Trà Vinh và Đồng Nai với tổng vốn đầu tư lần lượt là 2,5 tỉ USD và 1,9 tỉ USD.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục