tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Thị trường xuất khẩu hạt tiêu 9 tháng đầu năm 2018

  • Cập nhật : 30/10/2018

 9 tháng đầu năm 2018, lượng hạt tiêu xuất khẩu của cả nước đạt 192.902 tấn, tương đương 634,68 triệu USD.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 9/2018 cả nước xuất khẩu 17.481 tấn hạt tiêu, thu về 50,65 triệu USD, giảm 22% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 8/2018. Giá hạt tiêu xuất khẩu tháng 9 giảm 2,3%, đạt 2.897,6 USD/tấn.

Cộng chung trong cả 9 tháng đầu năm 2018, lượng hạt tiêu xuất khẩu của cả nước đạt 192.902 tấn, tương đương 634,68 triệu USD, tăng nhẹ 6,4% về lượng nhưng kim ngạch giảm mạnh 34,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu giảm mạnh 38,4%, đạt trung bình 3.290,2 USD/tấn.

Xuất khẩu hạt tiêu trong 9 tháng đầu năm nay sang gần như toàn bộ các thị trường bị sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ. Trong đó, xuất sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ sụt giảm mạnh nhất 38,6% về lượng và giảm 61,5% về kim ngạch, đạt 2.401 tấn, tương đương 6,65 triệu USD. Ngoài ra, xuất khẩu còn giảm mạnh ở các thị trường như: U.A.E giảm 33,4% về lượng và giảm 59,3% về kim ngạch, đạt 8.048 tấn, tương đương 23,56 triệu USD; Bỉ giảm 23,2% về lượng và giảm 57,9% về kim ngạch, đạt 378 tấn, tương đương 1,58 triệu USD; Tây Ban Nha giảm 24,7% về lượng và giảm 53,3% về kim ngạch, đạt 2.057 tấn, tương đương 7,06 triệu USD.

Chỉ có 2 thị trường vẫn đạt được mức tăng cả về lượng và kim ngạch đó là: Singapore tăng 116% về lượng và tăng 22% kim ngạch, đạt 1.685 tấn, tương đương 5,52 triệu USD; Ba Lan tăng 96,9% về lượng và tăng 24,7% kim ngạch, đạt 1.534 tấn, tương đương 5,22 triệu USD.

Mỹ là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại hạt tiêu của Việt Nam, đạt 34.179 tấn, trị giá 120,86 triệu USD, chiếm 17,7% trong tổng lượng hạt tiêu xuất khẩu của cả nước và chiếm 19% trong tổng kim ngạch, tăng 7,2% về lượng nhưng giảm 35,2% về kim ngạch so với 9 tháng đầu năm 2017. Giá hạt tiêu xuất sang thị trường này giảm mạnh 39,6%, chỉ đạt 3.536,2 USD/tấn.

Ấn Độ - thị trường lớn thứ 2 chiếm gần 9% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước, đạt 16.968 tấn, tương đương 53,69 triệu USD, tăng trưởng 30,6% về lượng nhưng kim ngạch giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất khẩu giảm mạnh trên 37%, chỉ đạt 3,164 USD/tấn.

Hạt tiêu xuất sang thị trường Pakistan chiếm trên 4% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước, đạt 8.828 tấn, trị giá 27,86 triệu USD, tăng 17,7% về lượng nhưng giảm 29,5% về kim ngạch. Giá xuất khẩu giảm mạnh trên 40% so với cùng kỳ,  đạt 3.156,4 USD/tấn.

Xuất khẩu sang Đức đạt 6.466 tấn, trị giá 24,54 triệu USD, tăng 2,8% về lượng nhưng giảm 37,2% về kim ngạch. Xuất khẩu sang U.A.E giảm mạnh 33,4% về lượng và giảm 59,3% về kim ngạch, đạt 8.048 tấn, tương đương 23,56  triệu USD.

Xuất khẩu hạt tiêu 9 tháng đầu năm 2018

Thị trường

9T/2018

+/-so với cùng kỳ (%)*

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng cộng

192.902

634.677.344

6,42

-34,43

Mỹ

34.179

120.863.014

7,22

-35,18

Ấn Độ

16.968

53.686.987

30,59

-17,99

Pakistan

8.828

27.864.399

17,71

-29,52

Đức

6.466

24.535.548

2,75

-37,22

U.A.E

8.048

23.563.697

-33,38

-59,31

Hà Lan

5.373

22.954.525

6,8

-29,46

Ai Cập

6.994

18.940.500

-3,45

-41,66

Thái Lan

4.284

17.411.520

18,05

-27,24

Anh

3.597

14.954.000

7,63

-34,34

Hàn Quốc

3.829

13.455.030

-8,79

-46,12

Nhật Bản

2.268

11.004.776

27,34

-26,54

Philippines

3.902

10.331.894

16,44

-26,19

Nga

3.548

9.920.544

-7,17

-47,39

Canada

2.056

7.861.590

-0,24

-35,31

Pháp

2.232

7.670.012

29,47

-26,1

Nam Phi

2.066

7.661.547

5,19

-33,69

Australia

1.742

7.290.870

11,74

-23,71

Tây Ban Nha

2.057

7.060.716

-24,65

-53,28

Thổ Nhĩ Kỳ

2.401

6.650.168

-38,62

-61,5

Singapore

1.685

5.519.133

116,03

22,04

Ba Lan

1.534

5.215.292

96,92

24,7

Ukraine

1.701

4.966.402

60,93

-0,14

Malaysia

957

3.607.311

-5,43

-40,11

Italia

790

2.900.046

-7,06

-44,39

Kuwait

457

1.603.687

10,39

-31,46

Bỉ

378

1.575.400

-23,17

-57,86

(Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục