Cảnh giác với thông tin thương lái Trung Quốc mua cá tra quá lứa
Phó Thủ tướng Nga: “FTA giữa EAEU - Việt Nam có hiệu lực vào mùa hè 2016”
Hàng Thái: Từ đầu tư đến thương mại
Doanh nghiệp phải mua khống hoá đơn khi quảng cáo qua Google
“Gần đại công trường như Trung Quốc, không ngành nào Việt Nam có thể trụ được”
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-12-2015
- Cập nhật : 04/12/2015
Sẽ xem lại việc khống chế số doanh nghiệp xuất khẩu gạo
Thứ trưởng Bộ Công thương khẳng định sẽ xem xét điều chỉnh lại các quy định về xuất khẩu gạo trước thực tế nhiều doanh nghiệp muốn xin xuất khẩu gạo nhưng không được do vướng quy hoạch của Bộ Công thương.
Bộ Công thương vừa chính thức công bố những vấn đề về quy định xuất khẩu gạo.
Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương khẳng định sẽ xem xét điều chỉnh lại các quy định về xuất khẩu gạo trước thực tế nhiều doanh nghiệp muốn xin xuất khẩu gạo nhưng không được do vướng quy hoạch của Bộ Công thương.
Theo đó, ông Đỗ Thắng Hải cho biết trước đây, do nhiều doanh nghiệp không có kho tàng, không có cơ sở chế biến, không kinh doanh chuyên sâu ngành lương thực, chỉ tham gia xuất khẩu khi thị trường thuận lợi vẫn tham gia xuất khẩu gạo nên khi họ ký được hợp đồng mới tổ chức thu mua, gây bất ổn thị trường. Từ đó, dẫn tới tình trạng tới mùa thu hoạch nếu thị trường khó khăn, nông dân lại rơi vào tình cảnh “được mùa, rớt giá”.
Vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2010, Bộ Công thương cũng ban hành thông tư khống chế số lượng doanh nghiệp được xuất khẩu gạo (đến 2015 chỉ ổn định số lượng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo đảm bảo tối đa 150 đầu mối.
Từ sau năm 2015 điều chỉnh số lượng đầu mối phù hợp với mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo và diễn biến tình hình sản xuất và thị trường).
Bên cạnh đó, có tiêu chí kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo được quy hoạch luôn trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Thái Bình, Hưng Yên…
Tuy nhiên, thực tế hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo thời gian qua, có một số doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng gạo đặc sản, chất lượng cao mà việc đầu tư xây dựng ngay kho chứa, cơ sở xay xát ở quy mô lớn sẽ không hiệu quả và rủi ro.
Một vài doanh nghiệp tại một số địa phương không nằm trong vùng quy hoạch (như Nghệ An, Hà Nam, Ninh Bình) cũng muốn đầu tư, xây dựng kho chứa, cơ sở xay, xát thóc.
Thực tế, theo các chuyên gia, nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo, nếu quản lý tốt thì không có hại. Tuy nhiên, ông Đỗ Thắng Hải chỉ cho biết trước những vấn đề thực tiễn phát sinh, Bộ Công Thương chỉ “xin ghi nhận những ý kiến này và sẽ rà soát, đánh giá để đề xuất những giải pháp xử lý, điều chỉnh phù hợp”.
Định hướng, ông Hải nêu sẽ tạo thuận lợi, phát huy tối đa năng lực sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp và đáp ứng yêu cầu công tác điều hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Hải quan và doanh nghiệp bất đồng về mã số thuế
Vụ doanh nghiệp sữa bị truy thu thuế, Tổng cục Hải quan sẽ báo cáo Bộ Tài chính về phản ảnh của tám doanh nghiệp sữa liên quan đến việc áp mã sản phẩm
Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 2-12, ông Dương Phú Đông, cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan (Tổng cục Hải quan), cho biết sẽ báo cáo Bộ Tài chính về phản ảnh của tám doanh nghiệp (DN) sữa liên quan đến việc áp mã sản phẩm, đồng thời khẳng định cơ quan hải quan thực hiện theo quy định của biểu thuế.
“Theo phản ảnh của DN, chất béo của bơ và chất béo của sữa là một mặt hàng. Tuy nhiên, biểu thuế quy định đây là hai dòng hàng khác nhau. Chất béo của bơ là dòng hàng có mức thuế nhập khẩu 5%, còn chất béo của sữa là một dòng hàng khác với mức thuế nhập khẩu 15%” - ông Đông nói.
Cũng theo ông Đông, Bộ Công thương cho biết đây là hai sản phẩm có quy trình sản xuất khác nhau, Thái Lan cũng quy định đây là hai dòng hàng. Đặc biệt, dù nhập khẩu chất béo của sữa có tên tiếng Anh và hồ sơ chứng từ đều là chất béo của sữa, nhưng DN khai báo tờ khai tiếng Việt lại ghi là chất béo của bơ. Như vậy, khai báo tên tiếng Anh và tiếng Việt là chưa chuẩn.
Tuy nhiên, trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều DN ngành sữa không đồng tình với quan điểm của Tổng cục Hải quan.
“Chúng tôi không tự phân loại được mã HS (mã sản phẩm) mà căn cứ theo quy chuẩn CODEX của Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm quốc tế mà VN là thành viên cấp chính phủ, Quy chuẩn quốc gia VN, đồng thời căn cứ trên bản chất thành phần hàm lượng béo tương đương 99,8% và hàm lượng ẩm dưới 0,1% nó chính là dầu bơ có nguồn gốc từ sữa với mã HS là 0405.90.10” - một DN cho biết.
Ngay Tổng cục Hải quan nhiều lần gửi thông báo cho các DN đều khẳng định Anhydrous milkfat thuộc mã HS 0405.90.10 trong danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu VN. Chưa kể, cơ quan chuyên ngành VFA và Bộ Công thương cũng trả lời các DN bằng văn bản rằng: hai sản phẩm Anhydrous milkfat và Anhydrous butterfat là một. Vì vậy, nếu nói đây là hai mã hàng khác nhau là không hợp lý.
Trước đó, trong văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính, các DN sữa khẳng định hai sản phẩm “chất béo khan của bơ” và “chất béo khan từ sữa” về bản chất là như nhau với hàm lượng béo khoảng 99,8% và hàm lượng ẩm từ 0,1% trở xuống. Do đó, việc áp dụng mã số theo hai dòng riêng biệt là không đúng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của DN.
ĐBSCL còn tiềm năng lớn về kinh tế nông nghiệp
ĐBSCL còn tiềm năng lớn về kinh tế nông nghiệp và còn có thể đưa tiềm năng này ở quy mô lớn hơn, hiệu quả hơn, đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.
Tại buổi làm việc với Ban chỉ đạo Tây Nam bộ chiều 2-12, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã yêu cầu các bộ ngành và địa phương ở ĐBSCL phải khai thác tối đa thế mạnh của vùng để đưa vùng tiến tới mốc mới về tăng trưởng, thu nhập người dân cao hơn…
Chủ tịch nước cho rằng ĐBSCL còn tiềm năng lớn về kinh tế nông nghiệp và còn có thể đưa tiềm năng này ở quy mô lớn hơn, hiệu quả hơn, đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập sâu rộng. Vùng lưu ý trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần ứng dụng khoa học kỹ thuật nhiều hơn, trong đó đặc biệt quan tâm tới những mô hình hay, mang lại hiệu quả cao nhưng chưa đại trà.
Xung quanh kiến nghị của Ban chỉ đạo Tây Nam bộ về đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng cho vùng, Chủ tịch nước cho rằng trách nhiệm đầu tư hạ tầng huyết mạch cho vùng là của trung ương, nhưng trong bối cảnh điều kiện hạ tầng còn khó khăn thì các tỉnh thành ở ĐBSCL cần tạo điều kiện tốt về thủ tục hành chính để bù vào khó khăn của mình, vì nếu không thì nhà đầu tư sẽ tìm đến vùng khác.
Chi trả nợ gấp hơn 2 lần số thu từ bán dầu thô
Trong 11 tháng, Việt Nam chi trả nợ và viện trợ 142.400 tỉ đồng, trong khi số thu từ 15,28 triệu tấn dầu thô được 60.500 tỉ đồng.
Ngày 2-12, Bộ Tài chính cho biết tính đến hết tháng 11-2015, tổng thu nội địa từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 642.700 tỉ đồng, vượt kế hoạch cả năm 0,6%.
Đóng góp cho thành tích này là 10 khoản thu đã đạt và vượt mục tiêu đặt ra. Cụ thể thuế bảo vệ môi trường đạt 186%; thuế sử dụng đất nông nghiệp đạt 154,5% do tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu lên 300% từ ngày 1-5-2015; các khoản thu về nhà, đất đạt 143,1%; lệ phí trước bạ đạt 127,8%...
Còn thu từ dầu thô, theo Bộ Tài chính, lũy kế 11 tháng đạt 60.570 tỉ đồng, bằng 65,1% dự toán. Sản lượng dầu thanh toán 11 tháng ước đạt xấp xỉ 15,28 triệu tấn, bằng 103,4% kế hoạch năm.
Sở dĩ số thu từ dầu thô giảm mạnh là do giá dầu thanh toán bình quân đạt khoảng 57 USD/thùng, giảm 43 USD/thùng so giá dự toán.
Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 11 tháng ước xấp xỉ 152.300 tỉ đồng, bằng 87% dự toán.
Như vậy, tính đến nay, tổng thu cân đối 11 tháng đạt khá với 860.000 tỉ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2014, bằng 94,4% kế hoạch đặt ra năm 2015.
Còn về thực hiện chi ngân sách nhà nước, trong 11 tháng qua, ngân sách đã chi 1.015.000 tỉ đồng, tăng 7,4% so cùng kỳ năm 2014.
Trong đó chi đầu tư phát triển đạt 151.900 tỉ đồng; chi trả nợ và viện trợ 142.400 tỉ đồng, tăng 10,9% so cùng kỳ năm 2014; chi kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hành chính 712.500 tỉ đồng, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Về cân đối ngân sách giữa số thu và số chi, Bộ Tài chính cho hay bội chi ngân sách nhà nước 11 tháng qua hay nói cách khác là chi vượt thu xấp xỉ 155.600 tỉ đồng, bằng 69% kế hoạch được giao.
GDP tăng 1% nhưng thiệt hại do môi trường bị tàn phá đến 3%
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường, hậu quả của BĐKH đang ảnh hưởng đến an ninh lương thực, nguồn nước, cuộc sống của nhân dân các nước trên thế giới.
Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân và các đại biểu, chức sắc tôn giáo thả chim bồ câu tại hội nghị bảo vệ môi trường. (Ảnh do MTTQ cung cấp)
Ở Việt Nam, Đảng, Nhà nước đã có các chủ trương, chính sách đúng đắn về ứng phó với BĐKH. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang đối mặt với những thách thức lớn về tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường. “Theo cảnh báo của một số chuyên gia về môi trường, trong 10 năm tới, GDP của Việt Nam có thể tăng gấp đôi. Nhưng nếu không quan tâm đúng mức đến bảo vệ môi trường thì khi GDP tăng 1% nhưng những thiệt hại do môi trường bị tàn phá gây ra có thể lên đến 3%. Chính vì vậy, bên cạnh phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường phải là mục tiêu cơ bản của phát triển bền vững” - Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân nói.
Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân tin tưởng qua hội nghị này vai trò của các tôn giáo ở Việt Nam sẽ được phát huy trong việc tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH.